Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn: lỏng

Một phần của tài liệu phân tích khả năng hấp phụ của ion Zn2+ lên vật liệu xơ mướp (Trang 42 - 43)

Điều kiện tiến hành: Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn:lỏng đến quá trình biến tính xơ mướp được nghiên cứu trong điều kiện: nồng độ axit citric 45%, thời gian biến tính là 3h và tỉ lệ rắn: lỏng thay đổi lần lượt là: 3g:20ml dung dịch, 3g:30ml dung dịch, 3g:40ml dung dịch, 3g:50ml dung dịch, 3g:60ml dung dịch.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn: lỏng đến hiệu suất biến tính xơ mướp

Thể tích axit citric (ml) 20 30 40 50 60

Zn (II) C0 (ppm) 20 20 20 20 20

Cf (ppm) 7,94 6,99 5,97 6,01 6,29

H (%) 60,03 65,05 70,15 69,95 68,55

Kết quả thực nghiệm về sự ảnh hưởng của tỉ lệ rắn:lỏng đến hiệu suất hấp phụ ion Zn2+ của xơ mướp biến tính được biểu diễn trên hình 3.5.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn: lỏng đến hiệu suất hấp phụ ion Zn2+ của xơ mướp

Từ đồ thị hình 3.5 cho thấy hiệu suất hấp phụ ion Zn2+ của xơ mướp biến tính bằng axit citric 45% tăng dần khi tăng tỉ lệ rắn: lỏng từ 3g:20ml dung dịch đến 3g:40ml dung dịch. Hiệu suất hấp phụ cao nhất là 70,15% ứng với tỉ lệ 3g xơ mướp: 40ml axit citric. Ảnh hưởng của tỉ lệ rắn: lỏng đến quá trình biến tính xơ mướp có thể được giải thích là do ban đầu khi tăng tỉ lệ rắn: lỏng lên đến tỉ lệ 3g xơ mướp: 40ml axit citric thì số lượng axit tăng lên nên hiệu suất hấp phụ tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên khi các trung tâm hấp phụ đã được bão hòa axit citric việc tiếp tục tăng thể tích axit citric hầu như không ảnh hưởng tới hiệu suất hấp phụ.

Vì vậy tỉ lệ rắn: lỏng tối ưu cho quá trình hấp phụ ion kẽm (II) là 3g:40ml.

Một phần của tài liệu phân tích khả năng hấp phụ của ion Zn2+ lên vật liệu xơ mướp (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w