Nguyên nhân ảnh không sẵn lòng trả của đáp viên

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang (Trang 65)

Bên cạnh 31 đáp viên đồng ý chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt, thì cũng có đến 34 đáp viên không đồng ý chi trả. Sự không sẵn lòng trả của đáp viên xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

Bảng 4.15: Lý do không sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt (N= 34) Tiêu chí Tần số (người) Tỷ trọng (%)

Không đủ khả năng chi trả. 2 5,9

Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho công việc cải thiện.

7 20,6

Vấn đề ô nhiễm nước mặt không quan trọng. 3 8,8

Muốn thấy chất lượng nước được cải thiện trước rồi đóng góp sau.

8 23,5 Chỉ những gia đình nuôi bè với diện tích lớn mới nên trả

khoản tiền này.

3 8,8

Có kinh nghiệm nuôi trồng nên sẽ không gây ô nhiễm nguồn nước, vì vậy không cần đóng góp.

1 2,9

Không tin số tiền được nộp sẽ dùng cho việc cải thiện 10 29,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Lý do được nhiều đáp viên chọn nhất là không tin số tiền được nộp sẽ dùng cho việc cải thiện. Có 10 đáp viên (chiếm tỷ lệ 29,4%) lựa chọn lý do này. Các đáp viên cho rằng họ không tin số tiền mình đóng góp sẽ nhận được

53

kết quả như mong muốn. Điều này cho thấy việc tạo được lòng tin với ngư dân là rất quan trọng nếu như muốn dự án này được thực hiện.

Có 8 đáp viên (chiếm tỷ lệ 23,5%) cho biết muốn thấy chất lượng nước cai thiện trước rồi mới đóng góp sau. Các đáp viên cho rằng khi thấy dự án được thực hiện có hiệu quả, chất lượng nước được cải thiện, số lượng cá của họ chết do ô nhiễm nước giảm đi thì việc họ đóng góp sẽ xứng đáng hơn và tin tưởng hơn.

Lý do thứ ba được các đáp viên lựa chọn nhiều là Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho công việc cải thiện. Như đã phân tích ở trên, do trình độ học vấn của đáp viên còn hạn chế, nên họ không nghĩ rằng họ phải có trách nhiệm trong việc chia sẻ công việc với Nhà nước. Vì sản lượng cá của họ bán ra mỗi đợt không những giúp ích cho đời sống kinh tế của gia đình họ, mà còn đóng góp phần nào cho ngân sách của Nhà nước. Do vậy, các đáp viên nghĩ rằng Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho công việc cải thiện.

Có thể thấy nếu muốn các đáp viên sẵn lòng đóng góp cho dự án cải thiện chất lượng nước mặt tại khu vực thì cần có những giải pháp đúng đắn hướng vào các nguyên nhân này, đặc biệt là nguyên nhân được nhiều đáp viên lựa chọn nhất - không tin tưởng vào số tiền được nộp sẽ được sử dụng cho việc cải thiện. Bên thực hiện dự án này cần phải tuyên truyền, trình bày đầy đủ về dự án cải thiện nhằm đảm bảo việc nâng cao chất lượng nước, đưa ra những mô hình nâng cao chất lượng nước ở các dòng sông/kênh/rạch…ở các địa phương khác để tạo được lòng tin. Thêm vào đó, cần có một sự cam kết chắc chắn rằng số tiền mà đáp viên đóng góp sẽ được dùng vào việc cải thiện chất lượng nước mặt nơi đây.

4.6. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC SẴN LÕNG TRẢ CỦA CÁC ĐÁP VIÊN

Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình Logistic về sự sẵn lòng trả của đáp viên

Biến Ký hiệu Hệ số hồi quy Hệ số P

Giới tính gioitinh -0,4820956 0,543 Diện tích bè dientich -0,0009047 0,686 Tuổi tuoi 0,0049562 0,880 Số thành viên thanhvien 0,2336431 0,336 Trình độ học vấn hocvan 1,864552 0,001 Thu nhập thunhap 0,2257125 0,069 Tổng số quan sát 65 Phần trăm dự báo đúng 75,38% R2 0,2572

