Đặc tính số hạt trên bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trường. Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và số gié hoa không phân hóa. (Vũ Văn Hiển, 1999).
Lúa sạ có trung bình từ 80 – 100 hạt trên bông và 100 – 120 hạt trên bông đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên cùng một cây lúa, những bông chính thường có nhiều hạt, những bông phụ phát triển sau nên ít hạt hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998)
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh mà tỉ lệ hạt chắc cao hay thấp. Số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỉ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.5.4 Tỉ lệ hạt chắc
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc và đặc biệt quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Tỷ lệ hạt chắc còn tùy thuộc số hạt trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa, điều kiện ngoại cảnh và số hạt trên bông cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc trên bông. Những giống lúa có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc trên bông phải đạt được 80% trở lên. Phần trăm gié hoa chắc được xác định trước, trong và sau khi trổ gié. Các điều kiện không thuận lợi khi chín có thể ức chế sinh trưởng tiếp của vài gié hoa cho những gié hoa lép (Yoshida, 1981).
12
1.5.5 Trọng lượng 1000 hạt
Khối lượng hạt cũng là một đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng suất lúa. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên trong khoảng 20 – 30 gram. Khối lượng hạt do hai yếu tố cấu thành, khối lượng vỏ trấu chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm 80% (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Khối lượng hạt ít chịu tác động của điều kiện môi trường và có hệ số di truyền cao, nó phụ thuộc hoàn toàn vào giống. Trọng lượng không đổi của một giống không có nghĩa là từng hạt có cùng trọng lượng. Trọng lượng từng hạt thay đổi ở vài trường hợp nhưng giá trị trung bình không đổi (Theo Yosida, 1972, trích dẫn bởi Trần Minh Thành, 1981). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) trọng lượng hạt được quyết định từ thời kỳ phân hoá hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ.
1.6 Mật độ gieo sạ và các phương pháp gieo sạ 1.6.1 Mật độ gieo sạ
Mật độ là một trong những biện pháp ảnh hưởng đến năng suất lúa vì mật độ cấy quyết định diện tích lá và sự cấu tạo quần thể, đến chế độ ánh sáng và sự tích lũy chất khô của ruộng lúa mạnh mẽ nhất (Nguyễn Văn Hoan, 2003). Nhận xét về mối quan hệ diện tích dinh dưỡng và sự đẻ nhánh, Bùi Huy Đáp (1980) cho rằng sự đẻ nhánh của lúa có quan hệ với diện tích dinh dưỡng. Nếu diện tích dinh dưỡng càng lớn thời gian đẻ nhánh càng dài. Ngược lại, diện tích dinh dưỡng càng nhỏ thì thời gian đẻ nhánh càng ngắn. Cấy dày ở mật độ cao lúa sẽ không đẻ nhánh và một số cây mẹ sẽ lụi dần. Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ, nhưng tỷ lệ nhánh hữu hiệu giữa các mật độ lại không thay đổi nhiều. Theo tác giả thì các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông (Nguyễn Thị Nga, 2011).
Về khả năng chống chịu sâu bệnh đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả và đều có chung nhận xét rằng: gieo cấy với mật độ dày sẽ tạo môi trường thích hợp cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không được thông thoáng, các lá bị che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi nhiều (Bùi Huy Đáp, 1980).
Mật độ sạ thích hợp là tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng có hiệu quả các chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật độ cây thích hợp còn tạo nên sự tương tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để đạt mục đích cuối cùng là cho năng suất cao (Hiraoka, 1996). Cây lúa có khả năng tự điều chỉnh mật độ, khả năng này nằm trong phạm vi nhất định phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, khả năng đẻ nhánh, chiều cao và góc độ lá, độ màu mỡ của đất, điều kiện
13
nước trong ruộng lúa và những điều kiện sinh thái khí hậu khác, nhất là nhiệt độ và phân bón (Trịnh Quang Khương, 2010). Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã thực hiện nhiều thí nghiệm về điều chỉnh mật độ sạ, các kết quả cho thấy nếu ruộng lúa bằng phẳng, quản lý nước tốt, khi gieo sạ với mật độ 75 – 125 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ với mật độ 200 – 250 kg giống/ha (Trịnh Quang Khương, 2010).
