Thực trạng phát triển của nghề nuôi cá bè ở thành phố Châu Đốc

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang (Trang 40)

chia, chạy xuống Long Xuyên. Trong vòng khoảng mười năm từ 1990 đến 2000, chỉ riêng khu vực làng bè ngã ba sông Hậu đã có hơn bốn nghìn chiếc. Những vụ cá basa đầu tiên trúng đậm, dân làng bè đem cá bán ở chợ Châu Đốc được giá. Nhà nhà phất lên, con cá basa từ dạo ấy trở thành nguồn nuôi sống dân làng bè. Những thế hệ con em làng bè bắt đầu đến trường, làng bè trở nên sung túc.

3.3.2. Thực trạng phát triển của nghề nuôi cá bè ở thành phố Châu Đốc Đốc

Do nguồn lợi từ việc nuôi trồng cá basa mang đến không nhỏ, nhiều ngư dân ở làng bè Châu Đốc đã tập trung hết tất cả nguồn lực để đầu tư vào việc phát triển bè cá, nhằm mục đích cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của họ và chính gia đình họ.

Tuy nhiên, việc nuôi cá basa không phải là dễ dàng, vì chỉ những người sống quen với sông nước và biết đặc tính của loại cá này mới có thể phát triển tốt. Do nguồn lợi từ cá basa mang lại, nhiều người dân ở trên bờ bắt đầu đầu tư ào ạt vào việc nuôi cá. Việc nuôi trồng không theo tổ chức, cộng thêm việc không có kiến thức về nuôi trồng, điều này đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước (do dư thừa thức ăn, chất thải của cá…), cá chết do dịch bệnh, cá basa không đủ xuất khẩu…; dần dần, số lượng bè cá ngày càng ít đi.

29

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang (2013)

Hình 3.2 : Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) của thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang

Dựa vào số liệu thống kê, ta có thể thấy diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố Châu Đốc trong 3 năm gần nhất đã giảm đi đáng kể (giảm 22,78 ha trong 3 năm 2011 – 2013). Do đầu tư ào ạt vào nuôi trồng cá basa, nên đã dẫn đến việc nguồn cung cá basa trở nên dư thừa, trong khi đó, nguồn cầu thì ít đi, do chất lượng cá ngày càng giảm. Ngư dân làng bè bị lỗ nặng do cá basa không tiêu thụ hết và cá bị rớt giá liên tục trên thị trường. Chính vì vậy, một số ngư dân không đủ điều kiện để trụ lại nghề nuôi cá bè này, họ đã bán bè lên bờ đào ao để nuôi, một số thì bỏ luôn cả bè cá và chuyển sang nghề khác.. Còn lại một số ngư dân vẫn còn trụ lại với nghề nuôi cá bè truyền thống, nhưng họ không nuôi với diện tích lớn như trước nữa. Thay vì nuôi cá basa, họ đã chuyển sang nuôi các loại cá có tính thích nghi với sự thay đổi với môi trường nước (cá điêu hồng, cá tra, cá bông…) để có thể giúp họ ổn định đời sống kinh tế của gia đình mình. Sau thời điểm khó khăn đó, làng bè đã giảm sút số lượng nghiêm trọng.

Bảng 3.3 : Các loại cá được nuôi ở làng bè thành phố Châu Đốc – tỉnh AG

Loại cá Thời gian nuôi

(tháng) Giá bán (đồng) Cá tra 9 26.000 Cá điêu hồng 9 20.000 Cá chim 8 15.000 Cá bông 9 44.000 Cá lăng 14 50.000 Cá basa 9 26.000

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

65.31 46.18 42.53 0 10 20 30 40 50 60 70 2011 2012 2013

30

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ QUAN TÂM VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC MẶT CỦA NGƢ DÂN LÀNG BÈ THÀNH PHỐ CHÂU

ĐỐC – TỈNH AN GIANG 4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu trong bài được mô tả theo các chỉ tiêu: giới tính, tuổi, trình độ học vấn. Về tình hình chung của hộ gia đình được phỏng vấn bao gồm tổng thu nhập trung bình của gia đình hàng tháng, số thành viên trong gia đình, thu nhập chính của gia đình. Theo số liệu được tổng hợp sau khi phỏng vấn, một số thông tin cá nhân của đáp viên được thể hiện khái quát thông qua bảng dưới đây:

Giới tính: Theo thống kê về cơ cấu giới tính của 65 đáp viên, trong đó

có có 80% là đáp viên nam tương ứng với 52 quan sát và 20% đáp viên là nữ tương ứng với 13 quan sát, sự chênh lệch rất cao này cho thấy người trụ cột trong gia đình là người nam, ngoài ra khi phỏng vấn viên xin được hỏi các đáp viên về thông tin trong gia đình, đa số người đại diện là nam, do vậy làm cho sự chênh lệch về giới tính của các đáp viên khá cao.

