Nhận thức của đáp viên về tình hìn hô nhiễm tại khu vực làng bè

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang (Trang 46)

bè thành phố Châu Đốc

4.3.2.1. Nhận thức về tình hình môi trường chung tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Khi được hỏi về thực trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực làng bè, câu trả lời được nhiều đáp viên đưa ra nhất là về thực trạng ô nhiễm nước. Theo cuộc khảo sát cho thấy, có đến 76,9% đáp viên cho rằng hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng quan ngại trên địa bàn họ sinh sống.

Bên cạnh đó, các hộ ngư dân nơi đây còn phải đối mặt với các vấn đề như ô nhiễm do các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chiếm 38,5% số quan sát) và rác thải sinh hoạt (chiếm 16,9% số quan sát).

35

Bảng 4.3: Nhận thức chung về tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực làng bè Vấn đề Tần số (người) Tỷ trọng (%) Ô nhiễm không khí 0 0 Ô nhiễm nước 50 76,9 Ô nhiễm tiếng ồn 0 0

Chất thải độc hại từ các nhà máy 0 0

Rác thải sinh hoạt 11 16,9

Hiệu ứng nhà kính 0 0

Chất thải độc hại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp 25 38,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

4.3.2.2. Nhận thức của đáp viên về vấn đề ô nhiễm nước mặt tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

a) Nhận thức về thực trạng ô nhiễm nước mặt tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Hình 4.5: Nhận thức về sự thay đổi chất lượng nước của ngư dân tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Trong số 65 đáp viên khi được hỏi về sự thay đổi của chất lượng nước tại khu vực làng bè, có đến 78,5% đáp viên cho rằng chất lượng nước đang có xu hướng thay đổi theo chiều hướng xấu hơn, trong đó có 38,5% đáp viên cho rằng môi trường nước ở làng bè đang bị ô nhiễm và 43,1% đáp viên cho rằng môi trường nước ở làng bè ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có đến 18,4% đáp viên cho rằng môi trường nước nơi đây không bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do loại cá nuôi trồng của họ có tính thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường nước (cá chim, cá điêu hồng), nên tình trạng cá chết do dịch bệnh

21,5%

78,5%

Không thay đổi Thay đổi theo chiều hướng xấu hơn

36

rất ít hoặc không có, do vậy không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của gia đình đáp viên, nên họ không nhận thức được tình trạng ô nhiễm nước mặt nơi đây đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Bảng 4.4: Nhận thức của ngư dân về sự thay đổi của chất lượng nước tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Không có Bình thường Tương đối Rất nhiều Tần số (người) Tỷ trọng (%) Tần số (người) Tỷ trọng (%) Tần số (người) Tỷ trọng (%) Tần số (người) Tỷ trọng (%) Mùi hôi của nước 2 3,1 11 16,9 49 75,4 3 4,6 Rác thải 54 83,1 0 0 0 0 11 16,9 Độ đen của nước 0 0 12 18,5 28 43,1 25 38,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Bảng 10 chỉ thể hiện nhận định của đáp viên về các biểu hiện của nước tại khu vực làng bè, chứ không thể hiện được thực tế sự ô nhiễm của nguồn nước nơi đây.

Theo nhận xét của ngư dân nơi đây, sự thay đổi của chất lượng nước tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc đang ngày càng trở nên xấu hơn, thể hiện ở 75,6% đáp viên cho rằng nước có mùi hôi và 4,6% cho rằng nước có mùi rất hôi. Bên cạnh đó, có đến 43,1% đáp viên cho rằng nước có độ đục tương đối và 38,5% đáp viên cho rằng nước rất đục. Những con số này đã nói lên tình trạng ô nhiễm nước rất đáng báo động nơi đây.

Tuy nhiên, về vấn đề rác thải, chỉ có 16,9% đáp viên cho rằng rác thải khu vực làng bè là rất nhiều, trong khi đó, có đến 83,1% đáp viên cho rằng không có tình trạng rác thải tại khu vực họ sinh sống. Tuy lượng rác thải của các hộ gia đình là rất nhiều, nhưng tất cả đều theo dòng chảy chảy xuống hạ lưu hoặc chảy vào bờ, hoặc chìm lắng xuống đáy sông, vì thế nên ngư dân nơi đây đều không cho rằng vấn đề rác thải tại khu vực làng bè là đáng báo động.

