Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên chất lượng trứng gà

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung yucca schidigera và probiotics lên năng suất và chất lượng trứng gà nòi (Trang 41)

trứng gà

4.5.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên chất lượng trứng gà qua các nghiệm thức trứng gà qua các nghiệm thức

Bảng 4.5 trình bày ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng.

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên chất lượng trứng qua các nghiệm thức( ±SEM)

Nghiệm thức Chỉ tiêu ĐC 50YC + 0,1% probiotics 50YC + 0,3% probiotics 50YC + 0,5% probiotics P KL trứng (g) 46,78±1,481 48,28±1,719 47,46±1,617 46,83±1,523 0,91 Tỉ lệ lòng trắng (%) 51,39±0,948 51,01±1,100 51,67±1,035 50,60±0,975 0,89 Tỉ lệ lòng đỏ (%) 36,87±0,843 37,54±0,978 37,56±0,920 38,17±0,867 0,76 Tỉ lệ vỏ (%) 11,74±0,459 11,44±0,533 10,77±0,502 11,22±0,472 0,55 Màu lòng đỏ 7,96±0,300 8,39±0,348 8,20±0,327 8,47±0,308 0,65 Chỉ số hình dáng 73,66±0,970 73,74±1,126 71,72±1,059 72,71±0,998 0,50 Chỉ số lòng trắng đặc 0,06±0,006 0,06±0,007 0,07±0,007 0,07±0,006 0,70 Chỉ số lòng đỏ 0,45±0,014 0,45±0,017 0,43±0,016 0,44±0,015 0,84 Đơn vị Haugh 88,18±0,223 88,25±0,259 88,38±0,243 88,54±0,229 0,72 Độ dày vỏ (mm) 0,37 a±0,008 0,37a±0,009 0,34b±0,008 0,35ab±0,008 0,05

30

Khối lượng trứng ở các nghiệm thức bổ sung Yucca cao xu hướng tăng cao hơn so với đối chứng và không có ý nghĩa thống kê (P = 0,91). Tăng cao nhất là nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics với khối lượng 48,28 g, tăng ít nhất là nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics là 46,83 g. So sanh với Kutlu et al. (2005) với cùng chất bổ sung là Yucca lên chim cút cũng cho kết quả các khẩu phần bổ sung có khối lượng trứng cao hơn đối chứng.

Tỉ lệ lòng trắng trong các khẩu phần bổ sung không có thay đổi nhiều so với đối chứng, không có sự chênh lệch đáng kể (P > 0,05). Trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics (51,67%) cao hơn đối chứng ( 51,39%), thấp nhất là nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics (51,01%).

Ta có thể thấy khối lượng trứng ở các khẩu phẩn bổ sung cao hơn đối chứng, điều này có thể giải thích do tỉ lệ lòng đỏ ở các khẩu phần bổ sung cũng cao hơn đối chứng. Các tỉ lệ trong khoảng từ 37,54% ( nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics) đến 38,17% (nghiệm thức50YC + 0,5% probiotics) và cao hơn đối chứng có tỉ lệ 36,87%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Nghiên cứu của Kutlu et al. (2005) trên chim cút cho thấy rằng bổ sung Yucca làm giảm độ dày vỏ trứng cút, điều này cũng tương tự cho thí nghiệm này. Độ dày vỏ ở nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics bằng với đối chứng là 0,37 mm, còn ở hai nghiệm thức còn lại vỏ mỏng hơn lần lượt là 0,34 mm (50YC + 0,3% probiotics) và 0,35 mm (50YC + 0,5% probiotics).

Bên cạnh độ dày vỏ thì tỉ lệ vỏ trứng cũng có nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics có tỉ lệ vỏ thấp so với đối chứng 11,74%. Ngược lại, hai nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics và 50YC + 0,3% probiotics có tỉ lệ vỏ cao hơn đối chứng lần lượt là 11,22% và 10,77%. Và sự sai khác ở các nghiệm thức không có ý nghĩa (P > 0,05).

