Số hạt trên bông

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa jasmine 85 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã thới tân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 41)

Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.3 cho thấy số hạt trên bông có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Cao nhất là nghiệm thức sạ 125 kg/ha (80,80 hạt) và thấp nhất là nghiệm thức sạ 250 kg/ha (64,46 hạt).

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) thì số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa

27

và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này, số hạt trên bông có ảnh hưởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa. Như vậy, số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác, điều kiện thời tiết.

3.3.3 Số hạt chắc trên bông

Qua Bảng 3.3 cho thấy nghiệm thức sạ 125 kg/ha cho số hạt chắc trên bông cao nhất (67 hạt), khác biệt so với nghiệm thức 250 kg/ha cho số hạt chắc trên bông thấp nhất (57 hạt), nhưng không khác biệt so với nghiệm thức còn lại.

Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dự (2000) hạt chắc trên bông chịu nhiều tác động của môi trường và số lượng nhiều hay ít vào số gié hoa phân hóa và không phân hóa. Đối với những giống bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng cách và thời tiết thuận lợi sẽ cho số hoa phân hóa càng nhiều và ngược lại. Ở các nghiệm thức sạ dày có sự cạnh tranh mạnh về ánh sáng, dinh dưỡng, do đó hạn chế vận chuyển dinh dưỡng cũng như tổng hợp đường bột để nuôi hạt làm giảm khả năng tạo hạt tạo nên sự khác biệt về số hạt chắc giữa các nghiệm thức gieo sạ.

Hạt được được hình thành nhờ tích lũy tinh bột của cây, nếu cây lúa nhận được đủ ánh sáng và lá vẫn còn xanh khi lúa vào giai đoạn chín thì số hạt chắc sẽ cao. Đối với lúa sạ ở mật độ dày, sự cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng xảy ra mạnh, do đó tinh bột tích lũy trong hạt bị hạn chế và sự vận chuyển tinh bột cũng gặp khó khăn dẫn đến số hạt chắc trên bông cũng giảm (Hồ Minh Thuận, 2011). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) thì số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao.

3.3.4 Tỉ lệ hạt chắc

Qua kết quả trình bày Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ hạt chắc có sự khác biệt qua phân tích thông kê ở mức ý nghĩa 5%. Tỉ lệ hạt chắc cao nhất là ở nghiệm thức sạ 250 kg/ha và 187,5 kg/ha và thấp nhất là nghiệm thức sạ 125 kg/ha.

Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc (Matsushima, 1970). Yoshida, (1985) cho rằng điều kiện thời tiết không thuận lợi trong thời kỳ chín như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hay bị ảnh hưởng của mưa, gió vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa có thể gây ra bất thụ, gây trở ngại cho sinh trưởng của một số hoa, kết quả dẫn đến số hạt lép và lững cao làm giảm tỷ lệ hạt chắc.

Nguyễn Ngọc Đệ (2009) tỷ lệ chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Thường số hoa

28

trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại.

3.3.5 Trọng lượng 1000 hạt

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy, trọng lượng 1000 hạt ở các nghiệm thức gieo sạ khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê và dao động từ 29,19 g đến 30,43 g.

Trọng lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, lúa đạt càng nhiều bông, trọng lượng 1000 hạt lớn thì sẽ đạt năng suất cao. Trọng lượng 1000 hạt bao gồm: trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997), muốn vỏ trấu đạt kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không bị dịch hại tấn công và điều thời tiết thuận lợi (Võ Tòng Xuân, 1984). Trọng lượng 1000 hạt ít biến động vì thế không chịu ảnh hưởng bởi mật độ gieo sạ và dao động từ 20 – 30 gram (Nguyễn Ngọc Đệ , 2009).

3.3.6 Năng suất lý thuyết

Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy năng suất lý thuyết ở các nghiệm thức gieo sạ khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Năng suất dao động từ 11,69 tấn/ha đến 12,94 tấn/ha.

29

Bảng 3.4: Năng suất (tấn/ha) của giống lúa Jasmine 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

Mật độ sạ (kg/ha)

Năng suất (tấn/ha)

Lý thuyết Thực tế 250 11,69 8,10 187,5 12,94 8,08 125 12,57 8,14 F ns ns CV (%) 4,26 7,31

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Năng suất lý thuyết được hình thành phụ thuộc và các yếu tố như: số bông/m2, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông và trong lượng 1000 hạt. Nếu một trong các yếu tố này bị ảnh hưởng sẽ làm cho năng suất cũng bị ảnh hưởng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Dương Hồng Hiên (1993) cho rằng muốn lúa thâm canh đạt năng suất cao, trước hết phải biết giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa sự phát triển cá thể của từng cây lúa với sự phát triển tổng thể của các cây lúa trên cùng một ruộng lúa ngay từ khi gieo cấy để đạt cơ cấu năng suất tối ưu giữa số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt.

3.3.7 Năng suất thực tế

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.4 năng suất thực tế ở các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê va dao động từ 8,08 tấn/ha đến 8,14 tấn/ha. Năng suất thực tế đánh giá một cách khác quan sự tác động của các yếu tố thí nghiệm đến năng suất lúa. Mật độ sạ khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau, tuy nhiên năng suất giữa các nghiệm thức vẫn không khác biệt.