37

b) Nhận thức về nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Hình 4.6: Những nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc theo ý kiến của các đáp viên

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm nước mặt, tuy nhiên, theo nhận định khách quan của ngư dân thì nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất chính là mật độ nuôi bè nhiều (chiếm 70,8% trong tổng số quan sát). Đáp viên nhận định như trên là do trước đây, nghề nuôi cá ở làng bè phát triển mạnh, nó đã trở thành một điểm nhấn nổi bật cho thành phố Châu Đốc. Do lợi ích kinh tế của nghề nuôi cá bè quá lớn, nên người dân nơi đây đã đổ xô nhau để nuôi bè, bất kể là có kinh nghiệm hay không. Làng bè phát triển, kéo theo đó là vô số hệ lụy do sự phát triển đó gây ra, trong đó có vấn đề ô nhiễm nước. Và chính sự ô nhiễm nước đã làm cho cá chết hàng loạt, những ngư dân không đủ vốn để thua lỗ nên đã bán đi bè cá của mình. Tuy nhiên, số bè cá mất đi vẫn không thể nào làm giảm sự ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng ở nơi đây.

Nguyên nhân thứ 2 gây ô nhiễm cho nguồn nước nơi đây được nhiều đáp viên đưa ra là do thuốc tăng trưởng/ chữa bệnh cho cá (chiếm 66,2%). Do nguồn nước làng bè bị ô nhiễm, dẫn đến việc số lượng cá chết ngày càng nhiều, nên buộc lòng các ngư dân phải sử dụng thuốc chữa bệnh cho cá để duy trì sản lượng. Ngoài ra, vì lợi ích kinh tế trước mắt, các ngư dân đã dùng thuốc tăng trưởng để rút ngắn thời gian phát triển của cá để nhanh chóng bán ra. Chính vì những lý do trên, môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, chất thải trong hoạt động sản xuất công – nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm được các đáp viên xếp vị trí thứ 3 trong các nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt tại khu vực làng bè. Điều này hoàn toàn phù hợp, vì số liệu thống kê từ Niên giám thống kê tỉnh An Giang (2014), thành phố Châu Đốc có khoảng 7.776,86ha đất sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rất nhiều, và do tập quán canh tác và thói quen lạm dụng thuốc trừ sâu để đảm bảo sản lượng đã vô tình làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguồn nước. Phần lớn trong số này không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị trửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao, gây rủi ro về sự cố môi trường do tồn dư hóa chất độc hại trong nước.

16,9% 38,5% 70,8% 16,9% 66,2% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Rác thải sinh hoạt Chất thải CN - NN Mật độ nuôi bè nhiều

38

Chỉ có 16,9% đáp viên cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt là do rác thải và nguồn thức ăn cho cá. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng ngư dân nơi đây cũng phần nào nhận thức được tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản của họ đối với môi trường nước mặt. Thông qua việc tổng hợp từ số liệu điều tra, có đến 78,5% đáp viên sử dụng thức ăn tự chế biến, loại thức ăn này xuất phát từ kinh nghiệm nuôi trồng của đáp viên, nên nếu lượng thức ăn dư thừa, sẽ dẫn đến việc tồn đọng dưới sông nhiều, khi phân hủy ra sẽ làm ô nhiễm môi trường nước.

Về rác thải: qua sự quan sát của phỏng vấn viên trong giai đoạn phỏng vấn, vấn đề rác thải trên sông là không có, vì thế chỉ có 16,9% đáp viên cho rằng rác thải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Tuy nhiên, với lượng rác thải thải ra hàng ngày không qua xử lý và được thải trực tiếp trên dòng sông, đã phần nào gây ô nhiễm cho môi trường nước tại khu vực làng bè.

c) Tác động của ô nhiễm nước đối với sức khỏe của gia đình đáp viên

Trong số 47 đáp viên (chiếm 72,3% số quan sát) sử dụng nước sông là nguồn nước sinh hoạt cho gia đình, có đến 97,87% đáp viên (tương ứng với 47 quan sát) cho rằng việc ô nhiễm nước có ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và gia đình họ.

