Loại đất Diện tích
(ha)
Đất sản xuất nông nghiệp 7.776,86
Đất lâm nghiệp 166,81
Đất chuyên dùng 1.195,77
Đất ở 731,22
Tổng diện tích 10.529.05
Nguồn: Niên giám thống kê An Giang, 2014
3.2.2. Văn hóa – xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao; an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, cao đẳng, đại học mỗi năm đều tăng, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
3.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LÀNG BÈ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC ĐỐC
3.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LÀNG BÈ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC ĐỐC kiến cho rằng làng bè được hình thành từ thời kháng chiến chống Mỹ, ý kiến khác lại cho rằng nó được hình thành từ khi đất nước được giải phóng. Cho dù được hình thành như thế nào đi chăng nữa, nhưng chắc chắn một điều rằng, làng bè Châu Đốc không chỉ là nghề nuôi cá truyền thống nuôi sống bao thế hệ ở làng bè, mà đây đã là một “thương hiệu”, một thắng cảnh độc đáo thu hút du khách đến với miền tây và đời sống làng bè cũng trở thành nét độc đáo trong sinh hoạt, văn hóa của người dân Nam Bộ.
Nghề nuôi cá bè ở ĐBSCL có từ những năm 60 của thế kỷ XX, do những người Việt kiều hồi hương từ Campuchia về áp dụng tại vùng Châu Đốc và Tân Châu. Ban đầu, ngư dân nuôi cá trong các bè làm từ tre, đồng thời không có mái che, số lượng rất khiêm tốn và chỉ bán làm khô cá tra phồng hoặc cá chợ để ăn.
Nghề nuôi cá bè bắt đầu phát triển mạnh vào những năm đầu của thập niên 70, cá tra và basa lúc bấy giờ chủ yếu được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu một phần sang các nước Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore. Sau năm 1975 số lượng bè bò sụt giảm mạnh do công việc làm ăn của người dân gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1980, khi tình hình chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, số lượng bè cá nuôi tăng dần lên, nghề nuôi cá bè bắt đầu phát triển mạnh.