Nghiên cứu về sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trên cam quýt

Một phần của tài liệu Tuyển chọn cây đầu dòng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cam sành tại Hàm Yên Tuyên Quang (Trang 34 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.4. Nghiên cứu về sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trên cam quýt

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản, chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Sau thụ phấn thụ tinh là quá trình đậu quả, tuy nhiên sự đậu quả còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Hàm lượng auxin và các chất kích thích sinh trưởng thấp là nguyên nhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa nở. Để tăng cường sự đậu quả người ta bổ sung thêm auxin và gibbrellin ngoại sinh cho hoa và quả non, hai chất này có tác dụng bổ sung thêm cho nguồn phytohoocmon có trong phôi hạt vốn không đủ cho quá trình nảy mầm. Vì vậy mà sự sinh trưởng của quả được kích thích và quả khó có thể rụng ngay được.

+ Au xin

Auxin có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đặc biệt là quá trình đậu quả và sự sinh trưởng của quả. Nó được sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất nhất là với ngành trồng cây ăn quả.

Ở Hawai nhiều cánh đồng dứa được phun dung dịch muối natri của α - NAA ở nồng độ 25ppm thì dứa ra hoa sớm hơn 2-3 tuần. Auxin kìm hãm sự rụng của lá, hoa và quả, nồng độ sử dụng tuỳ thuộc vào từng loại quả ví dụ: Cà chua, bầu, bí, cam, chanh... nồng độ α -NAA 10-20ppm, 2,4D nồng độ 5-10ppm.

Theo Skoong, F (1940) [37] có thể dùng chất kích thích sinh trưởng với liều lượng cao để phun cho cam làm hoa rụng bớt đi để tránh hiện tượng ra quả cách năm. Chẳng hạn như NAA nồng độ từ 100ppm, 200ppm... 500ppm thấy kết quả như sau:

Nồng độ 500ppm: số hoa rụng đi 50%, nồng độ 250ppm: số hoa rụng đi 23%, nồng độ 200ppm: số hoa rụng đi 20%. Số lượng quả tuy giảm, nhưng do trọng lượng quả tăng lên cho nên sản lượng ổn định và tránh hiện tượng cách năm. Cũng theo Skoong, F (1940) [37] đã bổ xung thêm α -NAA với nồng độ 10-20ppm để làm giảm sự rụng trái táo. Sử dụng α -NAA ở nồng độ 40ppm hay phun kết hợp với GA3 nồng độ 40ppm đã làm giảm sự rụng quả, gia tăng số quả có ý nghĩa khi thu hoạch so với đối chứng, làm cho năng suất của giống xoài Tommy atkins ở Nam Phi. Đối với giống xoài Langra và Ewais, phun α -NAA ở nồng độ 40ppm vào tháng 4 có ý nghĩa làm giảm sự rụng quả so với đối chứng.

Ở Trung Quốc phun 2,4D ở nồng độ 5-10ppm vào mùa hoa cam đang nở rộ thấy tỷ lệ đậu quả tăng so với đối chứng, đường kính quả tăng 9%, sản lượng tăng 34,2% [37].

+ GA3 (Gibberllin)

Lịch sử phát hiện ra gibberellin gắn liền với những nghiên cứu bệnh lúa von mà các nhà nghiên cứu người Nhật đã quan tâm từ lâu. Triệu chứng điển hình là cây lúa tăng trưởng chiều cao quá mức, làm cây yếu, giảm năng suất trên 40%. Các nhà bệnh cây Nhật bản cho rằng bệnh von là do loại nấm ký

sinh ở cây lúa có tên là gibberela fujikuroi gây nên, loại nấm này đã tiết ra một chất nào đó kích thích sự sinh trưởng chiều cao của cây lúa và gây nên bệnh lý

Trong nhiều trường hợp GA3 kích thích sự ra hoa rõ rệt, ảnh hưởng đặc trưng của GA3 đến sự ra hoa là kích thích sự sinh trưởng và phát triển của trụ nằm dưới hoa (ngồng), nó được coi là thành phần hoocmon ra hoa, có thể xử lý GA3 để có hoa quả trái vụ.

GA3 cũng có tác dụng trong việc phân hóa các cơ quan sinh sản đặc biệt là sự phân hóa giới tính đực và cái, kích thích sự hình thành hoa đực và ức chế quá trình hình thành hoa cái, chính vì vậy mà người ta đã sử dụng GA3 để điều khiển số lượng hoa đực của các cây họ bầu bí.

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000) [15], phun chất kích thích sinh trưởng thực vật cho cam, quýt để nhằm: Nâng cao tỷ lệ đậu quả, làm quả to hơn, làm cho quả ít hạt hay không có hạt, làm rụng bớt hoa những năm cây ra quả nhiều, tránh hiện tượng ra quả cách năm, hạn chế rụng quả.

Theo Bàn Thúy Nga (2013) [12], trong thí nghiệm về sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng: chế phẩm Antonik, kích phát tố thiên nông và GA3 trên cây cam sành tại Bắc Quang Hà Giang cho thấy việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng làm tăng tỷ lệ đậu hoa đậu quả lên cao so với đối chứng, chất lượng của quả cũng được cải thiện.

Cũng tương tự trong thí nghiệm về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trên cam Vinh tại Lục Ngạn - Bắc Giang (Nguyễn Danh Đức, 2014) làm giảm tỷ lệ rụng quả, làm tăng năng suất thu hoạch từ 36,4 - 47,6 % và giúp tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Trong đó, chế phẩm phân bón lá Rong biển và chất điều hòa sinh trưởng Atonik làm tăng năng suất đến 47,6% so với đối chứng [6].

Một phần của tài liệu Tuyển chọn cây đầu dòng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cam sành tại Hàm Yên Tuyên Quang (Trang 34 - 37)