Có đến 70.8% đáp viên cho biết rằng họ và các thành viên trong gia đình đã từng mắc các bệnh về da, biểu hiện thông thường nhất là ngứa và dị ứng da khi sử dụng nguồn nước sông làm nguồn nước để sinh hoạt hàng ngày trong gia đình họ.

Tiếp theo là bệnh về đường ruột, có 40% đáp viên cho biết rằng con cháu trong gia đình thường xuyên mắc các bệnh về đường ruột, thông thường nhất là tiêu chảy. Đối với người lớn tuổi, việc mắc phải các bệnh về đường ruột là rất hiếm, có thể vì họ đã thích nghi với môi trường sống theo thời gian.

Mặc dù trong phần phỏng vấn có đưa ra cho các đáp viên về các lựa chọn như bệnh về mắt, tai, bệnh đường hô hấp và bệnh giun sán – các bệnh thường gặp do sử dụng nước bị ô nhiễm; nhưng các vấn đề này không được ghi nhận trong quá trình điều tra tại khu vực làng bè, có thể là do trình độ học vấn của các đáp viên tương đối thấp, nên vấn đề nhận thức về sức khỏe của bản thân và gia đình không được cao.

4.3.3. Thái độ của đáp viên về tình hình ô nhiễm nƣớc tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Dưới đây là bảng tổng hợp ý kiến của các đáp viên đối với tình hình ô nhiễm nước tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc:

39

Bảng 4.5: Thái độ của đáp viên về tình hình ô nhiễm nước tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

Ý kiến Tần số (người)

1 2 3 4 5

1. Nhà nước và các cơ quan ban ngành cần có các biện pháp để xử lý chặt chẽ hơn vấn đề ô nhiễm môi trường nước

20 6 39 0 0

2. Cần có các quy định/hình phạt cụ thể cho các vấn đề gây ô nhiễm môi trường nước

20 5 40 0 0

3. Ngư dân cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nước

30 19 16 0 0

4. Còn nhiều vấn đề quan trọng hơn việc bảo vệ môi trường nước

11 8 28 6 12

5. Chỉ những người trực tiếp gây ô nhiễm mới chịu trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường, còn lại thì không.

14 9 35 3 4

6. Những hộ gia đình có thu nhập cao mới có thể đóng góp cho ngân sách bảo vệ môi trường, còn lại thì không thể

10 7 35 5 8

Ghi chú: 1. Hoàn toàn đồng ý 4. Không đồng ý

2. Đồng ý 5. Hoàn toàn không đồng ý

3. Không ý kiến

Nhìn chung, các đáp viên đều nhận thức được trách nhiệm của chính bản thân trong việc bảo vệ môi trường nước mặt tại khu vực làng bè, số lượng đáp viên đồng ý cho ý kiến “ngư dân cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nước” chiếm đến 75,4% trong tổng số đáp viên. Tuy nhiên, đối với các vấn đề liên quan đến các biện pháp giảm ô nhiễm và sự đóng góp cho việc bảo vệ môi trường nước, đa số đáp viên tỏ ra khá thờ ơ. Hơn 50% đáp viên đều không có ý kiến cho các việc như vấn đề xử phạt của nhà nước đối với hành vi gây ô nhiễm, trách nhiệm bảo vệ môi trường chung và việc đóng góp cho ngân sách bảo vệ môi trường.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhận thức về trách nhiệm của các đáp viên chưa cao. Đối với các vấn đề không liên quan đến bản thân các đáp viên, họ hầu như không quan tâm đến, một phần là do lối sống của đa số các ngư dân nơi đây, một phần là do sự tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các ngư dân của các cấp chính quyền địa phương còn hạn chế.

