Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa jasmine 85 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã thới tân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 35)

 Chuẩn bị hạt giống

– Ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5–10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.

– Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.

– Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ cho hạt nhú mầm. – Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ cỏ diệt mầm.

21

 Chuẩn bị đất

– Dọn sạch cỏ và ốc bươu vàng.

– Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng.

– Đánh đường nước trước khi gieo sạ, tiến hành sạ lan, giữ đất khô sau 7 ngày cho nước vào và giữ nước ở khoảng 3 – 5 cm.

 Phân bón theo công thức: 100N – 60P2O5 – 30K2O

Phân đạm:

o Lần 1 (7 – 10 NSS): bón 25 – 30% lượng đạm.

o Lần 2 (20 – 25 NSS): bón 35 – 40% lượng đạm.

o Lần 3 (40 – 45 NSS): bón lượng đạm còn lại.

Phân super lân bón lót 100%.

Phân kali chia làm 2 lần: 7 – 10 NSS (20 kg K2O) và 40 – 45 NSS (10 kg còn lại).

 Khi lúa được 15 – 20 ngày tiến hành dặm

 Phun thuốc nếu sâu bệnh xuất hiện.

 Tiến hành thu hạch khi thấy 85 – 90% số hạt trên bông đã chín vàng.

 Quản lý nước

– Giai đoạn cây con (0 – 7 NSS): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.

– Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7 – 42 NSS): Sau khi sạ được 7 – 10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5 –7 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2 – 3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2 – 3 ngày.

– Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42 – 65 NSS): Giữ nước trong ruộng ở mức 3 – 5 cm.

– Giai đoạn chín (65 – 95 NSS): Giữ nước trong ruộng ở mức 2 – 3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7 – 10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.

22

Chương 3:

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Đông Xuân nên điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa, điều kiện đất đai cũng rất thuận lợi do mùa lũ vừa mới qua do đó nó mang lại một lượng phù sa cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa trong gia đoạn đầu phát triển.

Sâu bệnh hại xuất hiện với mật độ thấp không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm. Có sự xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ vào giai đoạn 20 – 30 ngày sau sạ, trong giai đoạn này cũng có xuất hiện chuột nhưng cũng không ảnh hưởng đến thí nghiệm.

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA

3.2.1 Chiều cao cây

Qua kết quả trình bày Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây ở giai đoạn 20 ngày sau sạ (NSS) khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, chiều cao cây dao động từ 40,93 cm đến 41,35 cm. Ở giai đoạn 30, 40 và 50 ngày sau sạ chiều cao cây có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức 250 kg/ha, 187,5 kg/ha và nghiệm thức 125 kg/ha. Tuy nhiên, ở giai đoạn 60 NSS chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức, chiều cao cây dao động từ 75,43 cm ở nghiệm thức 125 kg đến 77,83 cm ở nghiệm thức 250 kg.

23

Bảng 3.1: Chiều cao (cm) của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

Mật độ sạ (kg/ha)

Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ 20 30 40 50 60 250 41,35 51,15 a 68,77 ab 75,60 a 77,83 187,5 40,93 48,88 ab 70,36 a 73,67 a 76,35 125 41,29 46,14 b 64,29 b 68,01 b 75,43 F ns * * * ns CV (%) 4,14 3,37 2,92 2,92 3,70

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD,: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

Chiều cao cây lúa quá cao hay quá thấp điều ảnh hưởng đến năng suất và chiều cao cây lúa tăng dần từ sau khi sạ đến trổ hoàn toàn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Trong giai đoạn đầu giữa các nghiệm thức chiều cao khác biệt không có ý nghĩa thống kê, do trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong đất và hạt cung cấp (Lê Hữu Toàn, 2009). Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng sạ với mật độ cao cây phát triển nhanh hơn trong một giai đoạn nhất định, nhưng về sau giữa các mật độ khác nhau không còn khác nhau nhiều nữa.

Giai đoạn 60 NSS cây lúa dần chuyển sang gian đoạn sinh sản, ở giai đoạn này cây lúa gần trổ nên chiều cao cây lúa gần như tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Do đó, sự gia tăng chiều cao giữa các nghiệm thức không còn khác biệt nhiều.

3.2.2 Số chồi/m2

Qua kết quả trình bày Bảng 3.2 cho thấy giai đoạn 20 – 40 NSS số chồi/m2

có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, cao nhất là nghiệm thức sạ 250 kg/ha, thấp nhất là nghiệm thức sạ 125 kg/ha. Giai đoạn 50 NSS số chồi/m2

có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, giai đoạn này số chồi/m2

giữa các nghiệm thức đều giảm. Giai đoạn 60 NSS số chồi/m2 giữa các nghiệm thức không khác biệt qua phân tích thống kê và dao động từ 707 – 845 chồi/m2.