Bảng 4.1 : Mô tả một số thông tin về đối tượng nghiên cứu Tiêu chí ĐVT Số quan sát Trung bình Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất Tuổi đáp viên Tuổi

65

47,51 12,155 25 71

Số thành viên

trong gia đình Người 5,75 1,803 3 11

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Tuổi của đáp viên trong mẫu nghiên cứu cao nhất là 71 tuổi, thấp nhất là 25 tuổi. Độ tuổi trung bình của đáp viên là 48 tuổi. Điều này nói lên rằng các đáp viên đều đã có khả năng lao động (trực tiếp nuôi trồng, chăm sóc bè cá). Điều này thuận lợi cho việc hỏi về mức giá sẵn lòng trả cho chương trình cải thiện chất lượng nước mặt khu vực làng bè thành phố Châu Đốc.

Tổng số thành viên trong gia đình: Việc nghiên cứu tổng số thành viên

trong gia đình được kỳ vọng sẽ góp phần giải thích cho giá sẵn lòng trả của đáp viên. Đối với những hộ gia đình có số thành viên nhiều thì có thể đáp viên sẽ quan tâm nhiều hơn cho các thành viên trong gia đình, cụ thể là môi trường sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, nên khoản chi tiêu sẽ phần nào khác biệt so với các hộ gia đình có ít thành viên. Nhìn chung, các hộ được phỏng vấn có tổng số thành viên cao nhất là 11 người/hộ, thấp nhất là 3 người/hộ, trung bình khoảng 6 người/hộ.

Trình độ học vấn của đáp viên được chia thành 4 cấp: Tiểu học (lớp 1 -

31

Nghiên cứu trình độ học vấn của đáp viên sẽ giúp cho sự phân tích chính xác hơn. Khi học vấn càng cao thì cách nhìn nhận sự việc sẽ khách quan, sâu rộng hơn. Đặc biệt là những vấn đề mang tính cộng đồng như vấn đề môi trường nói chung và vấn đề ô nhiễm nước mặt nói riêng. Đáp viên sẽ được hỏi trình độ cao nhất tương ứng với tổng số năm mà họ đi học là bao nhiêu.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Hình 4.1 : Trình độ học vấn của ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc Theo khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của các đáp viên còn chưa cao, cụ thể là tỉ lệ đáp viên không đi học chiếm 24,6%, tiểu học chiếm 46,2%, THCS chiếm 23,1% và cấp THPT chỉ chiếm 6,2% trên tổng số phiếu điều tra.

Thu nhập:

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Hình 4.2 : Thu nhập của ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc

Nhìn chung, thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ nuôi cá bè được khảo sát là khá cao. Các hộ gia đình có mức thu nhập trên 10 triệu đồng chiếm đến 41,5%, trong khi đó, số hộ có mức thu nhập từ 1-2 triệu đồng chỉ chiếm 9,2%. 24.6% 46.2% 23.1% 6.2% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Không đi học Tiểu học THCS THPT

9.2% 18.5% 0% 0% 10.8% 0% 7.7% 3.1% 0.2% 41.5% 1-2 triệu 2-3 triệu 3-4 triệu 4-5 triệu 5-6 triệu 6-7 triệu 7-8 triệu 8-9 triệu 9-10 triệu Trên 10 triệu

32

Theo số liệu thu được từ 65 mẫu phỏng vấn, hoạt động tạo thu nhập chính cho gia đình đáp viên đều là thu nhập từ sản lượng cá nuôi trồng trên bè. Ngoài nuôi trồng cá, các đáp viên còn có các hoạt động kinh doanh khác, nhưng những hoạt động đó chỉ phụ giúp thêm vào việc chăn nuôi cá bè, không phải là hoạt động tọ thu nhập chính cho các đáp viên nơi đây.

