ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 49)

4.2.1 Các chỉ tiêu tài chính

Bảng 4.6 Các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Đvt Thời gian 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tiền mặt tại quỹ Triệu đồng 1.267 1.358 1.552 1.428 1.920 Dƣ nợ tín dụng Triệu đồng 206.595 246.158 280.200 260.179 312.424 Tiền gửi của

khách hàng Triệu đồng 96.514 119.453 173.522 143.574 185.556 Tổng tài sản Có Triệu đồng 210.025 249.588 283.393 263.722 315.967 Tiền gửi thƣờng xuyên Triệu đồng 52.243 66.387 68.138 65.108 62.186 Tiền gửi không

kỳ hạn Triệu đồng 20.268 34.763 60.022 42.638 84.071 Tiền gửi có kỳ hạn Triệu đồng 76.246 84.690 113.500 100.936 101.485 + Tín dụng/tiền gửi Lần 2,14 2,06 1,61 1,81 1,68 + Trạng thái tiền mặt % 0,60 0,54 0,55 0,54 0,61 + Năng lực sử dụng vốn % 98,37 98,63 98,87 98,66 98,88 + Tiền gửi thƣờng xuyên % 24,87 26,60 24,04 24,69 19,68

+ Cơ cấu tiền

gửi Lần 0,27 0,41 0,53 0,42 0,83

Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới lai

4.2.1.1 Tỷ lệ tín dụng trên tiền gửi

Qua bảng phân tích trên, nhìn chung tỷ lệ tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai là khá cao, dƣ nợ tín dụng luôn cao hơn tiền gửi của khách hàng. Năm 2010, tỷ lệ này là 2,14, tức là dƣ nợ tín dụng gấp hơn 2 lần so với số dƣ tiền gửi của ngân hàng. Nếu là một ngân hàng thong thƣờng thì để có đủ vốn để cho vay, ngân hàng phải bán các tài sản đang nắm giữ hoặc đi vay trên thị trƣờng tiền tệ. Nhƣng Agribank Thới Lai là một chi nhánh cấp 3 nên ngân hàng sử dụng nguồn vốn đƣợc điều chuyển từ Hội sở để bù đắp phần thâm hụt, đó là lý do làm vốn điều chuyển tăng lên. Tuy đã

có nguồn hỗ trợ từ Hội sở nhƣng vốn điều chuyển có chi phí cao hơn vốn huy động tại ngân hàng và rủi ro có thể rất lớn nếu nhƣ vốn điều chuyển không đáp ứng kịp và đủ nhu cầu tại ngân hàng. Năm 2011, tỷ lệ tín dụng trên tiền gửi giảm lại còn 2,06 nhƣng tỷ lệ này vẫn còn cao. Mặc dù hoạt động cho vay trong năm nay vẫn tăng trƣởng khá nhanh nhƣng tỷ lệ này giảm cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả. Năm 2012, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 1,61. Nguyên nhân là do tiền gửi của khách hàng tăng trƣởng nhanh trong khi dƣ nợ tín dụng không tăng trƣởng nhiều. Điều này là do những tác động của nền kinh tế, tình hình nợ xấu đã làm cho mức tăng trƣởng tín dụng bị giảm. Tuy nguyên nhân này không phải là điều mà ngân hàng mong muốn nhƣng có thể nói rủi ro đã đƣợc giảm lại. Bƣớc sang năm 2013, mức tín dụng tăng trƣởng nhanh trong khi tiền gửi của khách hàng tăng trƣởng chậm hơn nên đã làm cho tỷ lệ này tăng lên thành 1,68. Điều này cho thấy ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn và chú ý hơn nữa đến hoạt động cho vay để vừa làm tín dụng tăng trƣởng, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ tín dụng trên tiền gửi của Agribank Thới Lai đang có dấu hiệu giảm lại. Đây là một xu hƣớng có lợi cho ngân hàng vì mức độ an toàn thanh khoản đã tăng lên và ngân hàng có thể chủ động hơn về nguồn vốn.

