4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên năng suất trứng trứng
Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên tổng năng suất trứng, tỉ lệ đẻ trung bình cũng như tiêu tốn thức ăn qua các tuần được thể hiện qua Bảng 4.4. Tổng năng suất trứng giữa các nghiệm thức có sự khác biệt không đáng kể (P > 0,05), nhưng có thế thấy rõ tổng năng suất của nghiệm thức đối chứng là thấp hơn (10 quả/mái) so với các nghiệm thức có bổ sung, cụ thể nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics và nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics là 13 quả/mái, và nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics với tổng
27
năng suất trứng là 14,5 quả/mái. Kết quả này cho thấy việc bổ sung Yucca và probiotics đã cải thiện được năng suất của gà, mặc dù không cao. Nghiên cứu của Rowland et al. (1976) cũng cho kết quả tương tự khi bổ sung Yucca 31 hoặc 155 mg/kg thức ăn cho gả đẻ đã cải thiện được năng suất trứng và làm giảm mức NH3 trong chuồng.
Trong một nghiên cứu của Kutlu et al. (2000) về bổ sung Yucca cho chim cút đã tác động cải thiện tỉ lệ đẻ. Tương tự, tỉ lệ đẻ của gà ở các nghiệm thức có bổ sung Yucca kết hợp với probiotics có khuynh hướng cao hơn so với đối chứng nhưng không khác biệt về mặc thống kê (P > 0,05). Cụ thể là ở nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics có tỉ lệ đẻ trung bình 25,89%, 50YC + 0,1% probiotics và 50YC + 0,3% probiotics có tỉ lệ đẻ 23,21% và đều cao hơn đối chứng với tỉ lệ đẻ 18,75%.
Tiêu tốn thức ăn (g/mái/ngày) qua các nghiệm thức không có sự khác biệt (P > 0,05), một nghiên cứu của Kutlu et al. (2005) bổ sung Yucca trên chim cút cũng cho kết quả tương tự. Nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics có tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp nhất (76,97 g), kế đến là nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics (79.25 g), đối chứng (81.16 g), cao nhất là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics (82.09 g) là do ở nghiệm thức này có sự thay lông nhiều hơn các nghiệm thức khác nên đã đưa tiêu tốn thức ăn lên cao hơn.
Tiêu tốn thức ăn g/trứng ở nghiệm thức đối chứng cao hơn so với 3 khẩu phần còn lại. Cụ thể: cao nhất là nghiệm thức đối chứng (388.46 g/trứng), nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics (306.96 g/trứng), 50YC + 0,3% probiotics (304.85 g/trứng), cuối cùng là nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics (303.65 g/trứng). Tiêu tốn thức ăn không bị ảnh hưởng bởi các mức độ bổ sung (P > 0,05).
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên tiêu tốn thức ăn qua các nghiệm thức ( ±SD)
NT Chỉ tiêu ĐC 50YC + 0,1% probiotics 50YC + 0,3% probiotics 50YC + 0,5% probiotics P Tổng NST 10,5±1,29 13,0±2,16 13,0±1,41 14,5±4,20 0,22 TLĐ TB (%) 18,75±2,30 23,21±3,85 23,21±2,52 25,89±7,50 0,22 TTTA (g/mái/ngày) 81,16±4,02 76,97±2,85 82,09±1,53 79,25±2.60 0,11 TTTA (g/trứng) 388,46±115,31 303,65±55,99 304,85±65,64 306,96±25,34 0,32
28
Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên năng suất trứng và tỉ lệ đẻ qua các tuần được thể hiện lần lượt qua Hình 4.1 và Hình 4.2 cho thấy sự biến động năng suất trứng và tỉ lệ đẻ khi tăng dần tuần tuổi. Có thể thấy năng suất trứng cũng như tỉ lệ đẻ qua các tuần của nghiệm thức đối chứng thấp hơn so với các khẩu phần còn lại.
Hình 4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên năng suất trứng
Hình 4.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên tỉ lệ đẻ Năng suất trứng qua các tuần của các nghiệm thức nhìn chung có xu hướng giảm dần theo tuần tuổi và do tác động của chu kỳ thay lông đang diễn ra trên gà. Đến tuần 79 năng suất của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức
29
50YC + 0,3% probiotics bằng nhau và bằng 1 (trứng/mái), nằm ở mức cao hơn là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics với 1,25 (trứng/mái), cuối cùng là nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics với 1,5 (trứng/mái), tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê giừa các nghiệm thức (P > 0,05). Cùng xu hướng với năng suất trứng, tỉ lệ đẻ cũng giảm dần theo các tuần. So với các nghiệm thức bổ sung thì đối chứng có tỉ lệ đẻ thấp hơn, đặc biệt ở tuần 79 đối chứng có tỉ lệ đẻ là 14,29% thấp nhất, nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics có tỉ lễ đẻ cao nhất với 19,71% mặc dù không có ý nghĩa về mặc thống kê (P > 0,05).