Rủi ro biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu công ty tnhh xnk trần lê đến năm 2020 (Trang 103)

3.1.3.1. Rủi ro biến động giá cả nguyên vật liệu

Đánh giá cơ cấu chi ph trong năm 2014 của công ty TNHH XNK Trần Lê như sau: Chi ph nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao, trên 67% trong giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng 12% một phần do đặc thù ngành nên tỷ trọng này tương đối thấp do công ty nâng cấp dần hệ thống máy móc hướng tới tự động hóa. Khấu hao TSCĐ chiếm 1% là một con số thấp so với các công ty chế biến nói chung, nguyên nhân là do máy móc thiết bị còn sử dụng dịch vụ bên ngoài gia công một khối lượng hàng (khoảng 25%) do đơn đặt hàng vượt quá năng lực máy móc. Chi phi khác là 20% bao gồm các dịch vụ thuê ngoài này.32

Để có thể đánh giá đúng hơn mức độ rủi ro mà chi phí mang lại cho doanh nghiệp, chúng ta cần đánh giá thông qua các tỷ số hoạt động. Việc phân loại chi phí sẽ rất cần thiết để cung cấp một kết quả đang tin cậy, cách phân loại chi phí quan trọng nhất là căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu. Theo cách phân loại này, ta có thể tạm phân chia như sau:

Biến phí là khoản chi phí biến động khi doanh nghiệp sản xuất, gồm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (bao gồm nguyên vật liệu chính và phụ liệu): nguyên vật liệu chính gồm có gỗ, lõi gỗ; phụ liệu bao gồm dây đai, keo dán, các loại hóa chất… d ng trong chế biến sản phẩm. Chi ph lương là phần chi phí phát sinh rất phức tạp trong thực tế, phạm vi đề tài không phân tích chi tiết và cụ thể nên tạm chia chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào giá vốn hàng bán sẽ xem như biến ph . Còn lương bộ phận quản lý doanh nghiệp là định phí vì phần chi phí này tương đối t thay đổi theo nhu cầu sản xuất hoặc doanh thu, chi ph này tăng chủ yếu do doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí cố định, dù doanh nghiệp có sản xuất hay không đều phải chịu phần chi phí này. Cách phân loại này nhìn chung chỉ ở mức tương đối, bởi thực tế có nhiều loại chi phí phát sinh rất phức tạp nên khó mà phân biệt được định phí và biến phí một cách rõ ràng.

89

Ta xem xét ảnh hưởng của chi ph đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua đòn bẩy hoạt động DOL. Đòn bẩy hoạt động được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).

Bảng 3-8: Đòn bẩy hoạt động DOL của công ty TNHH Trần Lê từ năm 2010 đến năm 2014 (ĐVT: VND) KHOẢN M C 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh thu thuần 60,822,271,336 85,026,564,132 111,954,476,993 162,333,991,639 210,823,154,942 Tổng Chi phí 54,645,385,681 75,229,203,935 93,057,658,300 142,951,507,669 183,832,353,594 Chi ph cố định 1,963,652,623 2,863,997,300 3,494,076,706 4,542,299,718 5,904,989,633 Chi ph biến đổi 52,681,733,058 72,365,206,635 89,563,581,594 138,409,207,951 177,927,363,961 EBIT 6,176,885,655 9,797,360,197 18,896,818,693 19,382,483,970 26,990,801,348 DOL 1.32 1.29 1.18 1.23 1.22

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH XNK Trần Lê, ngày 21/04/2015)

Đòn bẩy hoạt động của công ty Trần Lê trong 5 năm luôn dương và tương đối ổn định ở mức 1.2. Độ lớn DOL trong năm 2010 bằng 1.32 cũng có nghĩa là khi doanh thu tăng lên hay giảm xuống 1% thì EBIT cũng tăng lên hay giảm xuống 1.32%. Những năm sau đó, DOL giảm dần điều đó có nghĩa là sản lượng đang dần tăng lên, hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, đồng nghĩa với việc hạ thấp mức rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp phải gánh chịu.

Trong phần chi phí nguyên vật liệu thì gỗ chiếm 93%, còn 10% là các nguyên vật liệu khác. Tất cả gỗ nguyên liệu đều được công ty mua trong nước, chủ yếu là bạch đàn (Eucalyptus). Công ty ngoài tiến hành mua gỗ về sản xuất còn mua lại ván lạng từ những xưởng sản xuất nhỏ l để về tiến hành phân loại, việc mua lại ván lạng này giúp công ty tiết kiệm thời gian chạy máy, và các chi phí sản xuất, óp phần nâng cao sản lượng sản xuất. Bảng 3.9 cho thấy, năm 2013, doanh thu chỉ tăng thêm 45% so với năm 2012 nhưng biến ph tăng thêm đến 54,5%. Điều đó cho thấy

90

tốc độ tăng của biến ph nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu, điều này sẽ làm cho tỷ lệ lợi nhuận của công ty giảm.

