Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa jasmine 85 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã thới tân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 31)

Giống lúa Jasmine 85 (dòng lai IR 841 – 85) được chọn tạo từ tổ hợp lai Pata/ TN 1/ Khao dawk Mali của Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI). Nhập nội vào Việt Nam năm 1992 và được sản xuất rộng tại các tỉnh ĐBSCL. Thời gian sinh trưởng 100 – 105 ngày, chiều cao 95 – 100 cm, cứng cây, đẻ nhánh trung bình, lá đòng thẳng. Năng suất trung bình trong vụ Đông Xuân 6 – 8 tấn/ha, vụ Hè Thu 4 – 5 tấn/ha.

Phân bón: Urea (46% N), DAP (18 – 46 – 0), KCl (60% K2O) Thuốc BVTT: FuAn 40 EC, Fujione 40 EC…

Dụng cụ: thước đo, máy đo ẩm độ, cân điện tử, cân đồng hồ.

Phân tích số liệu: sử dụng phần mềm Excel và SPSS để tính toán số liệu, vẽ biểu đồ và xử lý thống kê.

2.2 PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 20m2 (4m x 5m).

Nghiệm thức 1: sạ 250 kg/ha (đối chứng) Nghiệm thức 2: sạ 187,5 kg/ha

17

REP I REP II REP III

NT1 NT2 NT3

NT2 NT1 NT1

NT3 NT3 NT2

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 10 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) cho đến 60 ngày sau sạ (NSS). Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.

Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất của 10 cây được đánh dấu trong mỗi khung chỉ tiêu, từ đó lấy giá trị trung bình.

Số chồi/m2: đếm số chồi (khi cây lúa có 3 lá) ở tất cả các khung và qui ra số chồi/m2

Số bông/m2: được ghi nhận bằng cách đếm số bông có trong 3 khung của mỗi lô từ đó qui ra số bông /m2.

Chiều dài bông: được ghi nhận bằng cách lấy 10 bông được đánh dấu trong mỗi khung của từng lô để đo, đo từ cổ bông đến cuối bông.

Tổng số hạt trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy 10 bông được đánh dấu trong mỗi khung của từng lô đếm số hạt. Từ đó qui ra số hạt trên bông.

Số hạt chắc trên bông: cũng được ghi nhận bằng cách lấy 10 bông được đánh dấu trong mỗi khung của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó qui ra số hạt chắc trên bông.

Trọng lượng 1000 hạt: được cân và tính trên cơ sở ẩm độ 14%. Năng suất lý thuyết: thu hoạch ở các khung lấy chỉ tiêu nông học

18

Năng suất thực tế: thu hoạch toàn bộ ở mỗi lô, phơi khô, tách lép, cân trọng lượng, đo độ ẩm và tính năng suất (tấn/ha) ở ẩm độ 14%.

2.2.3 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất

– Gặt tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2. – Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô.

– Đếm tổng số bông, ký hiệu là P.

– Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là U (hạt). – Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là W (hạt).

– Cân trọng lượng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu w1, w2, w3 (gram). – Đo ẩm độ của mẫu.

– Quy các số liệu khối lượng cân về ẩm độ chuẩn 14%. W0 (100 – H0)

W14% = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

86

W0: Trọng lượng mẫu lúc cân (gram). H0: Ẩm độ mẫu lúc cân (%). Số bông/m2 = P x 4 W Số hạt chắc/bông = P W Tỉ lệ hạt chắc (%) = x 100 W + U w1 + w2 + w3 Trọng lượng 1000 hạt = 3

Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng suất bằng công thức:

19

NSLT = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x Trọng lượng 1000 hạt x 10–5 (tấn/ha)

Năng suất thực tế (NSTT) của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ 5 m2, đập, phơi, giê, cân và quy về ẩm độ 14%, ký hiệu là W14% (kg).

W14% 10000 (m2)

NSTT = x (tấn/ha) 1000 5 (m2)

2.2.4 Đánh giá khả năng phản ứng của cây lúa với một số sâu, bệnh hại

 Sâu cuốn lá

Thang đánh giá khả năng phản ứng với sâu cuốn lá (IRRI, 1988). + Cấp 0: không có cây bị hại.

+ Cấp 1: 1 – 10% cây bị hại. + Cấp 3: 11 – 20% cây bị hại. + Cấp 5: 21 – 35% cây bị hại. + Cấp 7: 36 – 60% cây bị hại. + Cấp 9: 61 – 100% cây bị hại.

20

 Bệnh đạo ôn

Thang đánh giá bệnh đạo ôn hại bông (IRRI, 1988).

+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông. + Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.

+ Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông. + Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.

+ Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

+ Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

 Rầy nâu

Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết trên đồng ruộng.

Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1988). + Cấp 0: không bị hại.

+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.

+ Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy.

+ Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn lại bị lùn nặng.

+ Cấp 7: hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. + Cấp 9: tất cả cây bị chết.

2.2.5 Kỹ thuật canh tác

 Chuẩn bị hạt giống

– Ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5–10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.

– Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ cho hạt nhú mầm. – Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ cỏ diệt mầm.

21

 Chuẩn bị đất

– Dọn sạch cỏ và ốc bươu vàng.

– Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng.

– Đánh đường nước trước khi gieo sạ, tiến hành sạ lan, giữ đất khô sau 7 ngày cho nước vào và giữ nước ở khoảng 3 – 5 cm.

 Phân bón theo công thức: 100N – 60P2O5 – 30K2O

Phân đạm:

o Lần 1 (7 – 10 NSS): bón 25 – 30% lượng đạm.

o Lần 2 (20 – 25 NSS): bón 35 – 40% lượng đạm.

o Lần 3 (40 – 45 NSS): bón lượng đạm còn lại.

Phân super lân bón lót 100%.

Phân kali chia làm 2 lần: 7 – 10 NSS (20 kg K2O) và 40 – 45 NSS (10 kg còn lại).

 Khi lúa được 15 – 20 ngày tiến hành dặm

 Phun thuốc nếu sâu bệnh xuất hiện.

 Tiến hành thu hạch khi thấy 85 – 90% số hạt trên bông đã chín vàng.

 Quản lý nước

– Giai đoạn cây con (0 – 7 NSS): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.

– Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7 – 42 NSS): Sau khi sạ được 7 – 10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5 –7 cm. Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2 – 3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2 – 3 ngày.

– Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42 – 65 NSS): Giữ nước trong ruộng ở mức 3 – 5 cm.

– Giai đoạn chín (65 – 95 NSS): Giữ nước trong ruộng ở mức 2 – 3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7 – 10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.

22

Chương 3:

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Đông Xuân nên điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa, điều kiện đất đai cũng rất thuận lợi do mùa lũ vừa mới qua do đó nó mang lại một lượng phù sa cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa trong gia đoạn đầu phát triển.

Sâu bệnh hại xuất hiện với mật độ thấp không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm. Có sự xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ vào giai đoạn 20 – 30 ngày sau sạ, trong giai đoạn này cũng có xuất hiện chuột nhưng cũng không ảnh hưởng đến thí nghiệm.

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA

3.2.1 Chiều cao cây

Qua kết quả trình bày Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây ở giai đoạn 20 ngày sau sạ (NSS) khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, chiều cao cây dao động từ 40,93 cm đến 41,35 cm. Ở giai đoạn 30, 40 và 50 ngày sau sạ chiều cao cây có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức 250 kg/ha, 187,5 kg/ha và nghiệm thức 125 kg/ha. Tuy nhiên, ở giai đoạn 60 NSS chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức, chiều cao cây dao động từ 75,43 cm ở nghiệm thức 125 kg đến 77,83 cm ở nghiệm thức 250 kg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23

Bảng 3.1: Chiều cao (cm) của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

Mật độ sạ (kg/ha)

Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ 20 30 40 50 60 250 41,35 51,15 a 68,77 ab 75,60 a 77,83 187,5 40,93 48,88 ab 70,36 a 73,67 a 76,35 125 41,29 46,14 b 64,29 b 68,01 b 75,43 F ns * * * ns CV (%) 4,14 3,37 2,92 2,92 3,70

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD,: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

Chiều cao cây lúa quá cao hay quá thấp điều ảnh hưởng đến năng suất và chiều cao cây lúa tăng dần từ sau khi sạ đến trổ hoàn toàn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Trong giai đoạn đầu giữa các nghiệm thức chiều cao khác biệt không có ý nghĩa thống kê, do trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong đất và hạt cung cấp (Lê Hữu Toàn, 2009). Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng sạ với mật độ cao cây phát triển nhanh hơn trong một giai đoạn nhất định, nhưng về sau giữa các mật độ khác nhau không còn khác nhau nhiều nữa.

Giai đoạn 60 NSS cây lúa dần chuyển sang gian đoạn sinh sản, ở giai đoạn này cây lúa gần trổ nên chiều cao cây lúa gần như tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Do đó, sự gia tăng chiều cao giữa các nghiệm thức không còn khác biệt nhiều.

