Bảng 4.1 Tình hình cung thanh khoản của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 – 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn điều chuyển 113.511 130.135 109.871 16.624 14,65 (20.264) (15,57) Doanh số huy động 260.588 322.523 468.509 61.935 23,77 145.986 45,26 Doanh số thu nợ 342.703 359.040 382.214 16.337 4,77 23.174 6,45 Thu nhập từ cung cấp dịch vụ 438 1.050 1.020 612 139,73 (30) (2,86) Tổng cung thanh khoản 717.240 812.748 961.614 95.508 13,32 148.866 18,32
Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai
Qua bảng phân tích, nhìn chung tổng cung thanh khoản của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai tăng trƣởng qua các năm. Năm 2011, sự tăng trƣởng của hoạt động huy động vốn đã đem đến những món tiền gửi mới cho ngân hàng, kết hợp với những khoản nợ thu về đã tạo nguồn cung thanh khoản chủ yếu. Bên cạnh đó, vốn điều chuyển và thu nhập từ cung cấp dịch vụ cũng góp phần tăng thêm nguồn cung thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Kết quả tổng cung thanh khoản năm 2011 của Agribank Thới Lai đạt 812.748 triệu đồng, tăng 95.508 triệu đồng, tƣơng đƣơng với mức tăng 13,32% so với năm 2010. Năm 2012, hoạt động huy động vốn tăng trƣởng vƣợt bậc kết hợp với sự tăng trƣởng của các nguồn cung khác đã làm tổng cung thanh khoản tăng thêm 148.866 triệu đồng, tƣơng đƣơng mức tăng 18,32% so với năm 2011. Nguồn cung thanh khoản tăng trƣởng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đáp ứng đƣợc các nhu cầu cần thiết.
* Về vốn điều chuyển
Qua bảng phân tích trên, ta thấy vốn điều chuyển của Agribank Thới Lai thay đổi không ổn định. Năm 2011, tình trạng kinh tế, đời sống dân cƣ gặp
nhiều khó khăn kết hợp với lạm phát tăng cao đã khiến cho việc huy động vốn từ tiền gửi gặp nhiều khó khăn. Tiền gửi của khách hàng tuy có tăng nhƣng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này buộc ngân hàng phải sử dụng thêm vốn điều chuyển từ Hội sở, làm cho vốn điều chuyển năm 2011 tăng 16.624 triệu đồng, tƣơng đƣơng mức tăng 14,65% so với năm 2010. Sự phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng nếu nhƣ có nhu cầu đột biến phát sinh ở chi nhánh mà ngân hàng không nhận đƣợc vốn điều chuyển kịp thời hoặc nhận đƣợc ít vốn điều chuyển. Bƣớc sang năm 2012, mặt bằng lãi suất liên tục giảm nên ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để tranh thủ nguồn vốn với chi phí thấp. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động đƣợc đã đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đi vay của khách hàng tại chi nhánh. Vì thế, ngân hàng đã cần ít vốn điều chuyển hơn, làm cho vốn điều chuyển năm 2012 chỉ có 109.871 triệu đồng, giảm 20.264 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 15,57% so với năm 2011. Điều này làm cho tình trạng thanh khoản ở Agribank Thới Lai tốt hơn vì ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu tại chi nhánh và quản lý thanh khoản.
Xét về cơ cấu nguồn vốn của Agribank Thới Lai, vốn điều chuyển từ Hội sở luôn chiếm một tỷ trọng không nhỏ:
Nguồn: Phòng kinh doanh, ngày 10/10/2013
Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai trong giai đoạn 2010 - 2012
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển năm 2010 và năm 2011 còn cao hơn cả vốn mà chi nhánh huy động đƣợc. Nhƣ đã phân tích thì tỷ trọng vốn điều chuyển cao có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến thanh khoản. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy là cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đang có sự chuyển dịch theo xu hƣớng tăng cƣờng nguồn vốn
huy động và giảm thiểu nguồn vốn điều chuyển. Điều này cho thấy ngân hàng đang dần độc lập hơn về nguồn vốn kinh doanh.