Bảng 3-9: Cơ cấu thu mua nguyên liệu của công ty TNHHXNK Trần Lê giai đoạn 2010-2014 (ĐVT: VND) Nguyên liệu 2010 2011 2012 2013 2014 Gỗ Giá trị 12,214,543 14,657,452 27,503,242 36,536,957 46,401,936 Tỷ trọng 52% 52% 63% 65% 67% Ván lạng Giá trị 7,548,734 8,756,531 12,259,144 14,098,016 16,212,718 Tỷ trọng 32% 31% 28% 25% 24% NPL ngành gỗ Giá trị 3,900,000 5,046,987 3,670,480 5,756,562 6,250,260 Tỷ trọng 16% 18% 8% 10% 9% TỔNG 23,663,277 28,460,970 43,432,866 56,391,535 68,864,913

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH XNK Trần Lê, ngày 02/05/2015)

Giá gỗ nhìn chung tăng 10-20% mỗi năm. Giá bán được điều chỉnh tăng tương ứng nên tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần được duy trì ổn định ở mức khoảng 85%. Tuy nhiên, giá bán không thể thay đổi thường xuyên nên công ty cần có những giải pháp lâu dài cho vấn đề giá nguyên vật liệu.

Bảng 3-10: Tỷ trọng chi phí NVL trong giá v n hàng bán

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Chi phí NVL 23,663,277 28,460,970 43,432,866 56,391,535 68,864,913 Giá vốn hàng bán 52,681,733 72,365,207 89,563,561 138,409,208 177,927,364 Tỷ lệ chi phí NVL/Giá vốn hàng bán 45% 39% 48% 41% 39%

91

Bảng 3-11 cho thấy nguyên liệu gỗ luôn chiếm trên 50%, từ năm 2012 công ty giảm tỷ trọng nhập vào ván thương mại nên tỷ trọng nhập nguyên liệu gỗ tròn còn tăng cao hơn trước, lên trên 60%. Nguyên liệu gỗ trong nước ngày càng khan hiếm nên công ty đang t nh toán việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện tại rủi ro cao nhất công ty đang gặp phải khi nhập gỗ nguyên liệu là các đối tác gây nhiều trở ngại khi cung cấp gỗ không đúng chất lượng, gỗ chưa đủ tuổi, gỗ có nguồn gốc không rõ ràng, ép giá doanh nghiệp… Ch nh những trở ngại này làm cho công ty mất uy tín với khách hàng.

Năm 2010, nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn sau khủng hoảng, chỉ số lạm phát là 11,75%, giá cả nguyên liệu gỗ giảm nhẹ so với năm 2009, giá gỗ bạch đàn giảm từ 948,000đ/tấn xuống còn 923,000đ/tấn. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần còn cao, lên đến 86.6%. Năm 2011, lạm phát tăng cao so với năm 2010 ở mức 18,12% gây nhiều khó khăn cho công ty. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tăng thêm 14,06%. Tuy giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nhưng công ty thay đổi cách thức quản lý xưởng nên tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm xuống còn 85.1%.Năm 2012, công ty không nhập khẩu nhiều phụ liệu sản sản xuất vì còn tồn dư của năm 2011 tương đối nhiều. Công ty ngừng mua phụ liệu sản xuất trong nước là do chất lượng không ổn định, đối tác ép lấy số lượng lớn mới giảm giá, phải thanh toán ngay bằng tiền mặt.

Tóm lại, giá nguyên liệu tăng từ 10-30%/năm, giá bán được điều chỉnh tương ứng nên tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần được duy trì ổn định ở mức 85% hoặc thấp hơn do giá bán ra của sản phẩm không thể điều chỉnh thường xuyên. Hơn 85% sản phẩm là ra đều được xuất khẩu, khi biến động giá cả nguyên vật liệu xảy ra thì lợi nhuận xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khi giá nguyên liệu tăng 10- 30%, tất cả các chi ph khác không đổi thì giá vốn hàng bán tăng từ 4.5-13.5%, đây là con số ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận xuất khẩu của công ty.

3.1.3.2. Rủi ro biến động chi phí vận chuyển

92

Tổng chi phí xuất khẩu hàng hóa = Chi phí sản xuất/thu mua+chi phí vận tải +chi ph lưu kho bãi+chi phí dự trữ+chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin…

Trong số những loại chi ph trên, như chúng ta đã biết chi phí sản xuất/thu mua chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí xuất khẩu, còn lại chi phí vận tải, giao nhận chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (khoảng 10%). Chi phí vận tải hàng hóa xuất khẩu là tất cả các khoản chi ph để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa từ kho của người sản xuất lên phương tiện vận tải quốc tế hoặc đến kho của người nhập khẩu (t y điều kiện Incoterms được áp dụng trong hợp đồng). Về cơ cấu thì chi phí vận tải hàng hóa xuất khẩu bao gồm chi phí vận tải nội địa và chi phí vận tải quốc tế. Trong đó, cước phí vận chuyển chiến tỷ trọng lớn, khoảng 65-80% tổng chi phí hàng hóa xuất khẩu, còn lại là các chi phí và lệ phí khác.

Bảng 3-11: Giá cước vận tải nội địa và đường biển trung bình năm đ i với một cont 40 feet

Diễn giải 2012 2013 2014

Chi phí vận chuyển nội địa (VND)

Bắc Giang-Hải Phòng 6,800,000 7,400,000 8,000,000 Lạng Sơn-Hải Phòng 9,700,000 10,500,000 12,000,000 Phí mở tờ khai hải quan 1,300,000 1,500,000 1,500,000

Phí vận

chuyển quốc tế (USD)

Hai Phong-Nhava Sheva 550 560 580

Hai Phong-Kaohsiung 70 80 110

Hai Phong-Tianjin 90 100 110

Hai Phong-Hong Kong 180 210 220

THC 110 120 140

Seal 5 7 8

Docs Fee 30 30 36

(Nguồn: Phòng XNK công ty TNHH XNK Trần Lê, ngày 04/05/2015)

Cước phí vận tải nói cung và cước phí vận tải nội địa tại Việt Nam nói riêng hiện đang chịu tác động mạnh của chi ph xăng dầu. Theo tính toán của công ty

93

TNHH Long Anh (công ty vận tải đường bộ chủ yếu của công ty TNHH XNK Trần Lê), thông thường, chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 30% giá thành vận tải bằng ô tô.Chỉ từ năm 2012 trở về sau công ty mới sử dụng điều kiện Incoterms loại C nên mới quan tâm đến chi phí vận tải biển quốc tế. Chi phí vận tải biển quốc tế không chỉ tăng từng năm mà còn tăng theo tỷ giá USD/VND nên công ty chịu không ít rủi ro khi các doanh nghiệp vận tải quốc tế tăng cước. Mỗi một container 40 feet thì công ty sẽ đóng được khoảng từ 38-44m3 (hoặc CBM) gỗ, số lượng đóng được còn tùy thuộc vào k ch thước gỗ và độ dày ván. Giá mỗi m3 gỗ dao động từ 190-300 USD, tùy theo loại ván là ván lạng hay ván ép và cũng t y thị trường xuất khẩu, thông thường đơn giá bán ra ở thị trường Ấn Độ sẽ cao hơn so với giá bán sang thị trường Trung Quốc hay Đài Loan. Chi phí vận chuyển mỗi container hàng vào năm 2013 tăng khoảng 60USD so với năm 2012, như vậy mỗi m3 (hay CBM) gỗ gánh chịu thêm khoảng 1.5USD do việc tăng chi ph vận chuyển. Năm 2014, chi ph vận chuyển trên mỗi container tăng khoảng 85USD so với năm 2013, như vậy mỗi m3 hay (CBM) gỗ tăng thêm khoảng 2USD do biến động chi phí vận chuyển.

Bảng 3-12: Chi phí vận tải qu c tế công ty TNHH XNK Trần Lê 2012-2014

(ĐVT:USD) Thị trường XK 2012 2013 2014 Ấn Độ 62,550 64,618 69,210 Trung Quốc 38,775 43,131 51,687 Đài Loan 32,895 37,471 48,181 Hong Kong 12,025 13,621 14,799 Tổng 146,245 158,841 183,877

94

Bảng3-13 : Tỷ trọng chi phí vận chuyển trong tổng chi phí của công ty TNHH XNK Trần Lê từ năm 2012 đến năm 2014

(ĐVT: VND)

2012 2013 2014

Chi ph vận chuyển 6,567,389,475 7,838,416,125 10,208,887,185 Tổng chi ph 96,451,690,347 147,764,171,045 188,250,403,262