Màu của lòng đỏ qua các khẩu phần đều cho thấy cao hơn đối chứng, đạt yêu cầu về chất lượng (≥ 7) mặc dù không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Màu sắc lòng đỏ của đối chứng nằm ở mức 7,96 trong khi các nghiệm thức còn lại nằm ở mức cao hơn là từ 8,20 (50YC + 0,3% probiotics) đến 8,47 (50YC + 0,5% probiotics). Do Yucca có chứa phenol, stilbene, resveratrol có vai trò của các chất chống oxy hóa cho nên lòng đỏ của các khẩu phần bổ sung có khả năng chống oxy hóa cao, giữ được màu sắc lâu hơn trong quá trình trữ trứng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Các chỉ số trứng đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Chỉ số hình dáng của nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics (73,74) nằm trong khoảng trứng tốt có chất lượng của Trần Đức Hưng (2006) (73 – 75) và cao

31

hơn đối chứng (73,66), còn chỉ số lòng trắng đặc (0,06) bằng với đối chứng và chỉ số lòng đỏ (0,45) cũng bằng với đối chứng. Ở nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics và nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics đều có chỉ số lòng trắng đặc là 0,07 cao hơn đối chứng (0,06).

Đơn vị Haugh giữa các nghiệm thức cao hơn đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Cụ thể ở các nghiệm thức có đơn vị Haugh cao hơn đối chứng (88,18) lần lượt là 50YC + 0,1% probiotics (88,25), 50YC + 0,3% probiotics (88,38) và 50YC + 0,5% probiotics (88,54).

4.5.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên chất lượng trứng gà qua các tuần tuổi trứng gà qua các tuần tuổi

Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm bổ sung Yucca và probiotics lên chất lượng trứng qua các tuần tuổi được thể hiện ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên chất lượng trứng qua các tuần tuổi ( ±SEM)

Tuần

Chỉ tiêu Tuần 72 Tuần 75 Tuần 79 P KL trứng (g) 48,55±1,232 48,00±1,334 45,47±1,540 0,291 Tỉ lệ lòng trắng (%) 52,48±0,789 51,05±0,854 49,97±0,986 0,145 Tỉ lệ lòng đỏ (%) 36,11±0,701 37,95±0,759 38,55±0,876 0,077 Tỉ lệ vỏ (%) 11,41±0,382 11,00±0,414 11,48±0,478 0,687 Màu lòng đỏ 7,60b±0,249 8,60a±0,270 8,50ab±0,312 0,021 Chỉ số hình dáng 73,03±0,807 71,35±0,874 74,49±1,009 0,077 Chỉ số lòng trắng đặc 0,07±0,005 0,05±0,005 0,07±0,006 0,136 Chỉ số lòng đỏ 0,50a ±0,012 0,40b±0,013 0,40ab±0,015 0,004 Đơn vị Haugh 88,60±0,185 87,98±0,201 88,43±0,232 0,091 Độ dày vỏ (mm) 0,30a±0,006 0,40ab±0,007 0,40b±0,008 0,013

a,b các giá trị cùng một cột mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau (P>0,05)

Khối lượng trứng giảm dần qua các tuần, cao nhất ở tuần 72 (48,55 g), thấp nhất ờ tuần 79 (45,47 g). Tương tự tỉ lệ lòng trắng cũng giảm dần, cao nhất ở tuần 72 (52,48%) và thấp nhất ở tuần 79 (49,97%). Các chỉ tiêu đều có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tỉ lệ lòng đỏ cao nhất ở tuần 79 (38,55%), thấp nhất ở tuần 72 (36,11%), không có ý nghĩa thống kê (P =0,077). Tỉ lệ vỏ cao nhất ở tuần 79 (11,48%), giảm dần ở tuần 72 (11,41%) và thấp nhất ở tuần 75 (11,0%), không có sự khác biệt (P > 0,05). Màu lòng đỏ

32

có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) cụ thể cao nhất ở tuần 75 với mức 8,6, kế đến là tuần 79 với 8,5, cuối cùng là tuần 72 với 7,6.

Chỉ số hình dáng và chỉ số lòng trắng đặc đều cao nhất ờ tuần 79 (74,49 và 0,07), thấp nhất ở tuần 75 (71,35 và 0,05) và đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Chỉ số lòng đỏ rất có ý nghĩa thống kê (P =0,004) qua các tuần. Cao nhất ở tuần 72 (0,5), tuần 75 và 79 đều bằng nhau là 0,4. Đơn vị Haugh ở tuần 72 là 88,60 và giảm ở tuần 75 (87,98) nhưng tăng lại vào tuần 79 (88,43).