* Về doanh số huy động
Những khoản tiền mà ngân hàng mới huy động đƣợc trong kỳ sẽ hình thành nên doanh số huy động của ngân hàng. Qua bảng phân tích trên, ta thấy doanh số huy động của ngân hàng Agribank Thới Lai tăng trƣởng liên tục qua các năm. Năm 2011, mặt bằng lãi suất huy động tăng cao, có lúc đạt 18%/năm trƣớc khi NHNN ra chỉ thị xử lý nghiêm các ngân hàng huy động vƣợt trần, kéo mức lãi suất về mốc 14%/năm. Lãi suất tăng cao là điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng, giúp cho hoạt động huy động vốn phát triển. Kết quả doanh số huy động trong năm đạt 322.523 triệu đồng, tăng 61.935 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 23,77% so với năm 2010. Doanh số huy động tăng sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Bƣớc sang năm 2012, mặt bằng lãi suất liên tục giảm từ mức 14%/năm vào đầu năm chỉ còn 9% ở cuối năm. Lãi suất huy động giảm một mặt sẽ gây ra không ít khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng do khả năng sinh lời của đồng tiền thấp nên ngƣời dân hạn chế gửi tiền vào ngân hàng; mặt khác, nếu có thể tận dụng đƣợc điều kiện này thì ngân hàng có thể huy động đƣợc nguồn vốn với chi phí thấp. Tận dụng đƣợc lợi thế này, Agribank Thới Lai đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng các chƣơng trình marketing, khuyến mãi, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Kết quả doanh số huy động của ngân hàng đã tăng trƣởng vƣợt bậc với mức tăng 45,26% so với năm 2011. Doanh số huy động tăng cao đã cung cấp thêm nguồn cung thanh khoản quan trọng cho ngân hàng. Tuy nhiên, để xem xét về chất lƣợng của vốn huy động đối với tình trạng thanh khoản, ta phải xem xét thêm về thời hạn.
Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai
Hình 4.2 Doanh số huy động theo thời hạn của ngân hàng NN&PTNN chi nhánh Thới Lai giai đoạn 2010 - 2012
Qua biểu đồ trên, ta thấy trong tổng doanh số huy động thì tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2011, lãi suất tăng đã thu hút thêm tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng, làm cho loại tiền gửi này tăng lên. Bên cạnh đó, việc ngân hàng đẩy mạnh việc phát hành thẻ ATM đã làm cho nguồn vốn huy động từ thẻ tăng lên nhanh chóng, mà đặc điểm của nguồn vốn này là không kỳ hạn. Những điều đó đã làm cho tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn trên 12 tháng tăng lên và tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng giảm xuống. Tỷ trọng doanh số huy động tiền gửi không kỳ hạn tăng lên mức 29%, tỷ trọng doanh số huy động tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng lên thành 2%, tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng giảm còn 69%. Xu hƣớng thay đổi của cơ cấu doanh số huy động là bất lợi cho tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Bởi vì cơ cấu doanh số huy động dịch chuyển vào loại tiền gửi không kỳ hạn, là loại tiền gửi không ổn định và ngân hàng phải đảm bảo thanh khoản cao cho loại tiền gửi này. Năm 2012, lãi suất huy động liên tục giảm đối với loại tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng nên loại tiền gửi này không còn sức thu hút khách hàng nhiều nhƣ trƣớc, làm cho tỷ trọng doanh số loại tiền gửi này tiếp tục giảm về mức 60%. Mặt khác, số thẻ ATM mà ngân hàng đã phát hành ở năm trƣớc khách hàng đã bắt đầu sử dụng, song song đó là nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng cao do các doanh nghiệp đang cố gắng phục hồi sản xuất kinh doanh đã làm cho loại tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng tăng cao. Tỷ trọng doanh số tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 đã tăng lên mức 35%.Nhƣ đã phân tích trên thì xu hƣớng thay đổi này bất lợi cho tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Nhìn chung, cơ cấu doanh số huy động của ngân hàng có sự mất cân đối khi có sự chênh lệch quá lớn giữa loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn và tiền gửi có kỳ hạn dài. Điều này không tốt cho tình trạng thanh khoản của ngân hàng vì tiền gửi có kỳ hạn ngắn không ổn định, xác suất rút tiền cao nên ngân hàng phải dự trữ lại lƣợng tiền lớn để đảm bảo thanh khoản, nhƣ vậy sẽ giảm khả năng sinh lời.
