5.2.1. Nhiệm vụ, phân loại, yêu cầu kỹ thuật
- Nhiệm vụ: phải thu hoạch được ngô ở trạng thái cây đứng và tạo ra sản phẩm cuối cùng tùy thuộc vào yêu cầu của quá trình sản xuất.
- Phân loại:
+ Phân loại theo phương pháp thu hoạch ngô:Phương pháp thu hoạch ngô lấy hạt một giai đoạ; Phương pháp thu hoạch ngô lấy hạt nhiều giai đoạn
+ Phân loại theo phương pháp liên kết với máy kéo: Máy thu hái ngô dạng treo với máy kéo; máy thu hái ngô tự hành
- Yêu cầu kỹ thuật với các loại máy thu hoạch ngô + Năng suất cao để thu hoạch kịp thời vụ.
+ Tỷ lệ hạt, bắp bị vỡ khi thu hoạch ở mức thấp nhất. + Tẽ sạch hạt khỏi bắp ngô; Tỷ lệ sót nhỏ.
+ Bóc hết bẹ ngô khỏi bắp (khi thu hoạch lá bắp có bộ phận bóc bẹ).
+ Băm thân cây nhỏ thành các đoạn nhỏ, khoảng 2-5 cm (khi thu cả cây làm thức ăn cho gia súc). + Chi phí năng lượng riêng thấp.
5.2.2. Cấu tạo chung của máy thu hoạch ngô. - Bộ phận cắt
- Bộ phận chuyển thân cây - Bộ phận bẻ bắp
- Bộ phận bóc bẹ ngô - Cơ cấu vận
- Các cơ cấu truyền lực, điều khiển và hệ thống kiểm tra - Các bộ phận phụ trợ
5.2.3. Một số loại máy thu hoạch ngô (Máy thu hoạch ngô Kherxônet – 7)
- Cấu tạo: bộ phận cắt, bộ phận chuyển thân câ, bộ phận bẻ bắp , bộ phận thái nhỏ có các ống để chuyền khối lượng đã nghiền sang các phương tiện vận chuyển, bộ phận bóc bẹ ngô có, cơ cấu
vận chuyển bắp và bẹ ngô băng chuyền bắp, băng chuyền bẹ, máng chuyền xoắn, các cơ cấu truyền lực và điều khiển, hệ thống kiểm tra chế độ làm việc của một số bộ phận làm việc khung và bánh xe di động. ở phần trước khung có bộ phận móc để nối với máy kéo. Máy liên hợp còn được trang bị thêm một bộ các trục cuốn chủ động để thu hoạch ngô ở thời kỳ chín sáp có bộ phận bẻ bắp riêng và một bộ trục cuốn thái để thái nhỏ lá thân và bắp cùng một lúc.
- Quá trình làm việc của máy liên hợp:
+ Khi thu hoạch ngô ở giai đoạn chín đầy đủ như sau: Khi máy liên hợp chuyển động, những thân cây ngô từ hai hàng nhờ các mũi nhọn dẫn hướng cho chuyển vào lòng dẫn. Mỗi lòng dẫn được tạo thành bởi hai đường xích nâng và đường xích chuyền. Sau khi bị cắt ở bộ phận cắt , các thân cây được ép bởi các xích của bộ phận chuyển thân cây và được chuyển tới bộ phận bẻ bắp. Khi thân cây bị kéo qua khe làm việc của bộ phận này thì các bắp bị tách ra và rơi xuống băng chuyền dùng cho những bắp chưa bóc bẹ, băng chuyền này chuyển bắp tới sàn dốc. Những bắp chuyển từ băng chuyền tới đều được qua 1 luồng không khí mạnh thổi tạp chất (lá) sang một bên. Từ sàn dốc, bắp lăn xuống bộ phận bóc bẹ, ở đây các bẹ được tách khỏi bắp. Quá trình này thực hiện nhờ có cơ cấu ép bắp vào trục cuốn. Các bắp đã bóc bẹ được chuyển tới máng chuyền xoắn và từ đó chuyển sang băng chuyền rồi được tung sang xe chở kiểu rơ móc. Bẹ khi tách khỏi bắp cùng với hạt được tẽ ra, được chuyển sang băng chuyền bẹ. ở đây những hạt rời lọt qua lỗ sàng và nhờ máng chuyền 19 được chuyển sang băng chuyền bắp. Bẹ nhờ băng chuyền được chuyển ra khỏi máy. Đấy là đường đi của bắp trong máy sau khi đã được bẻ rời bằng bộ phận bẻ bắp 6. Thân cây ngô bị những trục cuốn của bộ phận kéo kéo đi, được thái nhỏ bằng những dao của bộ phận thái 8 và theo đường ống được chuyển sang thùng xe vận chuyển chạy bên cạnh.