54

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,1 Có ý nghĩa ở mức 5% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,05 Có ý nghĩa ở mức 1% nếu giá trị P nho hơn 0,01

Kết quả phân tích mô hình Logistic cho thấy phần trăm dự báo đúng của mô hình Correctly classified khá cao (75,38%), điều này cho thấy mô hình khá phù hợp với các biến độc lập trong mô hình có cơ sở giải thích cho biến phụ thuộc

Kết quả hồi quy cho thấy:

Mức ý nghĩa Prob > chi2 = 0.0008, rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5%, cho thấy mô hình hồi quy đưa ra là rất có ý nghĩa.

Ta có mô hình:

Y = -6, 633282+ 1,864552hocvan + 0,2257125thunhap

Trong mô hình logicstic, có 2 biến có ý nghĩa về mặt thống kê, đó là trình độ học vấn (có ý nghĩa ở mức 1%) và thu nhập (có ý nghĩa ở mức 10%).

Hệ số hồi quy trong mô hình Logistic không phản ảnh trực tiếp sự thay đổi của mức sẵn lòng trả khi một yếu tố thay đổi trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi, nên đề tài chỉ tiến hành phân tích định tính, tức là phân tích sự ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều của các biến tới mức sẵn lòng trả chứ không phân tích định lượng.

Ảnh hưởng của biến trình độ học vấn : biến trình độ học vấn có hệ số P = 0,001 (nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%). Hệ số góc bằng 1,864552 đúng với dấu kỳ vọng, chứng tỏ biến trình độ học vấn có ảnh hưởng cùng chiều với sự sẵn lòng trả. Khi trình độ học vấn cao, thì đáp viên càng có nhận thức về môi trường, họ được tiếp cận nhiều hơn với những thông tin về môi trường so với những đáp viên có trình độ học vấn thấp. Vì thế họ sẽ hiểu rõ ràng hơn về mức độ nguy hại do việc ô nhiễm nước gây nên và thấy được sự cần thiết của dự án cải thiện chất lượng nước nên họ sẽ sẵn lòng chi trả cho dự án. Vì thế, nếu dự án thực hiện, thì cần các chính sách tuyên tuyền với ngư dân về thực trạng ô nhiễm và kinh phí xử lý/cải thiện để ngư dân hiểu rõ hơn, khi họ nhận thức cao hơn thì họ sẽ sẵn lòng trả cao hơn.

Ảnh hưởng của biến thu nhập : biến thu nhập có hệ số P = 0,069 (nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%). Biến có hệ số góc là 0,2257125 cùng dấu với dấu kỳ vọng. Khi thu nhập tăng cao, đáp viên có thể sẽ ít bận tâm hơn về vấn đề tiền bạc trang trải cho gia đình và dành nhiều sự quan tâm đến cuộc sống xung quanh họ, cụ thể là đòi hỏi cao hơn về vấn đề môi trường. Như vậy, thu nhập tăng lên thì sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cũng tăng theo.

Các biến còn lại là : tuổi, diện tích bè, giới tính và số thành viên trong gia đình không có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của đáp viên (không có ý nghĩa ở mức 10% vì tất cả giá trị p của 4 biến này đều lớn hơn 0,1), vì vậy đề tài chưa có cơ sở để kết luận về mối liên quan giữa các biến này với sự sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước mặt.

55

Vậy mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng nước mặt của các hộ ngư dân tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc trong nghiên cứu này phụ thuộc vào hai yếu tố : trình độ học vấn và thu nhập ; trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

4.7. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ Ý THỨC CỦA NGƢ DÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT TẠI KHU VỰC LÀNG BÈ

4.7.1. Đối với các tổ chức môi trƣờng

Thông qua thực tế thì vấn đề ô nhiễm nước mặt nơi khu vực làng bè chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức Vì thế, việc tìm kiếm giải pháp để vận động các nguồn đầu tư, hỗ trợ từ các cơ sở ban ngành có liên quan để phục vụ cho việc cải thiện chất lượng nước mặt khu vực làng bè là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra và bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực làng bè nhằm duy trì chất lượng nước nơi đây. Thêm vào đó, do không có người đi thu gom rác thải, nên ngư dân nơi đây loại bỏ rác trực tiếp xuống sông, vì thế, cần có các chương trình thu gom rác thải khu vực làng bè để giảm lượng rác thải thải ra nơi đây.