Độ dày vỏ qua các tuần nằm trong mức cho phép của Nguyễn Đức Hưng (2006) (0,25 – 0,58). Tuần 72 thấp nhất với 0,3 mm, tuần 75 và 79 cao hơn tuần 72 và bằng nhau là 0,4 mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

4.5.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca và probiotics lên chất lượng trứng gà qua từng nghiệm thức trong các tuần tuổi trứng gà qua từng nghiệm thức trong các tuần tuổi

Tác động của các khẩu phần thí nghiệm và tuần tuổi lên các chỉ tiêu: khối lượng, màu và tỉ lệ các thành phần trứng được trình bày cụ thể qua Bảng 4.7. Các chỉ tiêu độ dày vỏ, đơn vị Haugh và các chỉ số trứng được trình bày ở Bảng 4.8.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm và tuần tuổi lên khối lượng, màu và tỉ lệ các thành phần trứng ( ±SEM)

Chỉ tiêu NT Tuần KL trứng (g) Tỉ lệ lòng trắng (%) Tỉ lệ lòng đỏ (%) Tỉ lệ vỏ (%) Màu lòng đỏ ĐC 72 47,90±2,135 53,22±1,36 35,48±1,21 11,29±0,66 7,20±0,43 75 47,17±2,756 50,36±1,76 37,32±1,56 12,31±0,85 8,67±0,55 79 45,26±2,756 50,57±1,76 37,79±1,56 11,62±0,85 8,00±0,55 50YC + 0,1% probiotics 72 50,29±2,756 52,57±1,76 34,70±1,56 12,72±0,85 7,67±0,55 75 47,50±2,756 50,45±1,76 39,55±1,56 9,98±0,85 8,00±0,55 79 47,05±3,376 50,00±2,16 38,37±1,92 11,62±1,04 9,50±0,68 50YC + 0,3% probiotics 72 48,43±2,135 53,29±1,36 35,84±1,21 10,86±0,66 7,60±0,43 75 50,05±2,756 52,43±1,76 36,77±1,56 10,79±0,85 9,00±0,55 79 43,90±3,376 49,28±1,16 40,05±1,92 10,66±1,04 8,00±0,68 50YC + 0,5% probiotics 72 47,55±2,756 50,84±1,76 38,39±1,56 10,76±0,85 8,00±0,55 75 47,28±2,387 50,96±1,52 38,14±1,35 10,89±0,74 8,75±0,48 79 45,66±2,756 50,00±1,76 37,97±1,56 12,01±0,85 8,67±0,55 P 0,970 0,941 0,574 0,382 0,546

33

Khối lượng trứng ở tuần 72 cao nhất là nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics (50,29 g), thấp nhất là nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics (47,55 g). Ở tuần 75 nghiệm thức cao nhất là 50YC + 0,3% probiotics (50,05 g), thấp nhất là đối chứng (47,17 g). Tuần 79 cao nhất là 50YC + 0,1% probiotics (47,05 g), thấp nhất là 50YC + 0,3% probiotics (43,9 g).

Tỉ lệ lòng trắng tuần 72 cao nhất là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics (53,29%), thấp nhất là 50YC + 0,5% probiotics (50,84%).Tuần 75 cao nhất vẫn là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics (52,43%), thấp nhất là đối chứng (50,36%). Ở tuần 79 đối chứng tăng lên cao nhất với 50,57%, thấp nhất là 50YC + 0,3% probiotics với 49,28%.

Tỉ lệ lòng đỏ của nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics là 34,7%, thấp nhất của tuần 72, cao nhất cảu tuần này là 50YC + 0,5% probiotics với 38,39%. Cao nhất tuần 75 là 50YC + 0,1% probiotics (39,55%), thấp nhất là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics (36,77%). Tuần 79 50YC + 0,3% probiotics cao nhất với tỉ lệ 40,5%, thấp nhất là đối chứng (37,79%).

Tỉ lệ vỏ của tuần 72 thấp nhất là nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics (10,76%), cao nhất là 50YC + 0,1% probiotics (12,72%). Tuần 75, cao nhất là đối chứng (12,31%), thấp nhất là 50YC + 0,1% probiotics (9,8%). Tuần 79 cao nhất thuộc về nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics (12,01%), thấp nhất là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics (10,66%).

Màu sắc của các khầu phần có sự dao động giữa các tuần trong mức từ 7,2 – 9,5 đều đạt tiêu chuẩn về màu sắc (≥ 7). Cụ thể tuần 72 màu cao nhất là nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics (8,0), màu thấp nhất là đối chứng (7,2). Tuần 75, thấp nhất là nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics (8,0), cao nhất là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics (9,0). Ở tuần cuối nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics (9,5) cao nhất, hai nghiệm thức đối chứng và 50YC + 0,3% probiotics có màu thấp nhất bằng nhau là 8,0.

Chỉ số hình dáng tuần 72 của đối chứng (74,57) cao nhất, thấp nhất là nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics (72,13). Tuần 75 cao nhất là 50YC + 0,1% probiotics (73,15), thấp nhất là nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics (69,29). Nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics (75,72) cao nhất tuần 79, thấp nhất là 50YC + 0,3% probiotics (72,82). Chỉ số lòng trắng đặc nghiệm thức đối chứng trong tuần 72 và 79 là 0,06 cao hơn tuần 75 chỉ có 0,04. Ở nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics chỉ số lòng trắng đặc ở tuần 72 là cao nhất (0,06), tuần 75 và 79 thấp hơn tuần 72 và bằng nhau là 0,05. Nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics có chỉ số bằng nhau ở 2 tuần 72 và 75 là 0,06 và thấp hơn tuần 79 (0,07). Nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics có sự chênh lệch

34

cao nhất, tuần 75 thấp nhất với chỉ số là 0,04, cao nhất là 0,08 ở tuần 79. Chỉ số lòng đỏ giữa các nghiệm thức qua các tuần dao động từ 0,39 – 0,51. Trong đó thấp nhất là 0,39 của nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics tuần 75 và nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics tuần 79. Cao nhất 0,51 là của nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics ở tuần 72.

Đơn vị Haugh có sự chênh lệch không nhiều giữa các nghiệm thức qua các tuần. Nằm trong khoảng từ 87,66 của nghiệm thức đối chứng tuần 75 đến cao nhất là 88,94 của nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics tuần 79.

Độ dày vỏ của các nghiệm thức qua các tuần cũng nằm trong mức cho phép của Nguyễn Đức Hưng (2006) là (0,25 – 0,58). Cụ thể thấp nhất là 0,32 của nghiệm thức 50YC + 0,3% probiotics và nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics cùng nằm ở tuần 75. Cao nhất là 0,39 của nghiệm thức đối chứng tuần 75 và nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics tuần 79.

Tất cả sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua các tuần đều không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm và tuần tuổi lên độ dày vỏ, đơn vị Haugh và các chỉ số trứng ( ±SEM)

Chỉ tiêu NT Tuần Chỉ số hình dáng Chỉ số lòng trắng đặc Chỉ số lòng đỏ Đơn vị Haugh Độ dày vỏ (mm) ĐC 72 74,57±1,398 0,06±0,009 0,44±0,021 88,48±0,321 0,34±0,011 75 71,85±1,806 0,04±0,012 0,42±0,027 87,66±0,415 0,39±0,015 79 74,54±1,806 0,06±0,012 0,48±0,027 88,40±0,415 0,38±0,015 50YC + 0,1% probiotics 72 72,35±1,806 0,06±0,012 0,49±0,027 88,77±0,415 0,35±0,015 75 73,15±1,806 0,05±0,012 0,39±0,027 88,01±0,415 0,36±0,015 79 75,72±2,212 0,05±0,014 0,47±0,034 87,96±0,508 0,38±0,018 50YC + 0,3% probiotics 72 73,04±1,398 0,06±0,009 0,45±0,021 88,38±0,321 0,34±0,011 75 69,29±1,806 0,06±0,012 0,41±0,027 88,32±0,415 0,32±0,015 79 72,82±2,212 0,07±0,014 0,44±0,034 88,41±0,508 0,35±0,018 50YC + 0,5% probiotics 72 72,13±1,806 0,07±0,012 0,51±0,027 88,74±0,415 0,33±0,015 75 71,10±1,564 0,04±0,010 0,40±0,024 87,91±0,359 0,32±0,013 79 74,88±1,806 0,08±0,012 0,39±0,027 88,94±0,415 0,39±0,015 P 0,844 0,776 0,110 0,753 0,171

35

4.6 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần bổ sung Yucca và probiotics

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế giữa các NT được thể hiện qua Bảng 4.7 cho thấy mức chênh lệch về lợi nhuận khá rõ rệt giữa các nghiệm thức bổ sung bột Yucca kết hợp probiotics so với nghiệm thức đối chứng. Ở nghiệm thức 50YC + 0,1% probiotics và 50YC + 0,3% probiotics có sự chênh lệch lợi nhuận không nhiều và đều cao hơn đối chứng. Ở nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics có mức lợi nhuận cao nhất (454.513,5 đồng) cách biệt so với nghiệm thức đối chứng (308.833,6 đồng) cũng như 2 nghiệm thức còn lại 50YC + 0,1% probiotics (428.691,8 đồng) và 50YC + 0,3% probiotics (422.732,9 đồng), có thể thấy nghiệm thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bảng 4.9: Lợi nhuận kinh tế Nghiệm thức Chỉ tiêu ĐC 50YC + 0,1% probiotics 50YC + 0,3% probiotics 50YC + 0,5% probiotics Số ngày thí nghiệm 56 56 56 56 Số gà thí nghiệm 40 40 40 40

Tiền 1 kg TĂ thí nghiệm (đồng) 10.800 10.890 11.050 11.210 TTTA toàn kỳ (kg) 22,562 21,516 22,920 22,077 Tổng chi phí thức ăn (đồng) 243.666,4 234.308,2 253.267,1 247.486,5 Tổng số trứng toàn kỳ (quả) 85 102 104 108 Tiền bán 1 quả trứng (đồng) 6.500 6.500 6.500 6.500 Tổng tiền bán trứng (đồng) 552.500 663.000 676.000 702.000 Chênh lệch thu chi (đồng) 308.833,6 428.691,8 422.732,9 454.513,5 Lợi nhuận (%) 100,0 138,8 136,9 147,3

36

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics có tổng năng suất trứng và tỉ lệ đẻ trung bình có khuynh hướng cao hơn các nghiệm thức còn lại, tiêu tốn thức ăn thấp hơn và cho chất lượng trứng tốt hơn mặc dù không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05) ngoại trừ độ dày vỏ.

Nghiệm thức 50YC + 0,5% probiotics có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các nghiệm thức khác.

5.2 Đề nghị

Nên áp dụng nuôi gà Nòi với khẩu phần có mức bổ sung 50 mg bột Yucca/kg thức ăn kết hợp với 0,5% probiotics vào thực tế để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Nên lặp lại nghiên cứu trên nhiều giống gà khác nhau, các tuần tuổi đẻ khác nhau để so sánh và tìm ra khẩu phần thích hợp nhất.

Cần kiểm tra sinh lí máu của gà mái đẻ khi bổ sung Yucca và probiotics xem hàm lượng cholesterol trong máu và các chỉ tiêu sinh lí máu khác.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999). Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Bùi Xuân Mến (2007). Bài giảng chăn nuôi gia cầm. Đại học Cần Thơ. Dương Thanh Liêm (1999). Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Tài liệu giảng dạy cao học Đại học Cần Thơ.

Dương Thanh Liêm (2003). Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Đặng Vũ Bình (2007). Giáo trình giống vật nuôi. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Lê Hồng Mận (2001). Tiêu chuẩn dinh dưỡng và công thức phối trộn thức ăn cho gà. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1999). Nuôi gà gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Lê Hồng Mận (2003). Hỏi đáp về chăn nuôi gà. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Võ Văn Sơn (1999). Bài giảng dinh dưỡng gia súc. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Đức Hưng (2006). Giá trình chăn nuôi gia cầm. Đại Học Nông Lâm Huế.

Nguyễn Thanh Sang (2012). Ảnh hưởng của các khẩu phần qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau lên năng suất, chất lượng thân thịt và tỉ lệ tiêu hóa của gà thịt Cobb 500. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp.

Trần Thị Kim Oanh (1998). Luận án thạc sỹ ngành chăn nuôi.

Võ Bá Thọ (1995). Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thương phẩm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Võ Bá Thọ (1996). Kĩ thuật nuôi gà công nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Vũ Duy Giảng (1997). Thức ăn dinh dưỡng gia súc. Nhà xuất bản giáo dục.

Vũ Duy Giảng (2010). Saponin và chất chống oxy hóa trong phụ gia thức ăn chăn nuôi nguồn thảo dược. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

38

Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng và Tôn Thất Sơn (1997). Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

Cheeke. P. R (1999). Actual and potential application of Yucca schidigera and Quillaja saponaria saponins is human and animal nutrition. Department of animal Sciences, Oregon state University.

Hristov, A.N., McAllister, T.A., Van Herk, F.H., Cheng, K.–J., Newbold, C.J. and Cheeke, P.R. (1999). Effect of Yucca schidigeraon ruminal fermentation and nutrient digestion in heifers.Journal of Animal Science 77, 2554–2563.

Lu, C.D. and Jorgensen, N.A. (1987). Alfalfa saponins affect site and extent of nutrient digestion in ruminants. Journal of Nutrition117, 919–927.

Kong. Z (1998). Separation and characterization of biological important

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung yucca schidigera và probiotics lên năng suất và chất lượng trứng gà nòi (Trang 41)