* Về doanh số thu nợ
Khi các khoản nợ đến hạn, ngân hàng tiến hành thu nợ từ khách hàng. Các khoản tiền mà ngân hàng thu đƣợc trong kỳ sẽ hình thành doanh số thu nợ. Qua bảng phân tích trên ta thấy đƣợc doanh số thu nợ của ngân hàng tăng trƣởng liên tục qua các năm. Năm 2011, những khó khăn của nền kinh tế đã tác động đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả nƣớc nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn có vay vốn của Agribank Thới Lai nói riêng. Sản xuất trì trệ, hàng tồn kho tăng cao làm cho doanh thu của các doanh nghiệp giảm sút, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Mặt khác, tình hình giá cả nông sản bấp bênh đã ảnh hƣởng không ít đến thu
nhập của các hộ nông dân, làm giảm khả năng trả nợ ngân hàng của bộ phận này. Tín dụng tăng trƣởng, ngân hàng cho vay ngày càng nhiều nhƣng việc thu nợ không đƣợc thuận lợi do những khó khăn từ phía khách hàng. Điều này làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng vẫn tăng trƣởng nhƣng với tốc độ chậm. Doanh số thu nợ năm 2011 của Agribank Thới Lai đạt 359.040 triệu đồng, tăng 16.337 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 4,77% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số thu nợ tăng thêm 23.174 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 6,45% so với năm 2011. Tốc độ tăng của năm 2012 cao hơn tốc độ tăng của năm 2011 là do các khoản mà ngân hàng đã cho vay năm 2011 đã đến hạn thu hồi làm doanh số thu nợ tăng lên.
Để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ của các ngành kinh tế, ta xem xét đến sự thay đổi doanh số thu nợ trên từng ngành:
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 D oa nh s ố (Tri ệu đồ ng ) 2010 2011 2012 Năm Nông nghiệp Thuỷ sản Thương mại- Dịch vụ Xây dựng Khác
Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai
Hình 4.3 Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai giai đoạn 2010 - 2012
Qua biểu đồ trên, ta thấy có sự tăng giảm không đồng đều về doanh số thu nợ giữa các ngành kinh tế. Năm 2011, trong khi ngành nông nghiệp địa phƣơng bị ảnh hƣởng bởi sự bấp bênh của giá cả thì ngành thủy sản lại gặp điều kiện thuận lợi khi giá cả tăng rất cao vào đầu năm. Điều này khiến cho những ngƣời nuôi cá ở địa phƣơng đạt đƣợc hiệu quả cao, thu đƣợc nhiều lợi nhuận nên khả năng trả nợ ngân hàng cao hơn. Kết quả doanh số thu nợ của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp giảm nhẹ trong khi doanh số thu nợ của ngành thủy sản lại tăng mạnh. Đối với các ngành thƣơng mại – dịch vụ và ngành xây dựng thì hoạt động kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của nền kinh tế, khả năng trả nợ giảm nên doanh số thu nợ của ngân hàng trong hai ngành này cũng giảm theo. Bƣớc sang năm 2012, thời tiết
thuận lợi đã giúp cho việc canh tác đƣợc mùa, song song với đó là sự hỗ trợ của Chính phủ nên thu nhập của ngƣời nông dân đƣợc đảm bảo, khả năng trả nợ ngân hàng tăng lên nên doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp đã tăng trở lại. Ngƣợc lại, những biến cố của doanh nghiệp chế biến thủy sản đã trực tiếp ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của ngƣời nuôi trồng thủy sản. Điều này đã làm cho doanh số thu nợ của ngành này giảm sút. Các ngành thƣơng mại – dịch vụ và xây dựng đã dần hoạt động ổn định trở lại, doanh số thu nợ của các ngành này đã tăng. Nhìn chung, những diễn biến phức tạp của nền kinh tế đã ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của các ngành kinh tế khác nhau. Điều này làm cho việc thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, ngân hàng cần phải giám sát chặt chẽ từng ngành để có thể nhận ra những thay đổi bất lợi mà kịp thời đƣa ra các chính sách cho vay và thu nợ, đồng thời đảm bảo thanh khoản trong trƣờng hợp việc thu nợ gặp khó khăn.
