Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang (Trang 35)

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang

Châu Đốc là thành phố trực thuộc Tỉnh An giang, sát biên giới Việt Nam với Vương quốc Campuchia, cách Thành phố Long Xuyên 54km theo Quốc lộ 91. Đông bắc tiếp giáp huyện An phú; Tây bắc giáp Campuchia; phía Đông giáp huyện Phú tân; phía Nam giáp huyện Châu Phú; phía Tây giáp huyện Tịnh Biên.

24

3.1.2. Đơn vị hành chính

Thành phố Châu Đốc trực thuộc tỉnh An Giang được thành lập theo Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, với 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phương và 2 xã:

- Phường Châu Phú A. - Phường Châu Phú B. - Phường Núi Sam. - Phường Vĩnh Mỹ. - Phường Vĩnh Ngươn. - Xã Vĩnh Châu.

- Xã Vĩnh Tế.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên

Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt nằm ở ngã ba sông, là nơi giao nhau của sông Hậu và sông Châu Đốc; nằm giữa 4 cửa khẩu kinh tế sầm uất là: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên, cửa khẩu quốc gia Khánh Bình - huyện An Phú và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương - thị xã Tân Châu. Nhờ vào vị trí đặc biệt này, thành phố Châu Đốc được xem là cửa ngõ thương mại quan trọng của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL ,là nơi tập trung hàng hoá buôn bán với Campuchia qua cả hai đường thuỷ, bộ.

Thành phố Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An Giang do phù sa sông Hậu bồi đắp. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ở trung tâm có Núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo. Phía đông có sông Châu Đốc và sông Hậu chảy theo chiều Bắc - Nam. Phía tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Địa hình chia cắt bởi các kinh rạch ngang dọc. Với địa hình đa dạng, Châu Đốc có điều kiện phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp.

Thành phố Châu Đốc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc tính chung của khí hậu vùng ĐBSCL, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 250C – 290C, nhiệt độ cao nhất từ 360C – 380C, nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng 10, dưới 180C. Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500mm. Khí hậu, thời tiết thành phố Châu Đốc có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích nghi với các loại cây trồng; đặc biệt là cây lúa và cây màu. Thành phố ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng chịu sự tác động mạnh của chế độ thuỷ văn gây nên hiện tượng ngập lụt, sạt lở đất bờ sông…

Về thổ nhưỡng, Châu Đốc có 6 nhóm đất chính, trong đó đất phù sa ngọt và phù sa phèn chiếm tới 72% diện tích tự nhiên. Đất đai nơi đây rất màu

25

mỡ, phù hợp canh tác nhiều loại cây lương thực, cây ăn trái, một số cây công nghiệp nhiệt đới và một phần diện tích có khả năng dành cho chăn nuôi.

Về nguồn nước: trữ lượng nước nơi đây khá dồi dào, có thể khai thác để phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Hiện nay, Châu Đốc vẫn tiếp tục công trình cải tạo, nâng cấp và xây mới các nhà máy nước ở các khu dân cư tập trung và các cụm công nghiệp.

Về diện tích rừng: rừng ở Châu Đốc đa phần là rừng đồi núi với diện tích 210ha, tập trung chủ yếu ở Núi Sam. Trong đó, rừng trồng khoảng 99ha, còn lại là rừng tự nhiên thuộc rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm, thuộc 54 họ.

Về du lịch: thành phố Châu Đốc trung tâm du lịch của tỉnh An Giang, là thành phố đồng bằng đặc biệt có sông, có núi với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Tỉnh; địa điểm du lịch phong phú đa dạng được trải đều và liên hoàn trên toàn thành phố. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư ngày càng nhiều, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí phát sinh đã tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.

3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Xác định phát triển kinh tế là trọng tâm trong nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ thành phố Châu Đốc đã lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành được 22/25 chỉ tiêu, kinh tế liên tục tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân 16,18% so với chỉ tiêu là 16,04%, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 41,05 triệu đồng/người, tăng trên 12,02 triệu đồng so với năm 2011.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng dịch vụ - thương mại - du lịch chiếm 71,35%, công nghiệp - xây dựng chiếm 19,38%, nông - lâm -thủy sản giảm còn 9,27%.

Bảng 3.1: Cơ cấu GDP (%) theo từng khu vực của thành phố Châu Đốc

2009 2010 2011 2012 2013

THÀNH PHỐ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Khu vực 1 (Nông – lâm

– thủy sản) 13,65 11,55 11,44 10,10 9,27

Khu vực 2 (Công nghiệp

& xây dựng) 21,02 19,66 19.18 19,43 19,38

Khu vực 3 (Dịch vụ) 65,33 68,79 69.38 70,47 71,35

Nguồn:Phòng thống kê thành phố Châu Đốc

Với sự tăng lên của thương mại và dịch vụ, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo xu hướng tăng ở khu vụ III, và giảm dần ở khu vực I và II, tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm so với mục tiêu đã đề ra, sự chuyển dịch trên phần lớn do giá cả hàng nông sản giảm mạnh trong năm và giá hàng hóa của khu vực III biến động mạnh. Khu vực I (nông – lâm – thủy sản) từ 10,10% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

năm 2012 đã giảm xuống còn 9,27% năm 2013; khu vực II (công nghiệp và xây dựng) từ 19,43% giảm xuống 19,38%; khu vực III (dịch vụ) tăng từ 70,47% (2012) lên 71,35% (năm 2013).

