0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Hệ thống máy xay xát gạo

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN MÁY CÔNG CỤ (Trang 52 -55 )

- Phân loại hạt theo chiều dày: Sàng phân loại theo chiều dày có lỗ hình chữ nhật với kích thước làm việc là chiều rộng của lỗ sàng còn lỗ sàng có chiều dài tuỳ ý Để tách được hạt chuẩn, ngườ

6.1. Hệ thống máy xay xát gạo

6.1.1. Giới thiệu chung

- Máy làm sạch dùng để làm sạch các tạp chất: đá, sạn, rơm, rạ, dây bao... có kích thước to hoặc nhỏ hơn kích thước hạt.

- Máy bóc vỏ trấu dùng để bóc tách vỏ trấu ra khỏi hạt gạo lức. - Máy tách trấu có chức năng tách trấu ra khỏi hỗn hợp gạo lức - trấu

- Máy phân ly thúc gạo thường nằm trong dây chuyền xay xát gạo đồng bộ. - Máy tách sạn đá dùng để tách sạn, đá có kích thước bằng hạt gạo ra khỏi gạo. - Máy đánh bóng gạo dùng để làm cho bề mặt hạt gạo bóng, đẹp và trở nên hấp dẫn. - Sàng đảo thường được lắp đặt trong các dây chuyền xay xát gạo.

- Máy chọn gạo có chức năng tách hết (97-98%) gạo gẫy ra khỏi gạo thành phẩm. 6.1.2. Một số loại máy trong dây chuyền xay xát thúc, gạo.

6.1.2.1. Máy làm sạch PCV - 30P

- Công dụng: Máy làm sạch thường dựng trong các dây chuyền xay xát gạo để loại các tạp chất: đá, sạn, rơm rạ, dây bao... có kích thước to hoặc nhỏ hơn kích thước hạt lúa ra ngoài.

- Cấu tạo: gồm các bộ phận chính: phễu tiếp liệu với cơ cấu rê để rải đều hạt theo chiều rộng của sàng; buồng sàng với hai lưới sàng trên và dưới, khi cần thiết có thể thay đổi lưới sàng dễ dàng; hệ thống truyền động gồm trục lệch tâm, bộ chuyền đai và động cơ điện; khung máy và hệ thống lò so giữ buồng sàng; nguyên tắc hoạt động.

- Hoạt động: Máy làm sạch được thiết kế dựa vào sự rung động để phân ly qua lỗ sàng các tạp chất trong nguyên liệu: đá, sạn, dây bao, rơm, rạ... có kích thước khỏc với kích thước của hạt

nguyên liệu.

- Đặc tính kỹ thuật của máy + Mã hiệu: PCV - 30P

+ Động cơ điện 3 pha, V/Hz: 380/50 + Công suất, kw: 0.75

+ Năng suất, T/h: 3 + Độ sạch sản phẩm%: 98 + Khối lượng kg: 300

+ Kích thước máy (DxRxC), m: 1,65x 1,00x 1,80

6.1.2.2. Máy xay gạo

 Nhiệm vụ: bóc lớp vỏ trấu, vỏ cám và phân ly từng sản phẩm riêng biệt để thu được: gạo trắng, trấu, cám và tấm. Trong đó quá trình xay và xát có thể được thực hiện riêng rẽ hoặc đồng thời.

 Phân loại:

+ Máy xay xát liên hoàn, thực hiện cả hai công đoạn xay và xát trên cùng một máy. + Hệ thống máy xay xát phân ly, tiến hành xay trên một máy và xát trên một máy.

+ Theo cấu tạo của máy ta có các loại máy xay kiểu thớt, xay kiểu trục cụn, máy xay kiểu đĩa, máy xay kiểu quả lụ bằng cao su... Máy xát kiểu trục cụn, kiểu quả một quả lụ, hai quả lụ...

 Máy xay kiểu quả lô cao su.

- Nhiệm vụ bóc lớp vỏ trấu ra khỏi hạt gạo. - Cấu tạo:

+ Hệ thống cung cấp bao gồm phễu cấp hạt, dưới đáy phễu cấp hạt có cửa cung cấp, tại đây có lắp tấm điều chỉnh để thay đổi lượng hạt cấp vào trong máy.