* Về thu nhập từ cung cấp dịch vụ
Tuy không phải là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng nhƣng việc cung cấp dịch vụ cũng đem lại một phần lợi nhuận và cung cấp thêm thanh khoản cho ngân hàng. Qua bảng phân tích trên, ta thấy thu nhập từ cung cấp dịch vụ tăng cao năm 2011 và giảm nhẹ năm 2012. Năm 2011, ngân hàng phát hành thêm nhiều thẻ ATM mới, nâng tổng số thẻ ATM từ 3.255 thẻ năm 2010 lên 5.831 thẻ ở năm 2011. Hoạt động chuyển tiền và chi trả kiều hối trong năm này tăng trƣởng mạnh. Sự tăng trƣởng đó đã góp phần làm tăng thu nhập từ cung cấp dịch vụ. Kết quả thu nhập từ cung cấp dịch vụ của Agribank Thới Lai năm 2011 đạt mức 1.050 triệu đồng, tăng 612 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 139,73% so với năm 2010. Năm 2012, hoạt động chuyển tiền và chi trả kiều hối không tăng trƣởng nhiều, làm cho thu nhập từ cung cấp dịch vụ trong năm này chỉ đạt 1.020 triệu đồng, giảm 2,86% so với năm 2011.
* Tình hình cung thanh khoản 6 tháng đầu năm 2013
Bƣớc sang năm 2013 với tình hình kinh tế chƣa có nhiều khởi sắc. Sản xuất kinh doanh trong nƣớc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng nội địa yếu, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm đã ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gián tiếp ảnh hƣởng đến ngân hàng. Để đảm bảo an toàn thanh khoản, ngân hàng phải giám sát chặt chẽ cung cầu thanh khoản để có những điều chỉnh cần thiết. Tình hình nguồn cung thanh khoản của Agribank Thới Lai đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.2 Tình hình cung thanh khoản của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian So sánh 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch % Vốn điều chuyển 120,148 130,411 10,263 8,54 Doanh số huy động 387.650 501.001 113.351 29,24 Doanh số thu nợ 171.939 196.082 24.143 14,04 Thu nhập từ cung cấp dịch vụ 764 849 85 11,13
Tổng cung thanh khoản 680.501 828.343 147.842 21,73
Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai
Qua bảng phân tích trên, ta thấy tình hình cung thanh khoản của Agribank Thới Lai trong 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với cùng kỳ năm trƣớc. Bƣớc sang năm 2013, NHNN vẫn tiếp tục duy trì mức trần lãi suất huy động ở mức 8% lúc đầu năm và giảm dần còn khoảng 7% ở tháng 6/2013. Trong tình trạng kinh tế khó khăn thì việc đầu tƣ chứng khoán, vàng hay bất động sản đều gặp rủi ro cao nên ngƣời dân vẫn chuộng gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi mặc dù lãi suất thấp. Chính điều này đã làm cho doanh số huy động của Agribank Thới Lai giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng trƣởng. Doanh số huy động đạt 501.001 triệu đồng, tăng 113.351 triệu đồng tƣơng đƣơng mức tăng 29,24% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy là tình trạng lãi suất giảm cũng ảnh hƣởng phần nào tới vốn huy động của ngân hàng, ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này làm cho ngân hàng phải sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển