4.5.1. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh.
- Phun thuốc nước: thuốc hoá học được hoà với nước theo một tỷ lệ nhất định để có dung dịch thuốc với nồng độ quy định cho mỗi loại thuốc sau đó dùng máy phun thành bụi sương, phủ lên cây trồng một lớp thuốc mỏng.
- Máy phun thuốc bột: chất hoá học ở dạng bột được phun thành bụi bám vào bề mặt của cây trồng một lớp thuốc rất mỏng.
- Phương pháp phun mù: phun dung dịch ở dạng sương mù đọng lại trên cây trồng, tường nhà, trại chăn nuôi...
- Bơm khí độc hoặc hun khói độc: phương pháp này sử dụng hơi độc hoặc đốt các chất độc tẩy trùng các kho chứa, nếu diệt sâu ở trên cây phải dùng chụp để chụp kín cây trồng. Ngoài ra người ta cũng có thể tiêm các chất lỏng độc dễ bay hơi xuống đất xung quanh gốc cây cho thuốc bốc hơi diệt sâu trong đất.
- Khử trùng hạt giống: trộn thuốc bột vào hạt giống, ngâm hạt giống trong dung dịch thuốc hoặc phun thuốc thành nhiều tia nhỏ qua lớp hạt giống.
- Vãi bả độc: bả độc được chế bằng nhiều loại nguyên liệu khác đem trộn với thuốc bột rồi rải trên đồng ruộng, xung quanh gốc cây để trừ các loại sâu bọ, chồn chuột.
4.5.2. Nhiệm vụ, phân loại và yêu cầu kỹ thuật của máy phun thuốc
- Nhiệm vụ: Tạo ra một lớp thuốc đồng đều với nồng độ phù hợp trên bề mặt lá hoặc trên bề mặt ruồng tùy theo yêu cầu từng giai đoạn của cây.
- Phân loại:
+ Theo đặc điểm kỹ thuật: Loại mang, loại đẩy, loại tự hành, loại máy kéo,l oại máy phun trên máy bay.
+ Theo nhiệm vụ:loại vạn năng, loại đặc biệt.
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Phải tạo ra luồng thuốc tơi nhỏ phủ kín lên cây trồng với một lớp mỏng đều nhau khắp cây và khắp cả bề rộng làm việc của máy.
+ Đảm bảo phun đúng liều lượng quy định và nồng độ phun lúc bắt đầu cũng như lúc kết thúc. + Không làm hại cây trồng và an toàn cho người sử dụng.
+ Dễ sử dụng, chăm sóc bảo quản, có năng suất cao. Các chi tiết máy phải chống chịu được sự ăn mòn của các chất hoá học.
4.5.3. Cấu tạo, hoạt động của một số loại máy phun thuốc.
4.5.3.1 Cấu tạo, hoạt động bình phun thuốc đeo vai không động cơ kiểu bơm thuỷ lực.
- Cấu tạo:
+ Bình chứa thuốc được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại chống gỉ có dung tích từ 12 - 18 lít. Phía trên có gia công miệng đổ thuốc, trong miệng đổ thuốc đặt lưới lọc tạp chất. Nắp của bình chứa thuốc có khoan một lỗ nhỏ để để duy trì áp suất trên mặt thoáng của dung dịch thuốc bằng áp suất khí quyển.
+ Trong bình có lắp xilanh bơm, đáy của xilanh bơm có khoan lỗ để nạp thuốc từ bình vào, tại đây lắp van bi một chiều để chỉ cho thuốc đi từ bình vào xilanh mà không cho đi theo chiều ngược lại. Trong xilanh có lắp một piston bơm một chiều, piston được lắp liền với bình tích áp, ở tâm của piston có lỗ thông bình tích áp với khoang xilanh, tại đây có van bi để chỉ cho thuốc đi từ xilanh vào bình tích áp mà không cho đi theo chiều ngược lại.