Nhìn chung, mật độ sạ cũng có tác động đáng kể đến năng suất cuối cùng của lúa. Việc xác định mật độ sạ cho từng giống, từng vùng, từng mùa khác nhau sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lúa. Mật độ tốt nhất sẽ cho năng suất cao nhất, tăng hay giảm mật độ đều làm cho năng suất giảm theo (Moonni, 1885. Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987). Từ những năm đầu của thập niên 1980, các nước trồng lúa Châu Á sau khi nhập nội, lai tạo và canh tác các giống lúa cao sản đã thay đổi phương thức cấy bằng phương thức sạ, áp dụng mật độ sạ thưa chỉ từ 60 – 80 kg giống/ha như ở Malaysia, Philippines (Hiraoka, 1996).
Mật độ, khoảng cách cấy là một yếu tố kỹ thuật có liên quan đến các yếu tố tạo thành năng suất lúa, tức ảnh hưởng đến năng suất. Mật độ cấy càng cao thì số bông càng nhiều song số hạt trên bông càng ít (bông bé). Tốc độ giảm của số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, vì thế cấy quá dày sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng (Đinh Thế Lộc, 2006).
Theo Nguyễn Văn Hoan (1995), để có cùng số bông trên đơn vị diện tích nên cấy ít tép nhiều bụi tốt hơn cấy ít bụi nhiều tép. Không nên cấy quá nhiều tép vì khi đó cây lúa đẻ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp, số hạt/bông ít dẫn đến năng suất không đạt yêu cầu.
1.6.2 Các phương pháp gieo sạ
Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều hình thức sạ khác nhau, điều này là do điều kiện đất đai và nguồn nước của từng vùng, vụ khác nhau mà chọn lựa phương pháp sạ thích hợp. Những vùng chủ động được nước tưới và đất tương đối bằng phẳng thường áp dụng phương pháp sạ ướt. Hiện nay, hầu hết diện tích trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là lúa cao sản và phương pháp sạ ướt được sử dụng nhiều nhất (Nguyễn Thành Hối, 2010).
Có 5 kiểu sạ thẳng hiện đang được áp dụng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, dựa vào điều kiện đất đai, chế độ nước, kiểu chuẩn bị đất và chuẩn bị hạt giống. Đó là sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm, sạ chay và sạ gởi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
14
1.6.2.1 Sạ ướt
Sạ ướt (còn gọi là sạ gát): đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt, xong rút cạn nước và gieo hạt giống đã ngâm ủ cho nẩy mầm trên đất đã đánh bùn nhuyễn. Đây là hình thức sạ phổ biến ở những nơi có nước đủ để làm đất và chủ động nước. Sạ ướt có thể áp dụng cho tất cả các vụ Hè Thu, Thu Đông hay Đông Xuân (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.6.2.2 Sạ khô
Sạ khô: kiểu sạ khô đã được thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các giống lúa địa phương. Tuy nhiên, sạ khô lúa cao sản có yêu cầu cao hơn. Sạ khô nhằm tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại những vùng đất bị nhiễm mặn hoặc canh tác nhờ nước trời, bằng cách tận dụng lượng nước mưa đầu mùa để cho lúa phát triển, tranh thủ thời vụ, đảm bảo năng suất vụ sau. Đất được chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt giống khô, không ngâm ủ. Sạ khô chỉ được thực hiện trong vụ hè thu sớm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.6.2.3 Sạ ngầm
Sạ ngầm: sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong vụ thu đông hoặc đông xuân ở những chân ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước, hoặc để tranh thủ mùa vụ xuống giống sớm hơn, giảm được công bơm tưới về sau như trong vụ Đông Xuân ở An Giang. Sạ ngầm có yêu cầu tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Sạ khô và sạ ngầm là những biện pháp kỹ thuật có tính cách đối phó, nó chỉ được thực hiện trong một số điều kiện nhất định, với những mục đích yêu cầu khác nhau (sạ khô khi không có đủ nước, trong khi sạ ngầm khi có quá nhiều nước), vì lượng giống hao hụt nhiều và năng suất tương đối bấp bênh nếu không bảo đảm các yêu cầu nhất định của nó.
