Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hấp phụ ion kẽm (II) của xơ

Một phần của tài liệu phân tích khả năng hấp phụ của ion Zn2+ lên vật liệu xơ mướp (Trang 35 - 36)

điện tử quét phân giải cao Hitachi S-4800 tại trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu, viện khoa học vật liệu.

2.2.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hấp phụ ion kẽm (II) của xơ mướp biến tính mướp biến tính

Quá trình hấp phụ được tiến hành với kĩ thuật bể: một khối lượng xác định xơ mướp biến tính được cho vào bình tam giác chứa 100ml dung dịch ion kẽm (II) 20ppm, khuấy bằng máy khuấy từ trong khoảng thời gian xác định.

Sau khi hấp phụ, lọc bỏ xơ mướp lấy phần dung dịch trong đem đi đo hàm lượng dung dịch kẽm (II) còn lại bằng phương pháp phổ hấp phụ nguyên tử (AAS). Hiệu suất của quá trình hấp phụ H(%) được tính theo công thức (2.1).

Chúng tôi chọn loại xơ mướp được biến tính ở điều kiện tối ưu là vật liệu hấp phụ và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hấp phụ của kẽm (II): pH ,thời gian khuấy ,nồng độ xơ mướp.

2.2.4.1. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ

Điều kiện tiến hành: Ảnh hưởng của pH dung dịch đến hiệu suất hấp phụ ion được khảo sát trong khoảng pH dung dịch thay đổi từ 3-7, thời gian hấp phụ là 30 phút, nồng độ xơ mướp 1g/100ml dung dịch.

2.2.4.2. Ảnh hưởng của thời gian khuấy đến hiệu suất hấp phụ

Điều kiện tiến hành: Ảnh hưởng của thời gian khuấy đến hiệu suất hấp phụ ion trên xơ mướp được nghiên cứu trong thời gian khuấy thay đổi từ 30 phút đến 150 phút, pH là 5, nồng độ xơ mướp là 1g/100ml dung dịch.

2.2.4.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn : lỏng đến hiệu suất hấp phụ ion kẽm (II)

Điều kiện tiến hành: Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn : lỏng đến hiệu suất hấp phụ ion bằng xơ mướp được nghiên cứu trong điều kiện nồng độ xơ mướp thay đổi từ 0,5÷2,5g/100ml, pH là 5, nồng độ ZnSO4 là 20mg/l, thời gian khuấy là 60 phút.

Một phần của tài liệu phân tích khả năng hấp phụ của ion Zn2+ lên vật liệu xơ mướp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w