Điều kiện Incoterms khi xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu công ty tnhh xnk trần lê đến năm 2020 (Trang 74 - 78)

Các mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH XNK Trần Lê chủ yếu bằng đường biển. Trước năm 2012 do công ty còn chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu nên chỉ xuất theo giá FOB như các doanh nghiệp XNK khác. Kể từ năm 2012 đến nay, công ty đã nhận ra được lợi ích của việc xuất khẩu theo điều kiện CFR và CIF nên tất cả các hợp đồng sau này hoàn toàn theo điều kiện loại C. Phương thức thanh toán 2010 2011 2012 2013 2014

L/C 200,000 65,890 452,500 272,500 446,700

Tổng kim ngạch NK 200,000 65,890 452,500 272,500 446,700

60

Bảng 2-11: Giá trị và tỷ trọng các điều kiện Incoterms được áp dụng trong hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH XNK Trần Lê từ năm 2010 đến năm 2014

(ĐVT: USD) Điều kiện Incoterms 2010 2011 2012 2013 2014 FOB Giá trị 3,040,362 3,266,799 0 0 0 Tỷ trọng 100% 100% 0% 0% 0% CIF Giá trị 0 0 1,794,827 2,661,968 3,125,186 Tỷ trọng 0% 0% 35% 38% 34% CFR Giá trị 0 0 3,282,867 4,265,036 6,063,418 Tỷ trọng 0% 0% 65% 62% 66% Kim ngạch XK 3,040,362 3,266,799 5,077,694 6,927,004 9,188,604

(Nguồn: Phòng XNK công ty TNHH XNK Trần Lê, ngày 05/04/2015)

Lợi ích của việc áp dụng điều kiện Incoterms loại C so với loại F trong xuất khẩu: Thứ nhất, nguồn thu ngoại tệ gia tăng: Đối với điều kiện nhóm C người bán chịu trách nhiệm về chi phí nhiều hơn nhóm F nên giá bán với điều kiện nhóm C bao giờ cũng cao hơn nhóm F nên nguồn thu ngoại tệ sẽ gia tăng.

Thứ hai, tạo điều kiện cho các công ty vận tải ở Việt Nam phát triển: trong thời gian qua, các công ty vận tải của Việt Nam phát triển chưa mạnh so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… nguyên nhân chủ yếu là do “cầu” chưa tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F thì sẽ “cầu” tất yếu sẽ gia tăng, vì đối với nhóm C, nhà xuất khẩu chịu chi phí vận tải chính nên chủ yếu sẽ thuê các công ty vận tải ở Việt Nam vận chuyển. Khi đó các công ty vận tải có cơ hội để phát triển mạng lưới vận tải quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của công ty vận tải ở Việt Nam trên thị trường thế giới.

61

Thứ ba, tạo điều kiện để các công ty bảo hiểm ở Việt Nam phát triển: mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta tăng liên tục nhưng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển còn thấp.

Thứ tư, tạo thêm việc làm cho người lao động: đối với điều kiện nhóm C sẽ góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện để các công ty vận tải, bảo hiểm... ở Việt Nam phát triển. Khi đó các công ty vận tải hoặc bảo hiểm sẽ thuê thêm lao động. Hơn nữa, để thực hiện điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu cần có thêm cán bộ giỏi về nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm. Do đó, việc lựa chọn điều kiện nhóm C, các nhà xuất khẩu Việt Nam góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.

Thứ năm, nhà xuất khẩu chủ động trong việc giao hàng: đối với điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nên biết rõ thời gian nào các phương tiện vận tải sẵn sàng nhận hàng nên có thể chủ động trong việc thu gom và tập kết hàng hóa. Trong khi đó nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm F, nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉ định và đôi khi chậm trễ có thể làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho.

Bảng 2-12: Giá trị và tỷ trọng các điều kiện Incoterms được áp dụng trong hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH XNK Trần Lê từ năm 2010 đến năm 2014

(ĐVT: USD) Điều kiện Incoterms nhập khẩu 2010 2011 2012 2013 2014

CFR Giá trị 80,000 0 176,000 0 0 Tỷ trọng 40% 0% 39% 0% 0% CIF Giá trị 120,000 65,890 276,500 272,500 446,700 Tỷ trọng 60% 100% 61% 100% 100% Tổng kim ngạch NK 200,000 65,890 452,500 272,500 446,700

62

Bảng 2.12 cho thấy trong thời kỳ 5 năm, công ty hoàn toàn sử dụng điều kiện loại C để nhập khẩu. Tất cả hợp đồng mua máy móc thiết bị đều được áp dụng điều kiện CIF, từ năm 2013 thì tất cả các hợp đồng nhập khẩu đều áp dụng điều kiện Incoterms này. Tuy nhiên, việc nhập khẩu bằng giá CFR hay CIF đều không loại bỏ bớt rủi ro cho doanh nghiệp nhập khẩu so với FOB. Theo Incoterms, nhập khẩu theo điều kiện CIF – Cost, Insurance & Freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) hay theo điều kiện CFR – Cost and Freight (tiền hàng và cước phí) sẽ không giảm thiểu rủi ro cho nhà nhập khẩu so với khi nhập theo điều kiện FOB – Free On Board (giao hàng lên boong tàu). Vì lẽ cả điều kiện CFR, CIF và FOB giống nhau ở chỗ rủi ro được chuyển từ người bán qua người mua ngay sau khi hàng qua lan can tàu; chỉ có khác nhau là trách nhiệm chi ph . Theo CFR thì người bán phải chịu chi phí vận chuyển tới cảng đến, còn CIF thì người bán phải chịu thêm chi phí bảo hiểm hàng hóa so với CFR. Nhập theo điều kiện CFR/CIF tiềm ẩn rủi ro cho nhà nhập khẩu. Do người xuất khẩu được quyền lựa chọn hãng vận chuyển và hãng vận chuyển này có thể hùa theo người xuất khẩu để lừa dối người nhập khẩu. Ví dụ như ký lùi vận đơn (bill of lading) hay chưa nhận hàng hoặc hàng chưa lên tàu mà phát hành vận đơn để hòng làm bằng chứng cho nhà nhập khẩu phải trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu (khi điều kiện thanh toán quy định trả ngay sau khi giao hàng). Hay như rủi ro tiềm ẩn là người bán sẽ chọn hãng vận tải giá r , và theo quy luật “tiền nào, của nấy”, dịch vụ cũng kém theo mức độ r , thời gian chuyển tải dài ngày. Trong khi nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB thì người nhập khẩu chủ động chọn hãng vận tải, do vậy biết rõ lịch trình lô hàng và có những quyết định phù hợp. Công ty Trần Lê mua keo dán ở Malaysia là thị trường nói tiếng Anh nên việc chủ động thuê hãng tàu và mua bảo hiểm là không quá khó. Bên cạnh đó, công ty có phó giám đốc Lê Hằng Nga, là người từng có thời gian sống và làm việc ở Đâì Loan khá lâu nên việc nhập máy móc thiệt bị bằng giá FOB và công ty chủ động liên hệ hãng tàu, mua bảo hiểm vẫn không phải là vấn đề khó.

63

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu công ty tnhh xnk trần lê đến năm 2020 (Trang 74 - 78)