1.6.2.4 Sạ chay
Sạ chay:là một biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống khô hoặc đã ngâm 24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào hoặc bơm nước vào ruộng rồi mới sạ. Nước được giữ lại trên ruộng 1 ngày (24 giờ) để ngâm đất và cho hạt lúa hút nước đầy đủ. Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như đối với trường hợp sạ ướt. Sạ chay đầu tiên được áp dụng ở các khu vực ven Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Tiền Giang, nơi mà nước phèn từ Đồng Tháp Mười bị rửa ra vào đầu mùa mưa thường làm chết lúa non mới sạ. Nông dân trong vùng phải tranh thủ sạ sớm vào mùa khô, sử dụng nguồn nước ngọt hạn chế từ kinh rạch để sạ và giúp cây lúa phát triển trong giai đoạn đầu. Khi mùa mưa đến, nước phèn tràn về, cây lúa đã lớn có khả năng chịu đựng tốt hơn. Bằng kỹ thuật này
15
nông dân trong vùng ven Đồng Tháp Mười có thể sản xuất thêm một vụ lúa mùa khô ăn chắc và sử dụng nước đầu vụ hết sức tiết kiệm. Gần đây, sạ chay được nhân ra rộng rải ở những vùng lúa 3 vụ, nhằm giải quyết vấn đề khó khăn về lao động và sức kéo vào thời gian giáp vụ. Sạ chay chỉ có thể được áp dụng 1 lần trong năm, trong vụ Xuân Hè hoặc Hè Thu sớm, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân vào giữa mùa khô, có điều kiện phơi đất, đốt đồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.6.2.5 Sạ gởi
Sạ gởi (gởi lúa ngắn ngày với lúa mùa) thường được áp dụng ở các vùng lúa nước trời, nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng trọt được rất ngắn (5–6 tháng) trong mùa mưa; hoặc ở những vùng trũng, nước ngập sâu không có thủy lợi tốt để có thể trồng 2 vụ lúa thuận lợi. Đây là những vùng đất khó khăn, trước đây chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa. Tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại đây không phải và một vấn đề đơn giản. Vụ lúa thứ hai thường rất bấp bênh do thiếu nước cuối vụ. Lúa bị thiệt hại do khô hạn và phèn mặn khi mùa mưa chấm dứt; hoặc phải cấy sạ trong điều kiện nước ruộng quá sâu không bảo đảm sinh trưởng và phát triển của cây lúa, có khi mất trắng. Bằng kỹ thuật sạ gởi, nông dân trong các vùng này có thể tăng vụ ăn chắc hơn. Hạt giống của cây lúa ngắn ngày (thường dưới 100 ngày) được trộn lẫn với hạt lúa mùa dài theo một tỷ lệ nhất định tùy yếu tốt đất đai và đặc tính giống. Sạ cùng một lúc 2 loại giống bằng phương pháp sạ ướt hoặc khô tùy điều kiện từng nơi. Sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày (khoảng 100 ngày sau khi sạ), người ta tiếp tục chăm sóc cho trà lúa mùa phát triển tốt để thu hoạch vào cuối mùa mưa, khi nguồn nước ngọt đã cạn và ruộng khô. Như thế, bằng cách sạ gởi người ta có thể thu hoạch 2 vụ lúa trong một năm ở những vùng đất khó khăn này, với chỉ chuẩn bị đất và gieo sạ có một lần vào đầu mùa mưa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
16
Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU