Mỗi quốc gia cần xây dựng một hành làng pháp lý về chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối vững chắc, phù hợp với thể chế chính trị của từng quốc gia để hỗ trợ trong việc điều hành và quản lý tỷ giá.
Các biện pháp can thiệp hành chính của chính phủ trong việc điều hành chính tỷ giá như là:
Quy định các pháp nhân và thể nhân được phép kinh doanh, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối .
Tăng cường giám sát các giao dịch ngoại hối thông qua việc kiểm soát chặt hợp đồng thành toán ngoại tệ; đề ra mức phạt nặng đối với trường hợp kê khống giá của hợp đồng xuất nhập khẩu và đối với các hành vi gian lận khác.
Duy trì công tác thành tra, kiểm tra việc thực thi quy định về chế độ quản lý ngoại hối hiện hành; cương quyết trừng phạt nặng không phân biệt thành phần kinh tế nếu xuất hiện hành vi vi phạm.
Rà soát thường xuyên các văn bản pháp quy để cải tiến kịp thời.
Các quy định chế tài buộc các tổ chức này phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời gian nhất định. Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. Nhằm đảm bảo lượng ngoại tệ lưu thông trên thị trường, hạn chế việc đầu cơ tích lũy ngoại tệ nhằm hưởng chênh lệch lãi suất.
Ngoài ra tùy vào đặc điểm văn hóa, kinh tế, chính trị của từng nước mà dùng các công cụ hành chính để điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp.
Tuy nhiên, với xu thế mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính thì các biện pháp can thiệp quá mức của nhà nước ngày càng không phù hợp. Cho
nên xu hướng hiện nay là hạn chế sự can thiệp hành chính của nhà nước và chuyển sang dùng các công cụ của thị trường.