Vì sản lượng cá nuôi trồng trên bè là nguồn thu nhập chính của gia đình đáp viên, nên đáp viên sẽ quan tâm hơn đến vấn đề nguồn nước – vấn đề ảnh hưởng trực tiếp lên sản lượng cá nuôi trồng. Chính vì vậy, khả năng ủng hộ cho việc cải thiện chất lượng nước mặt tại khu vực làng bè có thể được xem là khả thi hơn.

4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – SINH HOẠT CỦA NGƢ DÂN LÀNG BÈ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC

Số lượng bè cá và diện tích nuôi trồng

Theo số liệu thống kê của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Châu Đốc, tính đến hết năm 2013, số lượng bè cá ở thành phố có tổng cộng là 153 bè, với diện tích hơn 7000m2, trong đó, diện tích nuôi trồng cá tra và cá basa chiếm hơn 50% tổng diện tích nuôi trồng, còn lại là một số loại cá khác như cá điêu hồng, cá chim, cá bông và cá lăng.

Bảng 4.2 : Diện tích nuôi trồng bè cá ở làng bè Vĩnh Ngươn thành phố Châu Đốc Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Diện tích nuôi trồng (m2) 111,05 143,59 1.000 9 Số lượng bè (cái) 2,01 2,34 11 1

Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Châu Đốc

Bảng 4.2 cho thấy quy mô sản xuất trong nuôi cá bè của các hộ. Qua kết quả điều tra cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về diện tích nuôi cá của các hộ, hộ nuôi lớn nhất có diện tích đến 1.000m2, trong khi hộ có diện tích canh tác thấp nhất chỉ khoảng 9m2, trung bình mỗi hộ có 111,05m2

.

Theo số liệu được cung cấp từ Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Châu Đốc, tổng số bè cá ở khu vực làng bè thành phố Châu Đốc là 153 bè, trong đó số lượng bè 1 hộ sở hữu nhiều nhất là 11 bè, và nhỏ nhất là 1 bè, trung bình mỗi hộ có 2 bè cá.

Loại thức ăn cho cá

Khi phỏng vấn 65 đáp viên, thì có đến 78,5% đáp viên cho biết rằng họ sử dụng thức ăn tự chế biến (lục bình, rau muống, cá con…) cho bè cá của họ, trong khi đó, chỉ có 21,5% đáp viên sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp (thức ăn viên).

33

Thuốc chữa bệnh/tăng trưởng cho cá

Trong số 65 hộ được phỏng vấn khi hỏi về vấn đề sử dụng thuốc chữa bệnh/tăng trưởng cho cá, có đến 80% đáp viên cho biết rằng họ có sử dụng thuốc, với cách thức trộn vào thức ăn (chiếm 58,5% tổng số quan sát ) hoặc đổ trực tiếp xuống nước (chiếm 14% tổng số quan sát).

Nguồn nước sinh hoạt

Qua khảo sát cho thấy, trong 65 hộ gia đình thì có đến 47 hộ sử dụng nước sông để sinh hoạt (chiếm 72,3%), 12 hộ sử dụng nước máy (chiếm 18,5%) và 6 hộ có nguồn nước sử dụng để sinh hỏa là nước mưa hoặc nước suối (chiếm 9,2%).

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Hình 4.3: Nguồn nước sinh hoạt của các đáp viên

4.3. NHẬN THỨC CỦA ĐÁP VIÊN VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƢỚC MẶT TẠI LÀNG BÈ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC – TỈNH AN NƢỚC MẶT TẠI LÀNG BÈ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC – TỈNH AN GIANG

4.3.1. Nhận thức chung về các vấn đề môi trƣờng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Hình 4.4 : Nhận thức chung về các vấn đề môi trường của ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc 18,5% 72,3% 9,2% Nước máy Nước sông Khác Biến đổi KH Suy giảm tầng ozone Sạt lở đất Ô nhiễm nước Ô nhiễm không khí Suy giảm đa dạng SH Khai thác KS quá mức Dtích rừng bị thu hẹp Ô nhiễm do SXNN Ô nhiễm do SX CN-DV Chất độc da cam 0 20 40 60 80 100 21.5 1.5 72.3 98.5 3.1 30.8 4.6 90.8 56.9 58.5 78.5 98.5 27.7 1.5 96.9 100 69.2 95.4 9.2 43.1 41.5 Có Không

34

Trong tổng số 65 hộ được phỏng vấn khi hỏi về một số vấn đề về môi trường hiện nay, thì đa số các đáp viên đều có hiểu biết về các vấn đề như ô nhiễm nước (chiếm 98,5% với 64 quan sát), ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp (chiếm 90,8% với 59 quan sát) và xói mòn – sạt lở đất (chiếm 72,3% với 47 quan sát).