+ Hệ thống các bộ phận làm việc chính bao gồm hai quả lô dạng hình trụ có lõi làm bằng kim loại, bề mặt ngoài bọc cao su. Hai quả lô lắp song song với nhau, trong đó một quả lô lắp cố định vị trí trên vỏ máy, một quả lô lắp trên giá đỡ liên kết với vít điều chỉnh ở bên ngoài máy để điều chỉnh khe hở của hai quả lô phù hợp với kích thước của từng loại hạt. Trên đầu trục của hai quả lô có lắp puli với đường kính khác nhau để nhận mômen quay từ động cơ. Phía dưới hai quả lô có lắp tấm phân phối để rải đều hỗn hợp gạo và trấu xuống dưới tạo điều kiện để phân ly gạo tốt hơn. + Hệ thống phân ly sản phẩm: bao gồm các rãnh dẫn hỗn hợp gạo và trấu, rãnh này nối thông với cửa cấp không khí vào trong máy. Quạt hút trấu thông thường là loại quạt hút ly tâm.

- Hoạt động: Sau khi máy đó chạy ổn định cho thúc vào phễu cung cấp và điều chỉnh lượng hạt vào trong máy cho phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. Hạt rơi xuống phía dưới sẽ được trục cung cấp rải đều xuống khe hở giữa hai quả lụ, khi tiếp xỳc với đồng thời với hai quả lô do cú bọc cao su nên tại các điểm tiếp xúc của vỏ trấu với các quả lô xuất hiện các lực ma sát. Các lực ma sát này khác nhau về phương, chiều tác động do các lực ma sát nằm theo phương tiếp tuyến với hai quả lô. Độ lớn của các lực ma sát khác nhau do tốc độ quay của hai quả lô khác nhau, do bị tác động bởi các lực này nên hạt thúc phải tự xoay quanh trục trong khi vẫn tiếp xúc với hai quả lô nhờ vậy hai nửa vỏ trấu bị tách ra khỏi hạt gạo. Gạo và trấu được ép lọt qua khe hở giữa hai quả lụ nhờ đàn hồi của cao su rơi xuống phía dưới. Khi rơi xuống phía dưới hỗn hợp gạo và trấu gặp phải luồng gió do quạt hút tạo nên, trấu và thúc lép nhẹ hơn bị hút lên phía trên, thóc lép rơi xuống trước và đưa ra cửa thoát riêng cùng trấu tiếp tục bị hút lên và đẩy ra ngoài. Gạo tiếp tục rơi xuống và đưa ra cửa thoát riêng, khe hở giữa hai quả lô phải được điều chỉnh phù hợp với kích thước của loại hạt thóc xay. Khi xay thóc ta nên điều chỉnh để lượng hạt được bóc vỏ khi qua máy đạt khoảng 70 - 85% để tránh mất cám.

6.1.2.3. Máy tách trấu

- Công dụng

+ Máy tách trấu được dùng để tách trấu ra khỏi hỗn hợp sau khi thóc được qua máy bóc vỏ. + Máy có thể làm việc độc lập hoặc liên hợp với máy bóc vỏ trấu.

- Cấu tạo: Máy gồm sàng phân loại thu hồi cám và bộ phận phân ly trấu bằng khí động.

- Nguyờn tắc hoạt động: Hỗn hợp gạo lức và trấu sau khi xay được đưa vào máy tách trấu. Máy gồm lưới sàng và buồng phân loại bằng khí động. Khi đi qua lưới sàng cám được tách ra khỏi hỗn hợp. Tại buồng phân loại, dưới tác động của sức gió, trấu được tách và thổi ra ngoài. Thóc ép và lửng cũng được loại ra khỏi gạo lức để nâng cao chất lượng thành phẩm sau này.

6.1.2.4. Máy phân ly thóc gạo

-Công dụng:Máy được dùng để tách thóc ra khỏi gạo lức.

- Cấu tạo: Gồm nhiều mặt sàng lắp song song với nhau và được chế tạo đặc biệt để nâng cao hiệu suất tách thóc. Chuyển động lắc của hộp sàng được tạo ra bởi độ lệch tâm đối xứng nên hai hộp sàng chuyển động ngược chiều nhau và tự khử rung động.