3.2.2 Số chồi/m2

Qua kết quả trình bày Bảng 3.2 cho thấy giai đoạn 20 – 40 NSS số chồi/m2

có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, cao nhất là nghiệm thức sạ 250 kg/ha, thấp nhất là nghiệm thức sạ 125 kg/ha. Giai đoạn 50 NSS số chồi/m2

có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, giai đoạn này số chồi/m2

giữa các nghiệm thức đều giảm. Giai đoạn 60 NSS số chồi/m2 giữa các nghiệm thức không khác biệt qua phân tích thống kê và dao động từ 707 – 845 chồi/m2.

24

Bảng 3.2: Số chồi/m2 của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ. Mật độ sạ (kg/ha) Số chồi/m2 Ngày sau sạ 20 30 40 50 60 250 1022 a 1050 a 968 a 913 a 858 187,5 762 b 866 b 910 b 850 ab 799 125 510 c 609 c 831 c 791 b 707 F ** ** ** * ns CV (%) 2,95 5,68 1,44 3,87 8,53

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Khả năng đẻ nhánh của lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn Văn Hoan, 1995). Trong điều kiện dinh dưỡng và ánh sáng đầy đủ cây lúa sẽ bắt đầu mọc chồi ở vị trí mắt thứ hai và ngược lại nếu gặp điều kiện bất lợi thiếu dinh dưỡng và ánh sáng hoặc bị ngập sâu thì mầm chồi sẽ thoái hóa và cây lúa nở bụi kém (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Mật độ sạ thích hợp sẽ giúp cây lúa phát triển tốt tận hiệu quả dinh dưỡng, nước và ánh sáng mặt trời. Sạ lúa ở các mật độ khác nhau sẽ cho số chồi cũng khác nhau. Tuy vậy, khi sạ thưa cây lúa sẽ đẻ nhiều nhánh, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết do không cạnh tranh được dinh dưỡng và ánh sáng (Nguyễn Trường Giang và ctv., 2010).

Cây lúa đạt số chồi tối đa vào khoảng 40 NSS, sau đó cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh sản, số chồi sẽ giảm dần và ổn định từ giai đoạn trổ đến chín. Ngoài ra việc đẻ nhánh nhiều hay ít cũng một phần quyết định bởi chế độ chăm sóc, theo Yoshida (1981) cho rằng, khả năng nhảy chồi là đặc tính giống nhưng sự nở bụi nhiều hay ít còn bị tác động bởi điều kiện môi trường như mật độ sạ, đất đai, dinh

25

dưỡng, nước, kỹ thuật canh tác,…Đồng thời khả năng nhảy chồi là yếu tố quan trọng tạo nên số chồi tối đa của cây lúa.

3.2.3 Chiều dài bông

Qua kết quả ở Hình 3.1 ta thấy chiều dài bông cũng bị ảnh hưởng bởi mật dộ gieo sạ, ở các nghiệm có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, dài nhất là ở nghiệm thức sạ 125 kg/ha (21,22 cm) và thấp nhất làm nghiệm thức sạ 250 kg/ha (19,01 cm).

Hình 3.1: Chiều dài bông (cm) của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

Trong thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông ở các nghiệm thức sạ dày do sự chèn ép về không gian phát triển do đó sẽ không đủ ánh sáng để phát triển nên bông sẽ ngắn lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009), từ đó tạo nên sự khác biệt với các nghiệm thức sạ thưa.

Theo Nguyễn Văn Luật và ctv. (1999) sạ thưa có số bông ít hơn sạ dày nhưng bông dài và nhiều hạt chắc trên bông hơn so với sạ dày. Chiều dài bông bị ảnh hưởng bởi điều kiện dinh dưỡng của cây, khi cây nhận được nhiều dinh dưỡng thì thân lá phát triển tốt, khả năng quang hợp của cây tốt hơn, cây khỏe và chống chịu tốt, dẫn đến chiều dài bông cũng dài hơn (Hồ Minh Thuận, 2011).

26

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG

SUẤT VÀ NĂNG SUẤT 3.3.1 Số bông/m2

Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy số bông/m2 giữa các nghiệm thức gieo sạ không có sự khác biệt qua phân tích thống kê và số bông dao động từ 636 bông/m2 đến 703 bông/m2.

Bảng 3.3 Thành phần năng suất của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, Huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ vụ Đông Xuân 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mật độ sạ (kg/ha) Số bông/m2 Số hạt trên bông Hạt chắc trên bông Tỉ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) 250 703 64,46 b 57,00 b 88,41 a 29,19 187,5 673 70,67 b 63,33 ab 89,63 a 30,43 125 636 80,80 a 67,00 a 82,90 b 29,48 F ns ** * * ns CV (%) 3,74 4,17 4,83 2,06 2,45

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Số bông/m2 là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, số bông/m2 cao số

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa jasmine 85 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã thới tân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 31)