4.7.2. Đối với chính quyền địa phƣơng

- Các cán bộ địa phương cần kết hợp với phòng tài nguyên và môi trường thành phố cử cán bộ thường xuyên có những đợt tới từng hộ gia đình, cung cấp nhiều thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường nước, giúp ngư dân tìm hiểu thêm về các tác động của ô nhiễm nguồn nước đối với đời sống của họ nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung.

- Định kỳ tổ chức tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường nước mặt. Phổ biến các đường lối, chính sách của chính quyền địa phương về các hoạt động bảo vệ nguồn nước.

- Vận động, khuyến khích ngư dân không gây ô nhiễm môi trường nước: vứt rác xuống sông, không sử dụng túi ni-lon, hạn chế sử dụng thuốc tăng trưởng/chữa bệnh cho cá.

- Tạo điều kiện cho các ngư dân tham gia các lớp bổ túc văn hóa, nhằm mục đích nâng cao kiến thức của ngư dân.

4.7.3. Đối với mỗi cá nhân

Người dân sống xung quanh khu vực làng bè nói chung và ngư dân làng bè nói riêng cần phải thực hiện những thói quen hàng ngày tốt để bảo vệ môi trường nước: không vứt rác bừa bãi xuống sông, hạn chế sử dụng thuốc cho cá…Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên cập nhật tin tức từ các phương tiện truyền thông về vấn đề ô nhiễm nước mặt và cách bảo vệ nguồn nước.

56

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Mục tiêu mà bài nghiên cứu muốn tìm hiểu là mức độ quan tâm về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc của ngư dân như thế nào, và đưa ra giả thiết có chương trình cải thiện thì phản ứng của ngư dân cho việc này ra sao. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, ngư dân nhận thức được vấn đề ô nhiễm ở khu vực làng bè, nhưng hành vi nhằm bảo vệ môi trường nước mặt tại nơi đây là chưa có; vấn đề vệ sinh và xử lý rác thải vẫn chưa tốt trên hầu hết các hộ gia đình.

Trong quá trình tổng hợp và phân tích số liệu cho thấy, tình trạng ô nhiễm nước mặt ở khu vực làng bè đang ngày càng trở nên ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, các ngư dân đều nhận thức được rằng môi trường nước thật sự ô nhiễm. Tuy nhiên, vì một số lý do chủ quan nên đại bộ phận ngư dân nơi đây vẫn còn khá bàng quan với môi trường nước bị ô nhiễm, mặc dù nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập chính của gia đình họ. Thiết nghĩ, có lẽ do chất lượng cuộc sống ở khu vực làng bè chưa thật cao, họ không được tiếp cận nhiều với các phương tiện truyền thông; thêm vào đó, họ chỉ lo bươn chải và bị cuốn vào vòng xoáy của vấn đề kinh tế, nên họ không dành nhiều thời gian quan tâm đến các vấn đề về xã hội nói chung, và tình trạng ô nhiễm môi trường nói riêng.

Thông qua việc khảo sát từ thực tế cho thấy, các hành động dù là vô tình hay cố ý gây ô nhiễm môi trường nước đều xuất phát từ thói quen hoặc do xung quanh ai cũng làm như vậy. Từ đó có thể thấy ý thức bảo vệ môi trường của họ còn khá kém, mặc dù họ nhận thức được điều đó gây ô nhiễm cho chính nguồn nước nuôi sống gia đình họ.

Từ các vấn đề trên, có thể rút ra được kết luận: mặc dù môi trường nước đã và đang trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng ngư dân nơi đây vẫn chưa có cái nhìn tích cực trong việc bảo vệ môi trường, hay nói cách khác là ngư dân chưa dành sự quan tâm đúng mức cho thực trạng ô nhiễm nước mặt ở khu vực làng bè thành phố Châu Đốc.

