Vai trò của nhà nước trong việc điều hành tỷ giá

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại tai ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 26 - 28)

Việc thực hiện một chế độ tỷ giá linh hoạt, vừa phải có sự kiểm soát với một mức tỷ giá gọi là tỷ giá chính thức được công bố bởi NHNN, cùng với một biên độ quy định cho các mức tỷ giá giao dịch trên thị trường so với tỷ giá chính thức đòi hỏi chính phủ nói chung và NHNN nói riêng cần phải có sự can thiệp điều phối thị trường để duy trì biên độ quy định.

NHNN luôn phải xác định mình là một thành phần chủ chốt, thường trực của các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.

Trong công tác điều hành hệ thống tỷ giá hối đoái nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng, NHNN cần có sự phân tích rõ ràng giữa hai chức năng: chức năng ngân hàng đại diện cho Nhà nước với chức năng can thiệp thị trường. Trong đó chức năng ngân hàng đại diện cho Nhà nước là để thực hện các chức năng giao dịch nhằm thanh toán các khoản thu chi của Nhà nước và giao dịch nhằm tăng tích lũy ngoại tệ theo mục tiêu. Còn chức năng can thiệp thị trường là nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.

NHNN phải không ngừng chú trọng việc xây dựng và tăng cường bộ máy của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng việc tăng số lượng thành viên trên thị trường. Từng bước cho các tổ chức tín dụng không phải là NHTM tham gia đầy đủ các nghiệp vụ như kỳ hạn hoán đổi, mặc dù có thể giới hạn các giao dịch này chỉ được thực hiện với các NHTM và NHNN.

NHNN và các bộ ngành phải có kế hoạch dự tính trước các giao dịch của mình một cách cụ thể và không để các thành phần kinh tế khác bật ra khỏi thị trường chính thức bằng cách các giao dịch của Nhà nước không chỉ được thực hiện trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mà còn phải mở rộng giao dịch trên khu vực tự do của thị trường.

Chú trọng hơn đến việc hoàn thiện và phát triển các công cụ của thị trường ngoại tệ mà trước mắt là các nghiệp vụ đang hiện tồn tại như các nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn ngoại tệ hoán đổi... bằng các biện pháp cụ thể như: NHNN và các cơ quan có trách nhiệm thường xuyên tổ chức báo cáo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng, nên gấp rút tổ chức các lớp bồi dưỡng về bản chất và kỹ thuật các nghiệp vụ hối đoái nói riêng và nhiệm vụ nào đó nói chung khi mới được đưa vào sử dụng để đảm bảo một sự nhận thức đúng về bản chất cũng như kỹ thuật nghiệp vụ khi thực hiện.

Việc can thiệp của NHNN là nhằm vào điều phối các quan hệ cung cầu trên thị trường chứ không nên có sự can thiệp sâu vào các nghiệp vụ mang tính kỹ thuật của thị trường.

Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thông qua một số biện pháp cụ thể như: đặt mạnh trọng tâm vào việc không ngừng đổi mới hệ thống thanh toán của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng và quan trọng là NHNN cả về cơ chế thanh toán và trang thiết bị kỹ thuật để hạn chế về thanh toán qua nhiều trung gian mà trước hết là hệ thống thanh toán nội bộ của chính các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

Bổ sung vào cơ chế điều hành tỷ giá mới một nội dung hết sức quan trọng vào đầu năm, NHNN công bố tỷ giá hối đoái danh nghĩa hàng năm, hàng quý trên cơ sở điều chỉnh mức tỷ giá giao dịch thực tế bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được xác lập theo cơ chế mới. Dựa vào đó các cơ quan chức năng có đầy đủ căn cứ để xác lập cân đối lớn, vĩ mô của nền kinh tế.

Mục đích can thiệp của NHTW không hoàn toàn giống nhau, điều này phụ thuộc vào tình hình, ý đồ chiến lược của mỗi nước, ngay ở một quốc gia thì mục đích can thiệp ở mỗi thời kỳ cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại tai ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 26 - 28)