+ Để thu hoạch ngô ở thời kỳ chín sáp, nhưng lấy bắp riêng, trên máy liên hợp có đặt một bộ trục cuốn chủ động. Sàn dốc được lắp vào vị trí để các bắp không đi qua bộ phận bóc bẹ mà lăn ngay xuống máng chuyền xoắn rồi từ đó chuyển qua băng chuyền vẫn dành cho các bắp đã bóc bẹ. + Khi thu hoạch ngô để làm thức ăn ủ tươi được thái nhỏ cả cây (thân và bắp), trên máy gặt có lắp một bộ trục xoắn khác để cung cấp cho bộ phận thái nhỏ. Khối cây xanh nhờ bộ trục xoắn này được chuyển tới bộ phận thái nhỏ và sau khi được thái nhỏ sẽ theo ống chuyển sang các phương tiện vận chuyển.
5.2.4. Các loại máy xử lý ngô sau khi thu hoạch
5.2.4.1. Công cụ tẽ ngô quay tay
- Cấu tạo, nguyên lý vận hành:
+ Bộ phận làm việc chính của công cụ tẽ ngô là đĩa tẽ có các răng nhọn, phễu hình côn được ép vào đĩa bằng lò so. Để thuận tiện khi sử dụng, máy được lắp trên giá.
+ Bộ phận tẽ hạt: gồm 6 cụm chi tiết, chế tạo bằng gang đúc có trọng lượng khoảng 7kg. + Giá máy: được chế tạo bằng thép định hình.
+ Khi làm việc, dùng tay quay đĩa quay, các răng trên đĩa chà xát vào bắp ngô tách hạt ra khỏi bắp, bắp ngô quay quanh trục của nó và chuyển còn động tịnh tiến từ miệng phễu xuống phía dưới. Hạt được tẽ rơi xuống, lõi sau khi tẽ được chuyển sang ngang so với trục phễu, rơi ra ngoài. - Cách sử dụng, điều chỉnh: Để thuận tiện khi thao tác sử dụng, công cụ tẽ ngô cần được bắt chặt vào một cái giá bằng 2 bulông đai ốc. Tay phải quay đĩa theo chiều kim đồng hồ, tay trái thả từng bắp ngô vào miệng phễu theo chiều đầu nhỏ của bắp ngô vào trước, để bắp ngô dễ thoát hơn.
5.2.4.2. Máy bóc bẹ tẽ hạt ngô BBTH-1,5
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc:
+ Trống tẽ: trống trụ tròn dạng lồng sóc. Các răng trống được chế tạo từ thép tròn ệ14 lắp vào các thanh răng bằng bu lông M14 có thể điều chỉnh và thay thế khi bị mòn.
+ Máng trống: Hình trụ tròn bao quanh trống 3600 được ghép bởi các thanh thép tròn ệ8 hoặc ệ10, phía trên có các gân dẫn hướng.
+Nắp trống: Hình trụ trơn chế tạo bằng thép lá dày 2mm, bao nửa phía trên của máng trống.
+ Sàng và quạt làm sạch
- Vận hành máy và tính năng sử dụng:
- Cách vận hành máy BBTH-L,5 cũng gần giống như cách vận hành đối với máy đập lúa. - Bóc vỏ đậu đỗ, với năng suất 2 tấn/giờ, chỉ cần thay 2 sàng phẳng trên có lỗ nhỏ hơn (ệ12). - Chuyển máy bóc bẹ tẽ hạt ngô thành máy đập lúa năng suất 1-1,5 tấn/giờ bằng cách: thay trống tẽ bắp bằng trống đập lúa chuyên dụng.