24

Bảng 3.2: Số chồi/m2 của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ. Mật độ sạ (kg/ha) Số chồi/m2 Ngày sau sạ 20 30 40 50 60 250 1022 a 1050 a 968 a 913 a 858 187,5 762 b 866 b 910 b 850 ab 799 125 510 c 609 c 831 c 791 b 707 F ** ** ** * ns CV (%) 2,95 5,68 1,44 3,87 8,53

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Khả năng đẻ nhánh của lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn Văn Hoan, 1995). Trong điều kiện dinh dưỡng và ánh sáng đầy đủ cây lúa sẽ bắt đầu mọc chồi ở vị trí mắt thứ hai và ngược lại nếu gặp điều kiện bất lợi thiếu dinh dưỡng và ánh sáng hoặc bị ngập sâu thì mầm chồi sẽ thoái hóa và cây lúa nở bụi kém (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Mật độ sạ thích hợp sẽ giúp cây lúa phát triển tốt tận hiệu quả dinh dưỡng, nước và ánh sáng mặt trời. Sạ lúa ở các mật độ khác nhau sẽ cho số chồi cũng khác nhau. Tuy vậy, khi sạ thưa cây lúa sẽ đẻ nhiều nhánh, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết do không cạnh tranh được dinh dưỡng và ánh sáng (Nguyễn Trường Giang và ctv., 2010).

Cây lúa đạt số chồi tối đa vào khoảng 40 NSS, sau đó cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh sản, số chồi sẽ giảm dần và ổn định từ giai đoạn trổ đến chín. Ngoài ra việc đẻ nhánh nhiều hay ít cũng một phần quyết định bởi chế độ chăm sóc, theo Yoshida (1981) cho rằng, khả năng nhảy chồi là đặc tính giống nhưng sự nở bụi nhiều hay ít còn bị tác động bởi điều kiện môi trường như mật độ sạ, đất đai, dinh

25

dưỡng, nước, kỹ thuật canh tác,…Đồng thời khả năng nhảy chồi là yếu tố quan trọng tạo nên số chồi tối đa của cây lúa.

3.2.3 Chiều dài bông

Qua kết quả ở Hình 3.1 ta thấy chiều dài bông cũng bị ảnh hưởng bởi mật dộ gieo sạ, ở các nghiệm có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, dài nhất là ở nghiệm thức sạ 125 kg/ha (21,22 cm) và thấp nhất làm nghiệm thức sạ 250 kg/ha (19,01 cm).

Hình 3.1: Chiều dài bông (cm) của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

Trong thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông ở các nghiệm thức sạ dày do sự chèn ép về không gian phát triển do đó sẽ không đủ ánh sáng để phát triển nên bông sẽ ngắn lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009), từ đó tạo nên sự khác biệt với các nghiệm thức sạ thưa.

Theo Nguyễn Văn Luật và ctv. (1999) sạ thưa có số bông ít hơn sạ dày nhưng bông dài và nhiều hạt chắc trên bông hơn so với sạ dày. Chiều dài bông bị ảnh hưởng bởi điều kiện dinh dưỡng của cây, khi cây nhận được nhiều dinh dưỡng thì thân lá phát triển tốt, khả năng quang hợp của cây tốt hơn, cây khỏe và chống chịu tốt, dẫn đến chiều dài bông cũng dài hơn (Hồ Minh Thuận, 2011).

26

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG

SUẤT VÀ NĂNG SUẤT 3.3.1 Số bông/m2

Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy số bông/m2 giữa các nghiệm thức gieo sạ không có sự khác biệt qua phân tích thống kê và số bông dao động từ 636 bông/m2 đến 703 bông/m2.

Bảng 3.3 Thành phần năng suất của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, Huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ vụ Đông Xuân 2013.

Mật độ sạ (kg/ha) Số bông/m2 Số hạt trên bông Hạt chắc trên bông Tỉ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) 250 703 64,46 b 57,00 b 88,41 a 29,19 187,5 673 70,67 b 63,33 ab 89,63 a 30,43 125 636 80,80 a 67,00 a 82,90 b 29,48 F ns ** * * ns CV (%) 3,74 4,17 4,83 2,06 2,45

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Số bông/m2 là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, số bông/m2 cao số lượng hạt chắc nhiều sẽ làm gia tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Yoshida (1981), trong ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc vào sự đâm chồi và được xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn đạt số chồi tối đa.