5.2. KIẾN NGHỊ

Các cơ quan ban ngành nên có các chính sách hỗ trợ cho việc thu gom rác thải mỗi ngày ở khu vực làng bè thành phố Châu Đốc.

Đầu tư triển khai các dự án nghiên cứu, thiết kế các hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh, các hợp chất thân thiện với môi trường. Như vậy, hệ thống này sẽ mang lại hiệu quả cao, vừa ít tốn chi phí vừa làm giảm ô nhiễm môi trường.

Các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền cho các hộ gia đình ở khu vực làng bè hiểu biết về thực trạng và tác hại của ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt, chính phủ cần quan

57

tâm hơn đối với đời sống kinh tế của ngư dân, vì đời sống được đảm bảo thì họ mới quan tâm đến các vấn đề môi trường.

Xử phạt nghiêm các tổ chức (công ty, nhà máy, xí nghiệp, chợ…) vứt rác bừa bãi hoặc xả nước thải công nghiệp trực tiếp xuống sông.

Ngoài ra, đối với việc thu phí để thực hiện chương trình cải thiện, phải có cam kết và số tiền thu được phải được công khai minh bạch để tạo niềm in cho ngư dân an tâm khi đóng góp, nâng cao chất lượng cải thiện tạo nên sự hài lòng cho ngư dân.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lưu Thanh Đức Hải, 2003. Bài giảng Nghiên cứu Marketing ứng dụng. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Cần Thơ.

2. Mai Văn Nam và Nguyễn Ngọc Lam, 2009. Nguyên lý thống kê kinh tế. Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Thị Minh Thùy, 2010. Phân tích thực trạng ô nhiễm nguồn tài

nguyên nước mặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt

nghiệp Đại học Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh. Đại học Cần Thơ.

4. Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2014. Niên giám thống kê. An Giang:

NXB Cục thống kê tỉnh An Giang

5. David Begg, 2009. Kinh tế học vi mô. Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Nguyễn Võ Châu Ngân, 2013. Tài nguyên nước lục địa. Đại học Cần

Thơ

7. Phạm Ngọc Trường, 2013. Đánh giá một vài thông số chất lượng nước

mặt ở rạch Bà Bộ (đoạn từ đường 91B quận Ninh Kiều đến đường Trần Quang Diệu quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.. Luận văn tốt nghiệp

Đại học Khoa Khoa học Tự nhiên. Đại học Cần Thơ.

8. Trần Thị Thanh Huyền, 2009. Khảo sát mức độ quan tâm về ô nhiễm không khí của người dân ở quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ. Luận

văn tốt nghiệp Đại học Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh. Đại học Cần Thơ.

9. Trương Thị Mỹ Trang, 2009. Đánh giá nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả để bảo tồn sếu đầu đỏ của người dân huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa Kinh tế &

Quản Trị Kinh Doanh. Đại học Cần Thơ.

10.Trương Tường Vi, 2010. Phân tích nhận thức của người dân về vấn đề

ô nhiễm nước mặt của sông Maspéro trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh. Đại học Cần Thơ.

11.Võ Hồng Xuân, 2012. Khảo sát mức độ quan tâm của người dân thị xã

Châu Đốc về phí rác thải sinh hoạt. Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa

Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh. Đại học Cần Thơ.

12.Võ Thị Lang, 2011. Kinh tế môi trường. Đại học Cần Thơ.

Tiếng Anh

1. Chrisrtoph Breidert, 2005. Estimation of willingness to pay. Theory measurement and application. Doctoral Thisis, WU Vienna University

of Economics and Business.

2. Katherine Bolt, 2005. Estimating the Cost of Environmental Degradation. Singapore: EEPSEA.

3. Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman , 1994. Environmental Economics, An Elementary Introduction. Great Britain: Harvester

59

4. Lindamond, 2001. The Sensory cognitive solotions.

<http://www.lblp.com/definition/percaption.htm>

5. McHenry, 2001. The New Encyclopaedia Britannica. Chicago:

Encyclopardia Britannica, Inc, p1150.

6. McShane S.L & Von Glinow M.A, 2000. Organizational Behavior.

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang (Trang 65)