- Nguyên tắc hoạt động: Do máy có nhiều lớp sàng, do vậy phễu cấp liệu được thiết kế đặc biệt để cùng một lùc cấp đều nguyên liệu cho tất cả các sàng. Do khác nhau về hệ số ma sát và khối lượng riêng nên trong quá trình rung và chuyển động, thóc được tách ra khỏi gạo lức.

 Máy phân ly thóc gạo PST - 36

- Cấu tạo: Gồm nhiều bề mặt va đập và được chế tạo bằng thép không gỉ để nâng cao hiệu quả tách thóc. Cấu tạo chính của máy là buồng phân loại với các đường zích zắc.

- Hoạt động: Khi rung động, nhờ có hệ số ma sát và khối lượng khác nhau mà góc nảy do va đập của các hạt khác nhau, do vậy thóc được tách ra khỏi gạo lức. Và có thể điều chỉnh được góc nghiêng, tần số và biên độ dao động khác nhau, do đó có thể sử dụng cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

6.1.2.5. Máy xát gạo

 Máy xát kiểu quả lô trục ngang

- Nhiệm vụ: búc lớp vỏ cám ra khỏi gạo. Đôi khi nó dùng đồng thời bóc cả lớp vỏ trấu và cám sau đó phân ly riêng từng loại sản phẩm.

- Cấu tạo:

+ Hệ thống cung cấp: gồm có phễu cung cấp, có lắp tấm điều chỉnh.

+ Hệ thống làm việc: quả lô được đúc bằng gang trắng, trên có các đường gân nổi phân đều theo chu vi. Hai đường gân xoắn (đường gân phân tải) và một đường gân thẳng (đường gân xáo trộn).

Quả lô được đặt trong buồng xát, tạo thành bởi nắp máy và sàng. Sàng được đỡ trên gờ của bệ máy và thanh đỡ ngang. Bệ máy có lắp dao xát song song với trục quả lô, dao xát là một tấm thép hình chữ nhật, có chiều dài bằng chiều dài quả lô, dao xát được lắp tựa trên các vít điều chỉnh để thay đổi khoảng cách với đường gân của quả lô. Giữa đường gân và dao phải có khe hở tương đương với bề dày của hạt gạo.

+ Hệ thống phân ly sản phẩm bao gồm sàng để tách cám, phía dưới sàng có lắp máng hứng cám, phía cuối của nắp máy có gia công cửa thoát gạo trấu, tại đây có lắp tấm điều chỉnh để thay đổi lượng hạt thoát ra trong quá trình xát. Phía dưới của thoát gạo trấu có lắp hệ thống quạt hút trấu và hệ thống sàng phân loại để tách riêng gạo và tấm.

- Hoạt động của máy xát : Khi máy đó chạy ổn định, bắt đầu cho thóc vào buồng xát. Điều chỉnh các tấm điều chỉnh sao cho lượng thúc vào và gạo ra phù hợp với công suất của máy và hệ số K. Khi thúc chạm quả lô sẽ bị các đường gân thẳng kéo chuyển động theo và xáo trộn đều lên, các đường gân xoắn đẩy thóc dọc theo trục vào buồng xát. Về tốc độ di chuyển của thóc dọc theo trục nhỏ hơn tốc độ quay và nạp thóc nên thóc sẽ chèn ép, chà xát lẫn nhau, với quả lô, dao, sàng làm tróc lớp vỏ trấu và vỏ cám. Cám và tấm nhỏ lọt qua sàng xuống máng hứng. Gạo lẫn trấu bị đẩy qua cửa thoát ra ngoài. Tại cửa thoát trấu nhẹ hơn nên bị quạt gió hút tách ra khỏi gạo, hỗn hợp gạo và tấm rơi xuống sẽ được hệ thống sàng phân loại tách riêng từng loại sản phẩm.