+ Bình tích áp được làm bằng nhựa cứng trên bình có khớp để lắp bàn đạp khuấy thuốc, tại vị trí tiếp giáp của bình tích áp với bình chứa thuốc có lắp gioăng cao su để chắn không cho thuốc đi theo bình tích áp ra ngoài. Bình tích áp nối với tay bơm thông qua thanh kéo, trên nắp của bình tích áp có gia công lỗ để lắp ống dẫn thuốc tới vòi phun.
+ Vòi phun được làm bằng ống nhựa mềm để thay đổi hướng phun trong quá trình làm việc. Tại tay cầm của vòi phun có lắp khoá để đóng mở cho thuốc ra vòi phun, trong tay cầm vòi phun có lắp lưới lọc, tại miệng vòi phun có van điều chỉnh.
- Hoạt động: Sau khi đã nạp thuốc vào bình, vặn chặt nắp bình, dùng tay tác động vào tay bơm điều khiển piston. Khi kéo piston lên thì thể tích khoang xilanh tăng lên, áp suất tại đây giảm đi, van bi nạp mở ra thuốc từ bình đi vào trong xilanh. Khi đẩy piston xuống thể tích khoang xilanh giảm, áp suất trong xilanh tăng lên, van bi nạp đóng lại, van bi một chiều mở ra, dung dịch thuốc từ xilanh đi lên bình tích áp. Ban đầu trong bình tích áp chỉ có không khí, dung dịch thuốc dần chiếm chỗ trong bình tích áp nén không khí lại khi áp suất không khí đạt đến mức độ nhất định, lúc này ta mở khoá thuốc để thuốc phun ra ở vòi phun.
- Quy trình sử dụng bình phun:
+ Lựa chọn thời điểm phun thích hợp và chuẩn bị đầy đủ các loại trang thiết bị bảo hộ lao động và dụng cụ cần thiết.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của bình phun, thử bình phun bằng nước.
- Chọn địa điểm pha thuốc thích hợp, pha thuốc nạp vào bình phun, nhất thiết phải lắp lưới lọc khi nạp thuốc để tránh tắc bơm khi làm việc. Khi pha chế thuốc phải ngồi trên hướng gió.
- Bơm một vài lần sau đó mang bình lên vai và tiến hành đi phun, trong quá trình phun phải bơm liên tục để đảm bảo áp suất trong bình tích áp đúng quy định. Khi đi phun phải di chuyển ngang, lùi ngược với chiều gió để tránh thuốc tạt vào người. Khi phun không được ăn uống hút thuốc hay nói chuyện và kiểm tra thường xuyờn.
- Sau khi phun xong phải rửa cả phía ngoài lẫn phía trong bình. Người phụ thuốc phải tắm rửa sạch sẽ trước khi làm việc khác.
4.5.3.2 Bình phun thuốc đeo vai không động cơ kiểu bơm không khí.
- Cấu tạo:
+ Bình phun : làm bằng nhựa cứng hoặc bằng kim loại chống gỉ và chịu được sự ăn mòn của các chất hoá học, bình có dạng hình trụ và có dung tích từ 10 - 12 lít. Trên miệng đổ thuốc của bình có lắp một cụm bơm không khí, bên cạnh miệng đổ thuốc có khoan lỗ để lắp ống hút, đồng hồ đo áp suất, van xả khí thừa sau khi phun.
+ Cụm bơm: gồm piston, xilanh và van nạp, có thể tháo rời khi cần nạp thuốc. Piston bơm thuộc loại piston một chiều, khi kéo lên thì piston hở để cho không khí đi từ phía trên đi xuống khoang phía dưới xilanh, khi đẩy xuống thì piston kín để ngăn cách 2 khoang của xilanh. Van một chiều chỉ cho không khí đi từ trong xilanh bơm vào trong bình mà không cho dung dịch thuốc đi vào bơm để tránh thuốc theo bơm đi ra ngoài.
+ Tại tay cầm vòi phun có lắp khoá thuốc để đóng mở cho thuốc ra vòi phun, van xả khí dùng để xả khí thừa có trong bình sau khi phun hết thuốc.