40

Bảng 4.6 : Lý do quan tâm đến tình trạng ô nhiễm nước mặt của các đáp viên

Ý kiến Tần số

(người)

Tỷ trọng (%) Nhận thức được ô nhiễm môi trường nước đang ngày

càng nghiêm trọng

4 6,2

Do ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của gia đình

48 73,8

Khác 1 4,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Trong số 65 đáp viên được khảo sát về vấn đề ô nhiễm nước mắt tại khu vực làng bè, có đến 52 đáp viên (chiếm 80%) dành sự quan tâm cho vấn đề ô nhiễm nước, tuy nhiên, chỉ có 6,2% đáp viên nhận thức được rằng tình hình ô nhiễm môi trường nước đang ngày càng nghiêm trọng. Phần lớn các đáp viên dành sự quan tâm cho vấn đề ô nhiễm nước là do việc này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của gia đình – cụ thể là sả lượng cá nuôi trồng của gia đình họ. Điều này là hợp lý khi đa số các đáp viên được khảo sát không có trình độ học vấn hoặc trình độ học vấn chỉ ở bậc tiểu học. Với độ tuổi của đáp viên khá cao (trung bình 48 tuổi), họ chỉ chú trọng đến vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” nên việc nhận thức về ô nhiễm nước đang ngày càng nghiêm trọng là rất ít. Chỉ có 4,6% với 1 quan sát cho rằng: lý do quan tâm đến ô nhiễm nước mặt là vì ảnh hưởng đến sức khỏe của người thân trong gia đình.

Số còn lại chiếm 20% trong tổng số quan sát không quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm nước. Trong đó, ý kiến cho rằng “vấn đề môi trường là của các phòng, sở và bộ Tài nguyên – môi trường” chiếm 9,2% với 6 quan sát, còn lại là không có thời gian rảnh (chiếm 6,2% với 4 quan sát) và không ai tuyên truyền (chiếm 3,1% với 2 quan sát).

Bảng 4.7: Lý do không quan tâm đến tình trạng ô nhiễm nước mặt của các đáp viên

Ý kiến Tần số

(người)

Tỷ trọng (%)

Không có thời gian rảnh 4 6,2

Không ai tuyên truyền 2 9,2

Vấn đề môi trường là của các phòng, sở và bộ Tài nguyên – môi trường

6 3,1

41

4.3.4. Hành vi của ngƣ dân đối với môi trƣờng nƣớc mặt tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc

4.3.4.1. Về việc nuôi trồng bè cá

a) Số lượng và diện tích bè

Theo thống kê của phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Châu Đốc, tính đến tháng 6/2014, làng bè Vĩnh Ngươn có tổng cộng là 153 bè cá với 65 hộ ngư dân, tổng diện tích nuôi trồng hơn 7000m2.

Vì lợi ích kinh tế quá lớn từ việc nuôi cá bè mang lại, người dân ở thành phố Châu Đốc đã đổ xô nhau nuôi bè, bất chấp việc có kinh nghiệm nuôi trồng hay không. Mặc dù nhận thức được tình trạng ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nhưng vì lợi ích kinh tế, người dân nơi đây đã bỏ qua việc bảo vệ môi trường nước mặt vì cho rằng điều đó là không cần thiết.

b) Thuốc tăng trưởng/ chữa bệnh cho cá

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

Hình 4.7: Tình hình sử dụng thuốc tăng trưởng/chữa bệnh cho cá của ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc

Do ô nhiễm môi trường nước và do “lòng tham” của ngư dân nơi đây, họ đã sử dụng rất nhiều thuốc tăng trưởng/ chữa bệnh cho cá, để rút ngắn được khoảng thời gian nuôi trồng và hạn chế cá chết do dịch bệnh. Theo khảo sát, trong tổng số 65 đáp viên, thì có đến 52 đáp viên cho biết rằng có sử dụng thuốc tăng trưởng/chữa bệnh cho cá (chiếm 80%) và tất cả đều mua thuốc về sử dụng theo kinh nghiệm nuôi trồng hoặc ý kiến từ những ngư dân xung quanh, chứ không theo hướng dẫn hay chỉ định nào của bác sĩ thú y/chuyên gia y tế về thủy sản.

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang (Trang 46)