Hoàn thiện thị trường ngoại hối và công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại tai ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 77 - 78)

7. Kiến nghị mục tiêu phát triển cho chính sách tỷ giá cũng như chính sách ngoại hối của Việt Nam trong tương la

7.2. Hoàn thiện thị trường ngoại hối và công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam

60% so với đồng Nhân dân tệ giống như hàng hóa sản xuất ở Việt Nam bị đánh thuế hơn 60% so với hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc.

Chừng nào vấn đề tỷ giá chưa được giải quyết thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chỉ là ước muốn. Chỉ có điều chỉnh tỷ giá mới có thể giúp cân bằng ngoại thương. Nếu Việt Nam không chủ động thì khi dữ trữ ngoại hối còn ở mức quá thấp và vì một lý do nào đó mà dòng vốn đảo chiều thì việc phá giá bắt buộc và bị động sẽ gây ra những tổn hại rất lớn cho nền kinh tế.

Hơn thế, song song với việc điều chỉnh tỷ giá đồng tiền, việc cắt giảm chi tiêu công, nhất là những khoản đầu tư kém hiệu quả là một trong những yêu cầu bắt buộc vì mất cân đối bên ngoài rất khó giải quyết khi mà mất cân đối bên trong trầm trọng vẫn diễn ra.

Việc thay đổi tỷ giá được đánh giá là bước đi quan trọng nhằm giảm bớt những khó khăn cho hệ thống ngân hàng trong việc huy động USD tài trợ cho nhu cầu xuất khẩu, cũng như thay đổi sự mất cân đối nguồn ngoại tệ giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen. Đồng thời điều này cũng làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng nhập khẩu, từ đó chuyển dịch cán cân thương mại có lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng việc thay đổi tỷ giá một cách chủ động, có thể kiểm soát được sẽ có tác dụng rất lớn tới tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tuy nhiên thực tế thì có thể sẽ tăng sức ép lên lạm phát do chính hàng trong nước nâng giá lên để tương ứng với hàng nhập khẩu tăng giá do tỷ giá thay đổi. Thế nên cần phá giá một cách chủ động, vừa tầm, không có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống trong xã hội.

7.2. Hoàn thiện thị trường ngoại hối và công tác quản lý ngoại hối ở ViệtNam Nam

Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình.

Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu qủa. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh rủi ro khi USD bị mất giá.

Nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần , tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại …

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại tai ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w