Số bông/m2 ở các nghiệm thức gieo sạ không có sự khác biệt, do ở các nghiệm thức sạ dày có sự chết đi của chồi vô hiệu do thiếu ánh sáng và dinh dưỡng nên số lượng chồi giảm, còn các nghiệm thức sạ thưa do có đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng nên có sự gia tăng số chồi hữu hiệu dẫn đến số bông cũng tăng lên.

3.3.2 Số hạt trên bông

Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.3 cho thấy số hạt trên bông có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Cao nhất là nghiệm thức sạ 125 kg/ha (80,80 hạt) và thấp nhất là nghiệm thức sạ 250 kg/ha (64,46 hạt).

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) thì số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa

27

và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này, số hạt trên bông có ảnh hưởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa. Như vậy, số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác, điều kiện thời tiết.

3.3.3 Số hạt chắc trên bông

Qua Bảng 3.3 cho thấy nghiệm thức sạ 125 kg/ha cho số hạt chắc trên bông cao nhất (67 hạt), khác biệt so với nghiệm thức 250 kg/ha cho số hạt chắc trên bông thấp nhất (57 hạt), nhưng không khác biệt so với nghiệm thức còn lại.

Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dự (2000) hạt chắc trên bông chịu nhiều tác động của môi trường và số lượng nhiều hay ít vào số gié hoa phân hóa và không phân hóa. Đối với những giống bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng cách và thời tiết thuận lợi sẽ cho số hoa phân hóa càng nhiều và ngược lại. Ở các nghiệm thức sạ dày có sự cạnh tranh mạnh về ánh sáng, dinh dưỡng, do đó hạn chế vận chuyển dinh dưỡng cũng như tổng hợp đường bột để nuôi hạt làm giảm khả năng tạo hạt tạo nên sự khác biệt về số hạt chắc giữa các nghiệm thức gieo sạ.

Hạt được được hình thành nhờ tích lũy tinh bột của cây, nếu cây lúa nhận được đủ ánh sáng và lá vẫn còn xanh khi lúa vào giai đoạn chín thì số hạt chắc sẽ cao. Đối với lúa sạ ở mật độ dày, sự cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng xảy ra mạnh, do đó tinh bột tích lũy trong hạt bị hạn chế và sự vận chuyển tinh bột cũng gặp khó khăn dẫn đến số hạt chắc trên bông cũng giảm (Hồ Minh Thuận, 2011). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) thì số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao.

3.3.4 Tỉ lệ hạt chắc

Qua kết quả trình bày Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ hạt chắc có sự khác biệt qua phân tích thông kê ở mức ý nghĩa 5%. Tỉ lệ hạt chắc cao nhất là ở nghiệm thức sạ 250 kg/ha và 187,5 kg/ha và thấp nhất là nghiệm thức sạ 125 kg/ha.

Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc (Matsushima, 1970). Yoshida, (1985) cho rằng điều kiện thời tiết không thuận lợi trong thời kỳ chín như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hay bị ảnh hưởng của mưa, gió vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa có thể gây ra bất thụ, gây trở ngại cho sinh trưởng của một số hoa, kết quả dẫn đến số hạt lép và lững cao làm giảm tỷ lệ hạt chắc.

Nguyễn Ngọc Đệ (2009) tỷ lệ chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Thường số hoa

28

trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại.

3.3.5 Trọng lượng 1000 hạt

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy, trọng lượng 1000 hạt ở các nghiệm thức gieo sạ khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê và dao động từ 29,19 g đến 30,43 g.

Trọng lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, lúa đạt càng nhiều bông, trọng lượng 1000 hạt lớn thì sẽ đạt năng suất cao. Trọng lượng 1000 hạt bao gồm: trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997), muốn vỏ trấu đạt kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không bị dịch hại tấn công và điều thời tiết thuận lợi (Võ Tòng Xuân, 1984). Trọng lượng 1000 hạt ít biến động vì thế không chịu ảnh hưởng bởi mật độ gieo sạ và dao động từ 20 – 30 gram (Nguyễn Ngọc Đệ , 2009).

3.3.6 Năng suất lý thuyết

Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy năng suất lý thuyết ở các nghiệm thức gieo sạ khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Năng suất dao động từ 11,69 tấn/ha đến 12,94 tấn/ha.

29

Bảng 3.4: Năng suất (tấn/ha) của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

Mật độ sạ (kg/ha)

Năng suất (tấn/ha)

Lý thuyết Thực tế 250 11,69 8,10 187,5 12,94 8,08

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa jasmine 85 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã thới tân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)