Từ 1994 nay: Giai đoạn hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại tai ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 54 - 55)

5. Thị trường ngoại hố

5.3.3. Từ 1994 nay: Giai đoạn hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân

hàng. Từng bước nới lỏng các giao dịch vốn, dần tiến đến tự do hóa trong quản lí ngoại hối

Với nhu cầu tất yếu của việc phát triển thị trường, hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ bộc lộ những hạn chế về việc đáp ứng nhu cầu giao dịch. Đến 20/09/1994, NHNN ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH09 về việc thành lập “Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” thay thế cho Trung tâm giao dịch ngoại tệ và Quyết định số 203/QĐ-NH13 ngày 20/9/1994 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường Ngoại tệ liên ngân hàng. (Sau 10/1994, khi Luật NHNN và Luật TCDN được ban hành tháng 12/1997, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 thay thế cho Quyết định số 203/QĐ-NH13 ngày 20/9/1994).

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời là bước phát triển cao hơn, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các NHTM, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 ban hành “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái”. Đây là một quyết định quan trọng tạo nền tảng cho các NHTM thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ, tăng cường sự quản lí của NHNN về lĩnh vực ngoại hối.

Để khuyến khích thu hút nguồn vốn kiều hối về nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Trên cơ sở quyết đinh này, NHNN Việt Nam có Thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/2/2000 hướng dẫn thi hành. Kết quả nguồn kiều hối thu hút được đã góp phần đáng kể vào việc tạo nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, giảm căng thẳng cung cầu ngoại tệ.

Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối được hình thành và phát huy tác dụng: quản lý ngoại hối dần được chuẩn hóa bằng các hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng như:

- Ban hành thông tư hướng dẫn quản lý ngoại hối trong giao dịch trái phiếu: Ngày 13/2/2009, NHNN vừa ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với các giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ phát hành theo Quyết định số 211/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, thay thế Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

- Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/02/2009: ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu

tư vào doanh nghiệp. Một trong những quy định mới là các doanh nghiệp nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của đơn vị.

- Nghị định số 09/2001/NĐ-CP về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Quyết định số 1437/2001/NĐ-CP về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam v.v...

- Bộ Công thương cũng đã phối hợp quản lý hoạt động niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng việc ban hành Thông tư 11/2009/TT-BCT hướng dẫn thi hành Nghị định 107/2008/ND-CP về niêm yết giá. Thông tư này quy định, vi phạm trong niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ, hoặc thu tiền bán hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ không được phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Mặc dù còn nhiều vấn đề cần hoàn chỉnh, song các văn bản này đã tạo được một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh và quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại tai ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w