 Máy xát gạo hình côn trục đứng

- Cấu tạo: gồm một rôto bằng gang hình côn, trên rôto có gắn các thanh xát bằng đá nhám có tác dụng chống mòn. Rôto được lắp cố định trên một trục đứng có thể quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Xung quanh toàn bộ bộ phận côn có bắt cố định một sàng có các mắt lưới phụ thuộc vào giống thóc được xát. Sàng được chia thành các đoạn ở các quãng cách đều nhau nhờ

vào các thanh cản làm bằng cao su có thể điều chỉnh được. Bộ phận côn quay làm trắng gạo có thể điều chỉnh lên xuống theo chiều thẳng đứng nên khe hở giữa lớp chống mòn của rôto và sàng có thể điều chỉnh được. Các miếng hãm cao su trong khung sàng có thể điều chỉnh bằng vô lăng quay tay đơn giản, và khe hở giữa các miếng cao su với bề mặt côn chỉ vào khoảng 2 - 3mm.

- Hoạt động: Gạo xay được đưa vào tâm máy, qua một phễu nhỏ. Ống bao hình trụ có thể điều chỉnh thẳng đứng dùng điều chỉnh lượng gạo vào và sự phân bố đồng đều trên toàn bộ bề mặt của bộ phận côn quay. Do lực ly tâm, gạo được đưa vào giữa bộ phận côn và sàng. Nhờ các miếng cao su hãm nên gạo sẽ đi qua giữa khoảng trống tự do giữa côn và sàng với tốc độ chậm. Lực ma cản sinh ra do các tấm hãm này làm cho hạt chịu một áp lực và nén gạo trên lớp bao chịu mòn của rôto và trên sàng lưới. Sự ma sát này bóc đi một phần lớp cám. Cám đi qua sàng và rơi vào buồng chứa của bộ phận côn. Phần gạo được làm trắng một phần hoặc toàn bộ sẽ ra khỏi bộ phận côn, rơi vào máng nghiêng tự xả ra và được đưa vào một thùng để chế biến thêm. Cám được lấy ra khỏi đáy buồng bộ phận cụn nhờ có lưỡi nạo quay và xả vào máng hứng cám.

6.1.2.6. Máy đánh bóng gạo.

- Cụng dụng: đánh bóng gạo sau khi xỏt trắng, chủ yếu trong các dây chuyền chế biến gạo phục vụ cho xuất khẩu.

- Cấu tạo: Máy đánh bóng được thiết kế dựa trên sự ma sát giữa gạo với các bộ phận

trong buồng xát kết hợp với nước được phun dưới dạng sương mù để bóc lớp cám trên bề mặt gạo và tạo độ bóng trên bề mặt hạt gạo.

- Nguyên tắc hoạt động: Gạo từ phễu được vớt tải lấy và cấp vào buồng xát. Tại đây, hạt gạo bị chà xát với lô đánh bóng, với sàng và giữa gạo với gạo cùng với dòng nước dưới dạng sương mù cấp vào buồng xát, nên hạt gạo được làm trắng và bóng thêm. Nước sẽ tự động phun sau 10 giây khi có gạo vào buồng máy và sẽ tự động tắt khi hết gạo.

6.1.3 Vận hành, sử dụng các loại máy trong dây truyền xay xát gạo.

6.3.1.1. Các bước chuẩn bị

- Kiểm tra tất cả các bu lông nhất là các bulông bắt các gối đỡ, các động cơ, các bộ phận. - Kiểm tra dây đai, dây xích, nếu chùng phải căng thêm theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra nguồn điện xem có bị mất pha và có đủ điện áp không.

6.3.1.2. Vận hành máy

- Nếu mọi điều kiện đều bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, đóng điện cho máy khởi động. - Để máy chạy không tải 30-50 giây sau đó mới cho chạy có tải.

- Khi hết nguyên liệu, để máy chạy không tải thêm 30-40 giây để làm sạch máy;

- Tuyệt đối tuân thủ theo quy trình chăm sóc, bảo dưỡng máy nêu trong tài liệu kỹ thuật.

6.3.1.2. An toàn lao động

- Tất cả các cơ cấu quay, truyền động đều phải được lắp bảo hiểm; - Mọi sửa chữa, thay thế phụ tùng chỉ được thực hiện khi máy dừng hẳn; - Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động khi vận hành máy móc, thiết bị.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN MÁY CÔNG CỤ (Trang 52 -55 )

×