Điều kiện tiến hành: Ảnh hưởng của thời gian nung đến quá trình biến tính xơ mướp được thực hiện trong điều kiện: nồng độ axit citric là 45%, tỉ lệ rắn: lỏng 3g:40ml, thời gian nung ở 1200C được thay đổi lần lượt là: 1h, 2h, 3h, 4h, 5h.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian nung đến quá trình biến tính xơ mướp Thời gian (h) 1 2 3 4 5 Zn (II) C0 (ppm) 20 20 20 20 20 Cf (ppm) 6,39 6,14 5,97 5,74 5,87 H (%) 68,05 69,25 70,15 71,30 70,65
Kết quả thực nghiệm về sự ảnh hưởng của thời gian biến tính đến hiệu suất hấp phụ ion Zn2+ của nguyên liệu xơ mướp được biểu diễn trên hình 3.6.
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thời gian nung đến hiệu suất biến tính xơ mướp
Đồ thị hình 3.6 chỉ ra rằng khi thời gian nung tăng từ 1h÷4h thì hiệu suất hấp phụ tăng nhanh rõ rệt nhưng khi tiếp tục tăng thời gian nung lên trên 4h thì hiệu suất hấp phụ lại giảm xuống. Vì vậy chúng tôi chọn thời gian nung tối ưu là 4h. Sự gia nhiệt ở 1200C tạo điều kiện cho các axit tách nước thành các anhydric. Các anhydric này sẽ tham gia phản ứng este hóa với xenlulozo của xơ mướp (tại mỗi vị trí như vậy đã xuất hiện 2 nhóm chức axit từ axit citric). Tuy nhiên nếu kéo dài thời gian nung thì quá trình trên sẽ tiếp tục diễn ra với các nhóm chức còn lại của axit citric làm giảm số lượng nhóm chức axit nên làm giảm khả năng hấp phụ.
Kết luận: Sau khi khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit citric, tỉ lệ rắn : lỏng, thời gian biến tính xơ mướp chúng tôi tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình biến tính xơ mướp là: nồng độ axit citric: 45%, tỉ lệ rắn: lỏng là:3g:40ml, thời gian nung là 4h.