4.2.1.2 Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt

Qua bảng phân tích trên, ta thấy chỉ tiêu trạng thái tiền mặt giảm ở năm 2011 và bắt đầu tăng trở lại từ năm 2012, đặc biệt tăng cao vào 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, chỉ tiêu trạng thái tiền mặt là 0,6%. Năm 2011, lạm phát tăng cao nên có thể xuất hiện hiện tƣợng rút tiền gửi nhiều vì lạm phát làm việc gửi tiền kém hiệu quả. Hơn nữa, sự tăng trƣởng mạnh của lƣợng thẻ ATM trong năm này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ nhiều tiền mặt hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thiết. Nhƣng nguồn vốn của ngân hàng trong năm cũng tăng lên nhanh chóng nên chỉ tiêu trạng thái tiền mặt giảm còn 0,54%. Do trong năm không có hiện tƣợng rút tiền đột biến nên việc giảm chỉ tiêu tiền mặt là khá hợp lý. Năm 2012, sự sụt giảm lãi suất và lƣợng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên buộc ngân hàng phải dự trữ tiền mặt nhiều hơn để đảm bảo thanh khoản. Điều này làm cho chỉ tiêu trạng thái tiền mặt tăng nhẹ thành 0,55%. Bƣớc sang năm 2013, lƣợng tiền gửi không kỳ hạn tăng rất mạnh và tình hình lãi suất thấp khiến ngân hàng phải chú trọng hơn đến vấn đề thanh khoản. Kết quả là ngân hàng đã dự trữ nhiều tiền mặt hơn để đáp ứng các nhu cầu cần thiết, làm chỉ tiêu trạng thái tiền mặt tăng lên thành 0,61%. Đối với một ngân hàng thì để đánh giá đƣợc trạng thái tiền mặt là tốt hoặc xấu thì phải dựa vào nhu cầu vay vốn và rút tiền hàng ngày để có kế hoạch dự trữ hợp lý.

Nếu dự trữ thiếu tiền mặt, rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra nhƣng nếu dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ mất khả năng kiếm lợi nhuận vì tiền mặt không sinh lãi. Với quy định của chi nhánh cấp trên là không đƣợc dự trữ tiền mặt quá 2 tỷ đồng, Agribank Thới Lai luôn tính toán để dự trữ lƣợng tiền mặt hợp lý để vừa đảm bảo thanh khoản vừa kiếm đƣợc lợi nhuận. Tuy nhiên, việc theo dõi sát tình hình kinh tế cũng nhƣ nhu cầu rút tiền của khách hàng để có những điều chỉnh kịp thời là cần thiết. Đặc biệt giai đoạn cuối năm là giai đoạn ngƣời dân thƣờng có nhu cầu rút tiền lớn để chuẩn bị đón Tết.

4.2.1.3 Chỉ tiêu năng lực sử dụng vốn

Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy năng lực sử dụng vốn của ngân hàng là rất cao và có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2010, chỉ tiêu này là 98,37% có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng gần hết nguồn vốn của mình đem đi cho vay. Đối với một ngân hàng bình thƣờng thì điều này là rất rủi ro vì khi đem hết vốn đi cho vay thì sẽ không có đủ vốn để thực hiện các hoạt động khác và chi trả cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu. Nhƣng Agribank Thới Lai có thể sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở, nhƣng nhƣ đã phân tích thì điều này vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. Năm 2011, chỉ tiêu năng lực sử dụng vốn tăng lên thành 98,63%. Nguyên nhân là do tín dụng vẫn tăng trƣởng nhanh hơn mức tăng của nguồn vốn nên chỉ tiêu này mới tăng lên. Năm 2012, tín dụng tăng trƣởng chậm lại, ngân hàng cũng sử dụng ít vốn điều chuyển hơn nên chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng lên 98,87%. Tháng 6 năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên 98,88%. Mức tăng này là không đáng kể so với cuối năm trƣớc nhƣng lại cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc. Nhìn chung, chỉ tiêu năng lực sử dụng vốn của Agribank Thới Lai luôn rất cao và có xu hƣớng tăng. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này cao là do nguồn vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, ngân hàng phải sử dụng đến vốn điều chuyển từ Hội sở. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ sử dụng đến vốn điều chuyển khi có sự thiếu hụt vốn phát sinh và lƣợng vốn điều chuyển hầu nhƣ chỉ đáp ứng đủ lƣợng thiếu hụt đó. Còn xu hƣớng chỉ tiêu này ngày càng tăng là do ngân hàng ngày càng tính toán cẩn thận hơn nguồn vốn điều chuyển để tránh dƣ thừa quá nhiều, làm cho vốn điều chuyển gần nhƣ chỉ đáp ứng đủ phần thiếu hụt, và chỉ tiêu này ngày càng tăng tiến gần đến 100%. Nếu xét Agribank Thới Lai là một ngân hàng độc lập thì với tỷ số năng lực sử dụng vốn này cho thấy ngân hàng ngày càng kém thanh khoản. Nhƣng với đặc thù của một chi nhánh, Agribank Thới lai có thể sử dụng vốn điều chuyển, nhƣng điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

4.2.1.4 Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên

Theo lý thuyết thì khách hàng gửi tiền không kỳ hạn có thể rút ra bất cứ lúc nào nhƣng trong điều kiện bình thƣờng thì những ngƣời gửi tiền không làm nhƣ vậy, họ chỉ rút ra khi có nhu cầu. Hơn nữa, song song với việc khách hàng rút tiền ra thì luôn có những khoản tiền do khách hàng mới gửi vào. Phần tiền gửi không kỳ hạn mà khách hàng chƣa rút ra cộng với khoản tiền gửi có kỳ hạn chƣa đến hạn hình thành nên tiền gửi thƣờng xuyên trong ngân hàng. Đây là nguồn tiền ngân hàng có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Qua bảng phân tích trên, ta thấy đƣợc chỉ tiêu tiền gửi thƣờng xuyên không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 chỉ tiêu tiền gửi thƣờng xuyên tăng lên mức 26,6%, đến năm 2012 giảm lại còn 24,04%. Chỉ tiêu này của 6 tháng đầu năm 2013 cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này giảm là do tốc độ tăng của khoản tiền gửi thƣờng xuyên không bằng tốc độ tăng của tổng tài sản Có. Hay nói cách khác ngân hàng huy động đƣợc nhiều hơn nhƣng khoản tiền gửi thƣờng xuyên của khách hàng lại ít đi. Chỉ tiêu này giảm chứng tỏ mức độ thanh khoản của ngân hàng giảm.

4.2.1.5 Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi

Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy đƣợc chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi có xu hƣớng tăng và tăng rất nhanh ở 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng tăng nhanh trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng chậm đã dẫn đến chỉ tiêu này tăng liên tục. Đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi tăng lên đến 0,83 lần. Điều này cho thấy tiền gửi không kỳ hạn đã gần bằng với tiền gửi không kỳ hạn, chiếm gần một nửa tổng số tiền gửi. Nếu xét về mặt quy mô nguồn vốn thì tiền gửi không kỳ hạn tăng cũng làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Nhƣng nếu xét về mặt thanh khoản, tiền gửi không kỳ hạn tăng cao sẽ buộc ngân hàng phải dự trữ lại nhiều để đáp ứng thanh khoản. Nhƣng nhƣ đã phân tích trên, dƣ nợ tín dụng đã cao hơn tiền gửi và ngân hàng phải sử dụng đến vốn điều chuyển. Do đó, chỉ tiêu này tăng hay tiền gửi không kỳ hạn tăng cao mang đến nhiều rủi ro cho tình trạng thanh khoản của ngân hàng.

4.2.2 Nợ xấu

Thông thƣờng, luôn có sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Thật hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản Nợ. Do đó, ngân hàng luôn phải cân nhắc về thời hạn giữa hai loại tài sản để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Nếu nhƣ ngân hàng không thu hồi đƣợc các khoản nợ đúng hạn, điều này đồng

nghĩa với việc nợ xấu tăng lên sẽ gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng khi các khoản tiền gửi đã đến hạn hoàn trả.

* Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 4.7 Tình hình nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thới Lai giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012

6 tháng đầu năm 2013 Nợ xấu Triệu đồng 1.214 2.161 6.611 6.662 7.178 Tổng dƣ nợ Triệu đồng 206.595 246.158 280.200 260.179 312.424 Tỷ lệ nợ xấu % 0,59 0,88 2,36 2,56 2,30

Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai

Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy đƣợc tình hình nợ xấu của ngân hàng Agribank Thới Lai liên tục tăng. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu là 0,59% so với tổng dƣ nợ. Tỷ lệ này đƣợc xem là thấp đối với ngân hàng. Năm 2011, nợ xấu tăng và tốc độ tăng nhanh hơn tổng dƣ nợ, điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2011 tăng lên 0.88%. Mặc dù đối với ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu này đƣợc xem là thấp nhƣng việc nợ xấu tăng lên đã cho thấy những khó khăn của nền kinh tế đã bắt đầu ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp và ngân hàng. Năm 2012, nợ xấu tăng đột biến trong khi tốc độ tăng của tổng dƣ nợ vẫn không tăng nhiều đã làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng rất cao. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 2,36%, tăng cao hơn rất nhiều so với năm trƣớc. Điều này bắt buộc ngân hàng phải rà soát lại các khoản nợ và chú ý hơn nữa trong việc đánh giá khách hàng để cho vay. Kết quả 6 tháng năm 2013, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống mức 2,3%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trƣớc. Tỷ lệ nợ xấu giảm là do dƣ nợ tín dụng đã tăng nhanh và lƣợng nợ xấu trong ngân hàng có mức tăng chậm hơn. Tuy nhiên việc nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cho thấy chất lƣợng cho vay của ngân hàng đang giảm lại. Ngân hàng phải rà soát lại hoạt động cho vay để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp hạn chế việc tiếp tục tăng của nợ xấu.

* Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ

Mỗi nhóm nợ có khả năng thu hồi nợ khác nhau. Nắm bắt đƣợc tình hình nợ xấu trong mỗi nhóm nợ, ngân hàng có thể biết đƣợc những loại nợ nào có khả năng mất vốn mà có cách xử lý phù hợp.

Qua hình 4.6, ta có thể thấy đƣợc nợ xấu ở tất cả các nhóm nợ đều tăng mạnh tron năm 2012, trong đó nợ nhóm 5 – loại nợ có khả năng mất vốn tăng rất nhanh. Năm 2011, nợ nhóm 3 giảm nhẹ và nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng lên. Điều này là do những khoản nợ nhóm 3 của năm trƣớc vẫn chƣa thu hồi lại đƣợc nên thời hạn thu hồi nợ ngày càng trễ và phải chuyển qua nhóm 4 và

nhóm 5. Việc thu hồi những khoản nợ này gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế biến động, lạm phát tăng cao đã ảnh hƣởng đến các đối tƣợng đã vay vốn của ngân hàng. Năm 2012, nợ của cả 3 nhóm đều tăng. Trong đó nợ nhóm 5 tăng rất cao. Dựa vào chênh lệch giữa năm 2011 và năm 2011 ta thấy các khoản nợ nhóm 5 không những bao gồm những khoản nợ đƣợc chuyển từ nhóm 3, nhóm 4 của năm trƣớc mà còn có thêm những khoản nợ đƣợc chuyển trực tiếp thành nợ nhóm 5. Hơn nữa, các khoản nợ đƣợc chuyển sang nợ nhóm 3 cũng khá cao. Điều này cho thấy có những đối tƣợng khách hàng hầu nhƣ không có khả năng trả nợ nên các khoản nợ của các đối tƣợng này đƣợc chuyển trực tiếp sang nợ có khả năng mất vốn. Tình trạng này cho thấy sự khó khăn nền kinh tế ngày càng gia tăng, chất lƣợng của các món cho vay ngày càng giảm nên nợ xấu mới tăng liên tục. Kết quả 6 tháng năm 2013, nợ nhóm 5 vẫn rất cao, tuy có nhỏ hơn so với cùng kỳ năm 2012 chút ít. Việc thu hồi nợ của ngân hàng đã có những cải thiện nhƣng nhìn chung tình hình nợ không thu hồi đƣợc vẫn còn rất cao. Những khoản nợ không thu hồi đƣợc này ngân hàng cần tìm những nguồn tiền khác thay thế để đáp ứng thanh khoản.

Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Thới Lai

Hình 4.6 Biểu đồ nợ xấu phần theo nhóm nợ của ngân hàng Agribank Thới Lai giai đoạn 2010 đến 6 tháng 2013

* Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

Qua hình 4.7, ta thấy trong các ngành kinh tế thì nợ xấu của ngành thủy sản là nhiều nhất và có tốc độ tăng cao nhất. Năm 2011, nợ xấu ở tất cả các ngành có mức tăng nhẹ so với năm trƣớc. Nợ xấu của ngành thủy sản đặc biệt rất cao và tăng rất nhanh. Nguyên nhân dẫn đến tính trạng này là các doanh nghiệp chế biến thủy sản xảy ra nhiều biến cố nên ảnh hƣởng đến khả năng trả

nợ và gián tiếp ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của nông dân nuôi trồng thủy

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thới lai, cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)