Tình hình cầu thanh khoản

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 43 - 48)

Bảng 4.3 Tình hình cầu thanh khoản của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 - 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh số chi trả tiền gửi 242.054 299.584 414.440 57.530 23,77 114.856 38,34 Doanh số cho vay 321.066 398.494 416.256 77.428 24,12 17.762 4,46 Chi phí hoạt động 9.059 9.289 10.032 230 2,54 743 8,00 Tổng cầu thanh khoản 572.179 707.367 840.728 135.188 23,63 133.362 18,85

Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai

Qua bảng phân tích, ta có thể thấy tổng cầu thanh khoản của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, yếu tố làm tổng cầu thanh khoản tăng trƣởng là do doanh số cho vay và doanh số chi trả tiền gửi đều có mức tăng khá. Tổng cầu thanh khoản của năm này đạt mức 707.367 triệu đồng, tăng 135.188 triệu đồng, tƣơng đƣơng mức tăng 23,63% so với năm 2010. Bƣớc sang năm 2012, mức chi trả tiền gửi tăng cao nhƣng doanh số cho vay tăng chậm do hoạt động cho vay gặp khó khăn. Điều này làm cho mức độ tăng của tổng cầu thanh khoản năm 2012 ít hơn so với năm trƣớc. Kết quả tổng cầu thanh khoản đạt mức 840.728 triệu đồng, tăng 133.362 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 18,85% so với năm 2011. Để nắm bắt đƣợc những khoản mục có cầu thanh khoản cao nhằm có những chính sách quản trị thanh khoản hiệu quả, ta sẽ xem xét từng khoản mục.

* Về doanh số chi trả tiền gửi

Những khoản tiền mà khách hàng rút ra trong năm sẽ hình thành nên doanh số chi trả tiền gửi. Doanh số chi trả tiền gửi càng cao cho thấy khách hàng rút tiền ra càng nhiều và thƣờng xuyên. Qua bảng phân tích trên, ta thấy doanh số chi trả tiền gửi của Agribank Thới Lai tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, năm sau tăng cao hơn năm trƣớc. Năm 2011, tỷ lệ lạm phát tăng cao, đạt mức 18,58% vào cuối năm đã làm cho việc gửi tiền vào ngân hàng không còn hiệu quả, một bộ phận ngƣời gửi tiền rút tiền ra để đầu tƣ vào lĩnh vực khác. Hơn nữa, lƣợng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên cũng góp phần làm

cho doanh số chi trả tiền gửi tăng thêm. Doanh số chi trả tiền gửi năm 2011 đạt mức 242.054 triệu đồng, tăng 57.530 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 23,77% so với năm 2010. Bƣớc sang năm 2012, doanh số chi trả tiền gửi tiếp tục tăng lên và với tốc độ còn cao hơn so với tốc độ tăng năm 2011. Nguyên nhân là do lƣợng tiền gửi không kỳ hạn trong ngân hàng tăng cao, mà tính chất của loại tiền gửi này là khách hàng gửi vào và rút ra thƣờng xuyên nên làm cho doanh số chi trả tiền gửi tăng mặc dù dƣ nợ tiền gửi tại ngân hàng có tăng. Hơn nữa, lãi suất giảm khiến cho việc gửi tiền vào ngân hàng kém thu hút hơn trƣớc, một số khách hàng rút tiền ra cũng góp phần làm tăng doanh số chi trả tiền gửi. Kết quả doanh số chi trả tiền gửi năm 2012 đạt mức 414.440 triệu đồng, tăng 114.856 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 38,34% so với năm 2011. Doanh số chi trả tiền gửi tăng cao một mặt ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi tại ngân hàng, làm cho dƣ nợ vốn huy động của ngân hàng tăng trƣởng chậm mặc dù doanh số huy động tăng cao. Mặt khác, doanh số chi trả tiền gửi tăng đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ tiền để đảm bảo thanh khoản, nếu không sẽ gặp rủi ro thanh khoản rất lớn. Nhƣng việc dự trữ tiền nhƣ chúng ta đã biết là không sinh lợi nhuận và ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

* Về doanh số cho vay

Luồng tiền mà ngân hàng đem đi cho vay trong kỳ sẽ hình thành nên doanh số cho vay. Qua bảng phân tích trên, ta thấy doanh số cho vay của Agribank Thới Lai tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012 nhƣng với tốc độ không đồng đều, năm 2012 tăng chậm hơn năm 2011. Năm 2011, lãi suất cho vay bình quân tại ngân hàng là 16% ở giữa năm và lên đến 19% ở cuối năm. Mặc dù lãi suất cho vay tăng cao nhƣng nhu cầu vốn tín dụng của ngƣời dân vẫn lớn để sản xuất và doanh nghiệp cần vốn để phục hồi kinh doanh. Hơn nữa nợ xấu trong năm này cũng còn ở mức thấp nên ngân hàng vẫn mạnh dạn cho vay. Kết quả doanh số cho vay năm 2011 đạt mức 398.494 triệu đồng, tăng 77.428 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 24,12% so với năm 2011. Cho vay tăng một mặt cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, nhƣng mặt khác ngân hàng phải điều chỉnh nguồn vốn để vừa có tiền cho vay, vừa có tiền dự trữ lại để đảm bảo thanh khoản tại ngân hàng. Năm 2012, mặc dù lãi suất cho vay giảm, lãi suất cho vay bình quân chỉ có khoảng 14,8% ở cuối năm nhƣng vì nợ xấu trong năm tăng cao đã khiến ngân hàng phải giảm mức tín dụng để hạn chế rủi ro và giảm những khoản nợ xấu. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phần nào chờ đợi lãi suất giảm hơn nữa nên cũng chƣa vay thêm vốn. Đó là những lý do làm cho doanh số cho vay năm 2012 tăng trƣởng chậm

lại. Doanh số cho vay đạt mức 416.256 triệu đồng, chỉ tăng 17.762 triệu đồng tƣơng đƣơng 4,46% so với năm 2011.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay, ta xem xét đến doanh số cho vay trên từng ngành kinh tế. - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 D oa nh s (Tri ệu đồ ng ) 2010 2011 2012 Năm Nông nghiệp Thuỷ sản Thương mại- Dịch vụ Xây dựng Khác

Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai

Hình 4.4 Biểu đồ doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai giai đoạn 2010 - 2012

Qua biểu đồ trên, ta thấy doanh số cho vay trên hầu hết các ngành kinh tế đều tăng qua các năm. Riêng doanh số cho vay trên lĩnh vực xây dựng giảm nhẹ năm 2011 và tăng trở lại năm 2012, đặc biệt cho vay ngành thủy sản giảm mạnh năm 2012. Tình trạng suy thoái kinh tế, bất động sản bị đóng băng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến lĩnh vực xây dựng. Điều này làm cho việc cho vay trong lĩnh vực này gặp nhiều rủi ro và nên ngân hàng rất thận trọng. Điều này làm cho doanh số cho vay lĩnh vực này năm 2011 giảm nhẹ và tăng trƣởng rất ít trong năm 2012. Đặc biệt đáng nói hơn cả là ngành thủy sản. Năm 2011 ngành vẫn đạt đƣợc nhiều kết quả tốt, việc cho vay trong ngành này vẫn tăng trƣởng với tốc độ khá cao. Đến năm 2012, các doanh nghiệp bị thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, hoạt động cầm chừng và một số vụ việc kinh doanh không minh bạch của một số doanh nghiệp thủy sản đã làm cho ngành này gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nợ xấu của ngành tăng cao đã buộc ngân hàng phải hạn chế việc cho vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Điều này làm cho doanh số cho vay ngành này năm 2012 giảm mạnh so với năm trƣớc. Mặc dù doanh số cho vay tăng trƣởng chậm lại sẽ làm cho ngân hàng ít có áp lực về nguồn vốn để đảm bảo thanh khoản hơn nhƣng đây không phải là điều mà ngân hàng mong muốn vì cho vay là hoạt động tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Xét về góc độ thanh khoản, thời hạn của món vay có vai trò quan trọng. Việc tính toán thời hạn món vay hợp lý sẽ giúp ngân hàng có thể tuần hoàn giữa luồng tiền huy động đƣợc và luồng tiền đem cho vay để mang lại hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo vấn đề thanh khoản.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2010 2011 2012 Năm D oa nh s (t ri ệu đồ ng ) Ngắn hạn Trung và dài hạn

Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai

Hình 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai giai đoạn 2010 - 2012

Qua biểu đồ trên, ta thấy phần lớn doanh số cho vay là ngắn hạn, còn doanh số cho vay trung và dài hạn ít hơn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng của ngân hàng đa phần là nông dân vay để sản xuất nông nghiệp, các hộ dân cƣ vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tạm thời, các doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lƣu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, rất ít doanh nghiệp vay dài hạn để mở rộng sản xuất hoặc đầu tƣ. Các món vay ngắn hạn nhiều tức thời gian thu hồi nợ ngắn, ngân hàng có thể luân chuyển để có thể sử dụng cho vay tiếp, có thể cho vay nhiều lần mà không cần phải có nhiều vốn, dễ dàng đảm bảo thanh khoản hơn. Nhƣng ngƣợc lại các món vay thời hạn ngắn thì lợi nhuận thu về của từng món không cao.

* Về chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động ở đây bao gồm chi phí cho việc cung cấp dịch vụ và chi phí các hoạt động khác của ngân hàng. Qua bảng phân tích trên, ta thấy chi phí hoạt động của Agribank Thới Lai tăng nhẹ năm 2011 và tăng mạnh hơn năm 2012. Năm 2011, việc tăng số thẻ ATM và giá điện tăng đã góp phần làm tăng chi phí. Chi phí hoạt động năm 2011 là 9.289 triệu đồng, tăng 230 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 2,54% so với năm 2010. Năm 2012, số thẻ ATM mà ngân hàng phát hành năm 2011 đã bắt đầu giao dịch nhiều hơn, cùng với số thẻ mà ngân hàng đã phát hành thêm trong năm này làm tăng thêm chi phí

cho hoạt động cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu của Chính phủ cũng góp phần làm tăng thêm chi phí hoạt động của ngân hàng. Các yếu tố này làm cho chi phí hoạt động của Agribank Thới Lai năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, tổng chi phí hoạt động là 10.032 triệu đồng, tăng 743 triệu đồng tƣơng đƣơng 8% so với năm 2011. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhƣng việc kiểm soát chi phí hoạt động cũng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.

* Tình hình cầu thanh khoản 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.4 Tình hình cầu thanh khoản 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian So sánh 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch % Doanh số chi trả tiền gửi 363.529 488.967 125.438 34,51

Doanh số cho vay 185.960 228.306 42.346 22,77

Chi phí hoạt động 4.613 4.920 307 6,66

Tổng cầu thanh khoản 554.102 722.193 168.091 30,34

Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai

Qua bảng phân tích trên, ta thấy tổng cầu thanh khoản của Agribank Thới Lai trong 6 tháng năm 2013 cao hơn một lƣợng đáng kể so với cùng kỳ năm 2012. Bƣớc sang năm 2013, lƣợng tiền gửi không kỳ hạn tăng rất mạnh, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc. Bên cạnh đó là lãi suất huy động của loại tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng vẫn còn ở mức thấp nên loại tiền gửi này vẫn chƣa thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiền, nhiều khách hàng lại rút tiền để đầu tƣ vào lĩnh vực khác. Điều này đã làm cho doanh số chi trả tiền gửi của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc. Doanh số chi trả tiền gửi là 488.967 triệu đồng, tăng 125.438 triệu đồng tƣơng đƣơng 35,51% so với cùng kỳ năm 2012. Lãi suất huy động vốn giảm thì tƣơng ứng là lãi suất cho vay của ngân hàng cũng giảm theo. Lãi suất cho vay bình quân đã giảm từ 14,8%/ năm ở năm 2011 còn 12,5%/năm trong 6 tháng đầu năm 2013. Nhân lúc lãi suất cho vay thấp, các doanh nghiệp đã bắt đầu vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh, các hộ nông dân cũng vay vốn để tái sản xuất nông nghiệp. Do đó, doanh số cho vay của Agribank Thới Lai trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có bƣớc tăng đáng kể, cao hơn cùng kỳ năm trƣớc. Doanh số cho vay trong 6 tháng đạt 228.306 triệu đồng, tăng 42.346 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 22,77% so với cùng kỳ năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động chi trả kiều hối tăng mạnh, các giao dịch qua thẻ

ATM cũng sôi động hẳn lên đã làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Chi phí hoạt động đã tăng 6,66% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)