Tỷ trọng 6.81% 5.30% 5.42%

(Nguồn: Phòng XNK công ty TNHH XNK Trần Lê, ngày 04/05/2015)

Biểu đồ 3-4: Giá dầu thô thế giới từ năm 2010 đến năm 2014

(ĐVT: USD/Barrel)

(Nguồn:Macro Trend33)

Việc biến động không ngừng của giá dầu thô có ảnh hưởng gián tiếp đến công ty TNHH XNK Trần Lê, bởi lẽ công ty lựa chọn điều kiện Incoterms loại C, có nghĩa là công ty sẽ thuê phương tiện vận tải và chịu phần chi phí vận chuyển này. Giá dầu thế giới biến động ảnh hưởng lớn đến giá dầu trong nước, các hãng vận chuyển container liên tục tăng giá cước, các hãng tàu cũng không ngừng ép

95

doanh nghiệp chịu mức phí vận chuyển cao. Phần chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu chiếm 5-7% tổng chi phí của công ty. Tỷ trọng chi phí vận chuyển trên tổng chi phí giảm xuống còn 5.3% vào năm 2013 và 5.42% vào năm 2014 là do chi phí nguyên vật liệu và lãi vay tăng nhanh hơn nên làm giảm tỷ trọng của chi phí vận tải. Các khách hàng của công ty có khoảng cách vận chuyển tương đối gần, mặt hàng cũng không yêu cầu container quy cách đặc biệt nên chi phí vận tải không quá cao. Mỗi khi có điều chỉnh cước vận tải trong năm, công ty cũng phải cố gắng tự cân đối các khoản chi ph khác để đảm bảo lợi nhuận, vì hợp đồng và giá đã cố định từ đầu năm.

Tóm lại, việc tăng giá xăng dầu làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải nội địa và vận tải biển, từ đó ảnh hưởng đến công ty (ảnh hưởng dây chuyền). Việc cước phí vận tải và các phụ ph tăng làm ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí của công ty. Hợp đồng xuất khẩu càng nhiều, kim ngạch xuất khẩu càng lớn thì công ty càng bị ảnh hưởng mạnh khi giá vận tải quốc tế tăng. Vì khách hàng của công ty ở quanh khu vực châu Á nên cước tàu biển cũng tăng không quá nhanh, nên biến động cước vận tải biển chỉ làm tăng không quá 1% tổng chi phí của công ty. Đây là mức tăng mà công ty có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cước vận tải biển được tính bằng USD, nên khi cước tăng và tỷ giá USD/VND tăng thì sẽ làm cho chi phí của công ty tăng kép. Vậy nên công ty luôn cố gắng tìm kiếm những hãng vận tải biển chào giá thấp hơn (thực tế cước vận tải các hãng tàu đều như nhau, chủ yếu khác nhau ở những phần phụ ph ) để giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa nhằm tăng lợi nhuận xuất khẩu.

3.2. C C BIỆN PH P PHÒNG NGỪA RỦI RO T I CH NH HIỆN TẠI

DOANH NGHIỆP ĐANG P D NG

3.2.1. Phòng ngừa rủi ro tài chính

3.2.1.1. Biện pháp tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Công ty TNHH XNK Trần Lê có chính sách quản lý các rủi ro khác ngoài rủi ro tài ch nh như ch nh sách chất lượng sản phẩm, pháp lý, nguồn nhân lực, bảo hiểm thiên tai, tai nạn nghề nghiệp, cháy nổ,… Các biến động về giá cả nguyên vật

96

liệu, dòng tiền, lãi suất và tỷ giá được dự phòng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trên thực tế đây cũng không xem là biện pháp phòng ngừa rủi ro mà chỉ là ghi nhận những rủi ro đã xảy ra để rút kinh nghiệm.

Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Hầu hết các trường hợp doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn với quyền sở hữu hàng hóa. Các khoản phải thu khác thể hiện giá trị có thể thực hiện được theo dự kiến.

 Nguyên vật liệu gỗ doanh nghiệp thường tiến hành kí kết các hợp đồng cung ứng lâu dài, chi trả ngay bằng tiền mặt cho các thương lái gom gỗ.

 Dự phòng nợ khó đòi cho các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ có bằng chứng chắc chắn không thu được.

 Tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

 Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá vào ngày phát sinh nghiệp vụ, các khoản tiền và công nợ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang VND hạch toán theo tỷ giá hối đoái vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thanh toán được ghi nhận trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo quy định của Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động xuất nhập khẩu công ty tnhh xnk trần lê đến năm 2020 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)