Thương mại – dịch vụ - du lịch

Thương mại – dịch vụ trong năm 2013 có tốc độ tăng trưởng là 17,5%, với những ngành có tỷ trọng cao như thương mại, nhà hàng – khách sạn, vận tải…Ngoài ra, với tiềm năng là một thành phố du lịch nên thương mại – dịch vụ của thành phố là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội. Lĩnh vực dịch vụ-du lịch-thương mại đã khẳng định thế mạnh, mạng lưới chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn được củng cố và phát triển, diện mạo đô thị ngày càng khởi sắc, khu du lịch Núi Sam đạt chuẩn khu du lịch cấp tỉnh và định hướng đạt khu du lịch quốc gia.

Các di tích, danh lam thắng cảnh của thành phố Châu Đốc: - Chùa Tây An.

- Lăng mộ Thoại Ngọc Hầu. - Miếu Bà chúa Xứ.

- Kênh Vĩnh Tế. - Núi Sam.

Công nghiệp và xây dựng

Đây không phải là một ngành trọng điểm của thành phố nhưng đóng góp một phần vào sự phát triển của thành phố. Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được thành phố quan tâm đầu tư và phát triển đã giải quyết một phần lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Nông nghiệp

Đây là một ngành đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời ở thành phố. Các cánh đồng đã được cơ giới hóa trong công tác trước, trong và sau thu hoạch; do đó năng suất không ngừng tăng và chất lượng nông phẩm cũng tăng lên.

Theo Niên giám thống kê An Giang (2014), đất nông nghiệp là loại đất chiếm diện tích nhiều nhất, với tổng diện tích lên đến 7.776,86ha, chiếm hơn 70% tổng diện tích đất của cả thành phố Châu Đốc. Điều này đã góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nói riêng, và của ĐBSCL nói chung.

27

Bảng 3.2: Diện tích các loại đất ở thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang

Loại đất Diện tích

(ha)

Đất sản xuất nông nghiệp 7.776,86

Đất lâm nghiệp 166,81

Đất chuyên dùng 1.195,77

Đất ở 731,22

Tổng diện tích 10.529.05

Nguồn: Niên giám thống kê An Giang, 2014

3.2.2. Văn hóa – xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao; an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, cao đẳng, đại học mỗi năm đều tăng, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.

3.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LÀNG BÈ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC ĐỐC

3.3.1. Quá trình hình thành và phát triển

Không một ai biết làng bè Châu Đốc được hình thành từ khi nào, có ý kiến cho rằng làng bè được hình thành từ thời kháng chiến chống Mỹ, ý kiến khác lại cho rằng nó được hình thành từ khi đất nước được giải phóng. Cho dù được hình thành như thế nào đi chăng nữa, nhưng chắc chắn một điều rằng, làng bè Châu Đốc không chỉ là nghề nuôi cá truyền thống nuôi sống bao thế hệ ở làng bè, mà đây đã là một “thương hiệu”, một thắng cảnh độc đáo thu hút du khách đến với miền tây và đời sống làng bè cũng trở thành nét độc đáo trong sinh hoạt, văn hóa của người dân Nam Bộ.

Nghề nuôi cá bè ở ĐBSCL có từ những năm 60 của thế kỷ XX, do những người Việt kiều hồi hương từ Campuchia về áp dụng tại vùng Châu Đốc và Tân Châu. Ban đầu, ngư dân nuôi cá trong các bè làm từ tre, đồng thời không có mái che, số lượng rất khiêm tốn và chỉ bán làm khô cá tra phồng hoặc cá chợ để ăn.

Nghề nuôi cá bè bắt đầu phát triển mạnh vào những năm đầu của thập niên 70, cá tra và basa lúc bấy giờ chủ yếu được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu một phần sang các nước Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore. Sau năm 1975 số lượng bè bò sụt giảm mạnh do công việc làm ăn của người dân gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1980, khi tình hình chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, số lượng bè cá nuôi tăng dần lên, nghề nuôi cá bè bắt đầu phát triển mạnh.

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm đầu của thập niên 90, nhất là từ năm 1994, khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản không ngừng tăng cao (nhất là cá tra và cá basa). Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang Hoa Kỳ và các nước châu Âu, nhiều nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản ra đời tại An Giang để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá tra và cá basa philê. Để tiến theo kịp với nhu cầu chế biến, nghề nuôi thủy sản đã chuyển sang hình thức nuôi thâm canh nhằm tăng nhanh sản lượng và tăng vòng quay vốn sản xuất. Theo Phạm Văn Khánh (2003), từ cuối thập niên 90 đến nay, tình hình nuôi cá bè không ngừng biến động do diễn biến của thị trường và giá cả. Dù vậy, với sự nỗ lực và cố gắng từ nhiều phía, nghề nuôi cá bè đang có chiều hướng phát triển ổn định.