- Hoạt động: Để nạp thuốc vào bình ta tháo cụm bơm ra và đặt lưới lọc vào miệng đổ thuốc, chỉ nạp thuốc vào bình tối đa đến 2/3 thể tích của bình thuốc, sau khi nạp xong thuốc ta lắp cụm bơm trở lại và tiến hành bơm không khí vào trong bình. áp suất của không khí trong bình tăng dần lên đến khi áp suất trong bình đạt đến 5 kg/cm2, hoặc bơm đủ số lần bơm đã ghi trên vỏ bình, sau đó ta mang bình đi phun. Sau khi phun hết bình thuốc ta phải kéo van xả hết khí thừa còn lại trong bình rồi mới được tháo cụm bơm ra để nạp thuốc cho lần bơm kế tiếp.
- Quy trình sử dụng của bơm giống như loại bình phun kiểu bơm thuỷ lực tuy nhiên ta phải bơm đủ lượng không khí để phun hết một bình trước khi phun nên trong khi phun không cần phải bơm tiếp và phải xả hết khí thừa khi nạp thuốc cho lần phun tiếp theo.
4.5.3.3 Bình phun thuốc đeo vai có động cơ
- Cấu tạo:
+ Động cơ xăng hai kỳ cỡ nhỏ.
+ Quạt gió dùng cho máy là loại quạt ly tâm, quạt được lắp ở đầu trục cơ của động cơ. Luồng gió do quạt tạo nên được chia thành hai phần, phần chính theo vòi phun để phun tơi thuốc ra ngoài, một phần nhỏ theo ống trích khí đi lên bình chứa thuốc để tạo áp lực nén ép dung dịch thuốc xuống vòi phun.
+ Bình chứa thuốc nước có dung tích từ 15 - 20 lít, trên miệng đổ thuốc có đặt lưới lọc, nắp bình đổ thuốc hoàn toàn kín. Bên cạnh nắp bình có gia công lỗ để lắp ống trích khí từ quạt lên, dưới đáy bình gia công lỗ để lắp ống dẫn thuốc đến vòi phun, trên ống dẫn thuốc tới vòi phun có lắp 2 khoá, một khoá dùng để đóng mở, một để điều chỉnh lượng thuốc đến vòi phun.
+ Vòi phun: ở đầu có lắp kim phun để chia nhỏ luồng thuốc thành nhiều tia nhỏ để dễ dàng hoà trộn với không khí trong quá trình làm việc và có lắp một miệng phễu, miệng phễu có thể điều chỉnh đẩy ra hoặc thụt vào để thay đổi độ xa của luồng thuốc phun, miệng phễu được định vị bằng các vít hãm.
- Hoạt động: Trước khi cho động cơ làm việc ta nạp thuốc vào bình. Sau khi đã nạp xong thuốc ta khởi động động cơ và điều chỉnh chế độ làm việc của động cơ cho phù hợp, mang máy lên vai để đi phun thuốc. Luồng gió từ quạt thổi ra chia thành 2 phần, một phần theo ống trích khí đi lên bình chứa thuốc để dồn thuốc xuống. Thuốc theo ống dẫn xuống vòi phun sẽ được luồng gió từ quạt thổi đến xé tơi hoà trộn với không khí và phun ra ngoài. Với loại máy phun thuốc này
quy trình sử dụng giống như các loại bình phun thuốc đeo vai khác tuy nhiên ta cần phải điều chỉnh tốc độ làm việc của động cơ cho phù hợp với mỗi loại cây trồng khác nhau, điều chỉnh lượng thuốc ra vòi phun, điều chỉnh miệng phễu để thay đổi khoảng cách phun xa hoặc gần.
4.5.4. Tính toán kiểm tra và điều chỉnh máy phun thuốc. Với máy phun thuốc nước:
- Loại bình mang:
+ Mức phun thực tế trên 1 ha Q (lít/ha). Q = *10.000
F E
(lít/ha). Trong đó:E: dung tích của bình; F: lượng phun thử. Nếu Q > 3% : điều chỉnh lại máy phun thuốc.
+ Số cây một bình thuốc phải phun được là: n =
Q N E.
