Chính phủ tạo hành lang pháp lý và các chính sách phát triển thị trường

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu công ty tnhh xnk trần lê đến năm 2020 (Trang 129)

công cụ phái sinh

Ngày nay, nền kinh tế đất nước đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường hoàn thiện, mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hoá, các luồng vốn được tự do chảy vào và chảy ra khỏi Việt Nam… Các nhà lập chính sách về thị trường tài chính cần sớm đề xuất và triển khai hệ thống chính sách khuyến khích phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh bên cạnh thị trường chính thức như thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán.

Thị trường công cụ phái sinh bao gồm cả phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất và phái sinh hàng hóa để giúp cho các doanh nghiệp XNK nói chung có nhiều sự lựa chọn.

4.3.3. X y dựng thị trường tài chính hiện đại

Việc xây dựng thị trường tài chính hiện đại là giải pháp có tính tiên quyết và đột phá đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế một cách bền vững. Thị trường tài chính không phát triển thì vấn đề huy động vốn, đầu tư trong và ngoài nước không thể phát triển. Hơn nữa, thị trường tài chính không phát triển theo hướng hiện đại thì không thể hội nhập quốc tế một cách chủ động và có hiệu quả.

Trong một thị trường tài chính hiện đại, các yếu tố liên quan tới hoạt động quản lý rủi ro giá cả tài ch nh như thị trường các các sản phẩm phái sinh và các tổ chức tham gia cần được chú trọng phát triển để đảm bảo thị trường cũng như nền kinh tế được phát triển một cách đồng bộ, tương hỗ cho nhau và bền vững. Cụ thể cần chú ý đảm bảo các yếu tố sau:

 Hiện đại và đảm bảo t nh tương th ch với các thị trường khu vực và quốc tế.

 Đảm bảo tính thống nhất, tương hỗ lẫn nhau giữa các thị trường: giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; giữa các thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau, thị trường hoán đổi và thị trường quyền chọn; giữa thị trường tài chính với các thị trường khác.

115

 Đảm bảo sự đa dạng, đồng bộ và có tính cạnh tranh lành mạnh giữa các yếu tố của thị trường: các sản phẩm tài chính, các tổ chức tham gia thị trường, các phương thức giao dịch và với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

 Tạo cơ chế và hỗ trợ để hiện đại hoá hệ thống thông tin kinh tế - tài chính, nhất là phân hệ thu thập, phân tích, dự báo và đề xuất các quyết định quản lý rủi ro giá cả tài chính.

Mở cửa thị trường các công cụ tài ch nh phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho hép một số ngân hàng làm th điểm. Có thể nói “th điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gạt lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên không kh bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài ch nh có đủ các điều kiện có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.

116

KẾT LUẬN

Mặc dù không ai mong muốn nhưng rủi ro vẫn luôn song hành và tồn tại trong cuộc sống nói chung và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới đang có nhiều bất ổn như hiện nay. Công ty luôn mong muốn sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất trong thời gian cho phép nhưng đạt doanh thu cao nhất và tỷ suất sinh lợi là tối đa, nghĩa là hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra.

Qua việc phân tích rủi ro tài chính tại công ty TNHH XNK Trần Lê, có thể thấy rằng rủi ro tài chính của công ty còn cao. Đề tài đã nêu ra được thực trạng rủi ro tài chính của công ty TNHH XNK Trần Lê trong giai đoạn 2010-2014, nguyên nhân chính là do biến động lãi suất, tỷ giá cũng như các loại chi ph còn cao. Đề tài cũng chỉ ra những hạn chế trong các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiện tại của công ty, đâu là nguyên nhân của những hạn chế đó để giúp công ty khắc phục. Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm trước mắt giải quyết những vấn đề hạn chế trong phòng ngừa rủi ro tài chính hiện tại của công ty và sau đó là các giải pháp giúp công ty phòng ngừa rủi ro sẽ đến. Dù giải pháp đưa ra là gì đi chăng nữa, thì quan trọng nhất vẫn là thái độ của ban giám đốc với các rủi ro tài chính.

Mặc dù còn nhiều hạn chế, như đề tài chưa bao quát hết tầm vĩ mô, các giải pháp đưa ra còn mang t nh cá nhân của tác giả, nhưng tác giả hi vọng đề tài này có thể giúp cho công ty TNHH XNK Trần Lê có cái nhìn tổng quan về những rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tương lai.

117

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình, sách tham khảo

1. Đỗ QuốcDũng (2015). Nghiệp vụ ngoại thương. NXB Tài Chính.

2. Trần Văn Hòe (2009). Tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế. NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

3. Nguyễn Minh Kiều (2014). Quản trị rủi ro tài chính. NXB Tài Chính

4. Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB Thống Kê.

5. Đoàn Thị Hồng Vân (2013). Quản trị rủi ro và khủng hoảng. NXB Lao động Xã hội.

6. Đoàn Thị Hồng Vân (2013). Quản Trị Xuất Nhập Khẩu. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Ch Minh.

7. Báo cáo tài ch nh công ty TNHH XNK Trần Lê giai đoạn 2010-2014

Websites

1. Tổng cục Thống Kê, Giải thích hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê định kỳ

hoạt động xuất,

www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=13066

2. Tổng cục Hải Quan Việt Nam, 2015, Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hóa của Việt NAm giai đoạn 1996-2013:

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=3 76&Category=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20chuy%C3%AAn% 20%C4%91%E1%BB%81&Group=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u% 20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA

118

3. Tổng cục Hải Quan Việt Nam. Thống kê Hải Quan. Retrieved from http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ChiTieuThongKeTong Hop.aspx

4. Thư viện học liệu mở Việt Nam. https://voer.edu.vn/

5. Chính phủ, Dự thảo thông tư. Hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh. www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/docs/1098266.DOC

6. Thư viện pháp luật http://thuvienphapluat.vn/ 7. World bank http://www.worldbank.org/

8. FxTop, Historical Exchange Rate http://fxtop.com/en/historical-exchange- rates.php

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu công ty tnhh xnk trần lê đến năm 2020 (Trang 129)