Trong các loại cá được nuôi ở bè, thì cá basa là loại cá chiếm số lượng nuôi trồng cao nhất. Đây cũng là loại cá nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Cá basa bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi nguồn cá giống được lai tạo thành công, làng bè từ chỗ vài trăm chiếc tăng lên hàng nghìn chiếc. Con cá basa bấy giờ không chỉ bán ở chợ mà bắt đầu được chế biến xuất khẩu, nghề nuôi cá bè càng có dịp phất lên gấp bội. Vậy là nghề nuôi cá ba sa bắt đầu trở thành nghề nóng nhất vùng đất An Giang. Từ ngã ba sông Châu Đốc, những chiếc bè nối nhau lên tận biên giới Cam-pu- chia, chạy xuống Long Xuyên. Trong vòng khoảng mười năm từ 1990 đến 2000, chỉ riêng khu vực làng bè ngã ba sông Hậu đã có hơn bốn nghìn chiếc. Những vụ cá basa đầu tiên trúng đậm, dân làng bè đem cá bán ở chợ Châu Đốc được giá. Nhà nhà phất lên, con cá basa từ dạo ấy trở thành nguồn nuôi sống dân làng bè. Những thế hệ con em làng bè bắt đầu đến trường, làng bè trở nên sung túc.

3.3.2. Thực trạng phát triển của nghề nuôi cá bè ở thành phố Châu Đốc Đốc

Do nguồn lợi từ việc nuôi trồng cá basa mang đến không nhỏ, nhiều ngư dân ở làng bè Châu Đốc đã tập trung hết tất cả nguồn lực để đầu tư vào việc phát triển bè cá, nhằm mục đích cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của họ và chính gia đình họ.

Tuy nhiên, việc nuôi cá basa không phải là dễ dàng, vì chỉ những người sống quen với sông nước và biết đặc tính của loại cá này mới có thể phát triển tốt. Do nguồn lợi từ cá basa mang lại, nhiều người dân ở trên bờ bắt đầu đầu tư ào ạt vào việc nuôi cá. Việc nuôi trồng không theo tổ chức, cộng thêm việc không có kiến thức về nuôi trồng, điều này đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước (do dư thừa thức ăn, chất thải của cá…), cá chết do dịch bệnh, cá basa không đủ xuất khẩu…; dần dần, số lượng bè cá ngày càng ít đi.

29

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang (2013)

Hình 3.2 : Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) của thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang

Dựa vào số liệu thống kê, ta có thể thấy diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố Châu Đốc trong 3 năm gần nhất đã giảm đi đáng kể (giảm 22,78 ha trong 3 năm 2011 – 2013). Do đầu tư ào ạt vào nuôi trồng cá basa, nên đã dẫn đến việc nguồn cung cá basa trở nên dư thừa, trong khi đó, nguồn cầu thì ít đi, do chất lượng cá ngày càng giảm. Ngư dân làng bè bị lỗ nặng do cá basa không tiêu thụ hết và cá bị rớt giá liên tục trên thị trường. Chính vì vậy, một số ngư dân không đủ điều kiện để trụ lại nghề nuôi cá bè này, họ đã bán bè lên bờ đào ao để nuôi, một số thì bỏ luôn cả bè cá và chuyển sang nghề khác.. Còn lại một số ngư dân vẫn còn trụ lại với nghề nuôi cá bè truyền thống, nhưng họ không nuôi với diện tích lớn như trước nữa. Thay vì nuôi cá basa, họ đã chuyển sang nuôi các loại cá có tính thích nghi với sự thay đổi với môi trường nước (cá điêu hồng, cá tra, cá bông…) để có thể giúp họ ổn định đời sống kinh tế của gia đình mình. Sau thời điểm khó khăn đó, làng bè đã giảm sút số lượng nghiêm trọng.

Bảng 3.3 : Các loại cá được nuôi ở làng bè thành phố Châu Đốc – tỉnh AG

Loại cá Thời gian nuôi

(tháng) Giá bán (đồng) Cá tra 9 26.000 Cá điêu hồng 9 20.000 Cá chim 8 15.000 Cá bông 9 44.000 Cá lăng 14 50.000 Cá basa 9 26.000

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014

65.31 46.18 42.53 0 10 20 30 40 50 60 70 2011 2012 2013

30

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ QUAN TÂM VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC MẶT CỦA NGƢ DÂN LÀNG BÈ THÀNH PHỐ CHÂU

ĐỐC – TỈNH AN GIANG 4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu trong bài được mô tả theo các chỉ tiêu: giới tính, tuổi, trình độ học vấn. Về tình hình chung của hộ gia đình được phỏng vấn bao gồm tổng thu nhập trung bình của gia đình hàng tháng, số thành viên trong gia đình, thu nhập chính của gia đình. Theo số liệu được tổng hợp sau khi phỏng vấn, một số thông tin cá nhân của đáp viên được thể hiện khái quát thông qua bảng dưới đây:

Giới tính: Theo thống kê về cơ cấu giới tính của 65 đáp viên, trong đó

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang (Trang 35)