(cây). Trong đó: N: số cõy trờn 1ha; mức phun yờu cầu trờn 1ha: Q Nếu n > 3% ta phải điều chỉnh lại máy phun thuốc.
- Loại máy phun thuốc cỡ lớn: + Năng suất phun trong 1 phút: q (l/ph):
q = 600 . .V Q B (l/ph).
Trong đó vận tốc di chuyển của máy là V ( km/h), bề rộng luồng thuốc phun là B (m), lượng thuốc phun Q (l/ha) thì:
Nếu vận tốc đo bằng (m/ph) thì công thức tính sẽ là q = 000 . 10 . .VQ B (l/h). Nếu q > 3% thì điều chỉnh máy.
- Để điều chỉnh máy ta có thể áp dụng các biện pháp sau:
+ Điều chỉnh loại vòi phun với kích thước lỗ phun và rãnh kim phun khác nhau. Thay đổi cỡ lỗ của giclơ đặt trên ống dẫn ra vòi hút loại phun nhờ luồng gió.
+ Điều chỉnh áp suất của thuốc.
+ Điều chỉnh độ rộng của đường phun.
+ Thay đổi tốc độ luồng gió và thay đổi luồng gió. + Điều chỉnh tốc độ di chuyển của máy phun thuốc.
Đối với máy phun thuốc bột:
- Loại bình mang trên vai: Kiểm tra giống loại bình phun thuốc nước. - Loại máy phun cỡ lớn: Kiểm tra giống loại bình phun thuốc nước. - Biện pháp điều chỉnh máy phun thuốc bột bao gồm các cách như sau: + Điều chỉnh bộ phận cung cấp để thay đổi lượng thuốc đưa ra vòi phun.
+ Điều chỉnh tốc độ của luồng gió, lượng gió, độ đậm đặc của không khí trong luồng gió + Thay đổi tốc độ tiến của máy.
+ Điều chỉnh bề rộng của đường phun (có thể thay đổi trực tiếp bằng cách quay ống phun). 4.5.5. Kỹ thuật an toàn khi phun thuốc
- Chọn thời điểm phun thuốc
+ Cần chọn thời điểm phun thích hợp trong ngày, tránh phun vào thời điểm nắng nóng hoặc trước khi trời mưa hoặc khi có sương. Với thuốc bột thì tránh phun khi trời có gió, nên phun khi trên lá cây có sương để thuốc bám được tốt hơn.
- Các quy tắc an toàn lao động:
+ Phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của thiết bị trước khi sử dụng.
+ Khi phun thuốc nước thì cần phải lọc kỹ trước khi nạp vào bình để tránh hư hỏng máy khi đang làm việc. Khi pha chế thuốc và nạp thuốc vào bình cần tránh xa nguồn nước và phải ngồi hoặc đứng trên hướng gió. Khi phun phải di chuyển ngang và ngược với hướng gió để tránh thuốc tạt vào người.
+ Khi phun thuốc nếu luồng thuốc phun ra không đều thì phải ngừng phun để kiểm tra máy.
+ Người phun thuốc phải được tập huấn kỹ thuật về quy trình sử dụng, kỹ thuật an toàn lao động, hiểu được tính năng của loại thuốc phun, phải có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động. Sau khi phun thuốc xong phải thay ra ngay tắm rửa kỹ trước khi làm việc khác.
+ Không cho phép phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 16 tuổi đi phun thuốc.Không ăn uống, nói chuyện hút thuốc khi làm việc tại khu vực phun thuốc.
+ Phải cắm biển báo để cấm người và gia súc vào khu vực phun thuốc trong khoảng thời gian quy định với mỗi loại thuốc.
+ Phải chấm dứt phun thuốc trước thời vụ thu hoạch đúng thời gian quy định để tránh gây ngộ độc cho người và gia súc.
+ Sau khi phun xong phải đổ thuốc thừa và gom dụng cụ chứa thuốc vào nơi quy định. Rửa sạch bình chứa thuốc, kiểm tra bảo dưỡng, cất máy vào nơi quy định.