Một số vấn đề như chất độc màu da cam đioxin, khai thác khoáng sản quá mức, ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp – dịch vụ và biến đổi khí hậu ít được quan tâm, lý do là các vấn đề này đòi hỏi các đáp viên phải theo dõi tin tức từ các phương tiện truyền thông hoặc được sự tuyên truyền của các cấp chính quyền địa phương. Chỉ một số đáp viên có điều kiện về kinh tế (có tivi/radio…) hoặc có trình độ học vấn tương đối, thì mới có thể biết được các vấn đề trên. Thêm vào đó, các vấn đề về môi trường được nêu trên không tác động gì nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và kinh tế của gia đình đáp viên nên phần đông các đáp viên không dành nhiều sự quan tâm.

Còn các vấn đề như suy giảm tầng ozone, suy giảm đa dạng sinh học, diện tích rừng bị thu hẹp và ô nhiễm không khí thì phần lớn không được các đáp viên biết đến. Lý do là đa số các đáp viên đều sinh sống trên bè, các vấn đề được nêu không thật sự phổ biến đối với đáp viên (suy giảm tầng ozone, ô nhiễm không khí) hoặc hiếm khi/không xuất hiện trong đời sống sinh hoạt của đáp viên (diện tích rừng bị thu hẹp, suy giảm đa dạng sinh học), nên đáp viên không nhận thức được.

Tóm lại, phần lớn các đáp viên khi được hỏi về các vấn đề môi trường hiện nay, thì đa số các câu trả lời “có” đều liên quan đến đời sống kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của đáp viên, còn các câu trả lời “không” thì không ảnh hưởng nhiều hoặc không ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của họ. Cộng thêm việc trình độ học vấn của ngư dân nơi đây còn chưa cao, nên họ chỉ quan tâm đến các vấn đề liên quan đến kinh tế, còn các vấn đề khác thì chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

4.3.2. Nhận thức của đáp viên về tình hình ô nhiễm tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc bè thành phố Châu Đốc

4.3.2.1. Nhận thức về tình hình môi trường chung tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Khi được hỏi về thực trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực làng bè, câu trả lời được nhiều đáp viên đưa ra nhất là về thực trạng ô nhiễm nước. Theo cuộc khảo sát cho thấy, có đến 76,9% đáp viên cho rằng hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng quan ngại trên địa bàn họ sinh sống.

Bên cạnh đó, các hộ ngư dân nơi đây còn phải đối mặt với các vấn đề như ô nhiễm do các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chiếm 38,5% số quan sát) và rác thải sinh hoạt (chiếm 16,9% số quan sát).

35

Bảng 4.3: Nhận thức chung về tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực làng bè Vấn đề Tần số (người) Tỷ trọng (%) Ô nhiễm không khí 0 0 Ô nhiễm nước 50 76,9 Ô nhiễm tiếng ồn 0 0

Chất thải độc hại từ các nhà máy 0 0

Rác thải sinh hoạt 11 16,9

Hiệu ứng nhà kính 0 0

Chất thải độc hại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp 25 38,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

4.3.2.2. Nhận thức của đáp viên về vấn đề ô nhiễm nước mặt tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

a) Nhận thức về thực trạng ô nhiễm nước mặt tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Hình 4.5: Nhận thức về sự thay đổi chất lượng nước của ngư dân tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Trong số 65 đáp viên khi được hỏi về sự thay đổi của chất lượng nước tại khu vực làng bè, có đến 78,5% đáp viên cho rằng chất lượng nước đang có xu hướng thay đổi theo chiều hướng xấu hơn, trong đó có 38,5% đáp viên cho rằng môi trường nước ở làng bè đang bị ô nhiễm và 43,1% đáp viên cho rằng môi trường nước ở làng bè ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có đến 18,4% đáp viên cho rằng môi trường nước nơi đây không bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do loại cá nuôi trồng của họ có tính thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường nước (cá chim, cá điêu hồng), nên tình trạng cá chết do dịch bệnh

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang (Trang 40)