Năng suất thực tế là yếu tố cuối cùng để phân loại và đánh giá giống có năng suất cao hay thấp. Năng suất lúa được quy định bởi bốn thành phần năng suất, liên quan chặt chẽ với nhau, nếu một trong bốn thành phần này dao động quá mức sẽ ảnh hưởng đến các phần còn lại và làm cho năng suất thực tế tăng hoặc giảm (Nguyễn Văn Hoan, 1995). Trong thực tế, năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết do hạn chế về mặt sinh học, như sự thích nghi của giống với điều kiện đất, nước, dinh dưỡng, sâu bệnh, cỏ dại. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân là hết sức quan trọng, chi phí và lợi nhuận cũng là yếu tố cơ

30

bản ảnh hưởng đến việc đầu tư và do đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

3.4 Hiệu quả kinh tế

Qua kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất ở các nghiệm thức gieo sạ không có sự khác biệt qua phân tích thống kê, do đó việc giảm mật độ gieo sạ không ảnh hưởng đến năng suất. Ở nghiệm thứ sạ 187,5 kg/ha và nghiệm thức sạ 125kg/ha sẽ giảm được một lượng giống lần lượt là 62,5kg/ha và 125kg/ha. Theo giá lúa giống hiện nay khoảng 12.500 đồng/kg thì nông dân đã lãi từ 781.150 đồng/ha đến 1.562.500 đồng/ha. Riêng đối với giống nông dân đã có lãi ngoài ra còn giảm được chi phí ngâm ủ giống, giảm được lượng phân bón cũng như thuốc hóa học, giảm được sâu bệnh, đỗ ngã cũng như công chăm sóc.

Bảng 3.5: Phân tích hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu

Mật độ sạ (kg/ha)

250 187,5 125

Lượng giống giảm (kg/ha) 62,5 125

Giá lúa giống (đồng/kg) 12.500 12.500 12.500

Chi phí giống giảm (đồng/ha) 781.125 1.562.500

Chi phí thuốc ngâm ủ giống giảm (đồng/ha) 72.000 120.000

Năng suất lúa (tấn/ha) 8,10 8,08 8,14

Năng suất lúa tăng (tấn/ha) – –0,02 0,04

Giá lúa bán (đồng/kg) 7.000 7.000 7.000

Tổng chi giảm (đồng/ha) 853.125 1.682.500

Tổng thu tăng (đồng/ha) – –140.000 280.000

Lợi nhuận tăng thêm(đồng/ha) – 713.125 1.962.500

Ghi chú:

Năng suất lúa tăng = Năng suất lúa từng nghiệm thức – Năng suất lúa đối chứng. Tổng thu tăng = Năng suất lúa tăng * Giá lúa bán.

31

Chương 4:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

Sạ ở mật độ 250 kg/ha có chiều cao cây và số chồi/m2 cao nhất ở giai đoạn đầu đến 50 NSS nhưng chiều dài bông, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông là thấp nhất.

Sạ ở mật độ 187,5 kg/ha có chiều cao cây cao tương đương với sạ 250 kg/ha từ giai đoạn 30 NSS đến 50 NSS, nhưng số chồi/m2 thấp hơn sạ 250 kg/ha. Chiều dài bông, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông tương đối cao hơn so với sạ 250 kg/ha.

Sạ mật độ 125 kg/ha có chiều dài bông, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông cao nhất. Năng suất của nghiệm thức sạ 125 kg/ha cao tương đương với sạ 250 kg/ha và 187,5 kg/ha nhưng có lợi nhận tăng thêm là 1.962.500 đồng.

4.2 Đề nghị

Có thể khuyến cáo nông dân tại xã Thới Tân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ sạ với mật độ 125 kg/ha, giống lúa Jasmine 85 vẫn đạt năng suất cao và có lợi nhuận tăng thêm cao nhất.

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Huy Đáp, 1980. Cây lúa Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Bùi Huy Đáp, 1999. Một số vấn đề về cây lúa. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Dương Hồng Hiên, 1993. Cơ sở khoa học của quy trình kỹ thuật thâm canh lúa đạt năng suất cao, giá thành thấp, phẩm chất tốt. Tuyển tập Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 97 – 99.

De Datta S. K, Morris R.A., 1984. Systems approach for the management of fertilizers in rice and rice – based cropping sequences, Proceedings of the seminar on system approach to fertilizer industry. Fertilizer Association of India, New Delhi.

Đinh Văn Lữ, 1978. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Hà Nội.

Hiraoka, 1996. On the progress and features in the wet seeded rice cultivation in the Mekong Delta in Vietnam. In Rice Research and Development of in Vietnam for the 21stCentury.

Hồ Minh Thuận, 2011. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa MTL495 trong vụ Đông Xuân năm 2010 – 2011 tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ (2011). Trang 28.

Lê Hữu Toàn, 2009. Ảnh hưởng của mật độ sạ, liều lượng phân đạm và quản lý chất lượng nước trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh. Luận văn cao học – Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Hòa, Nguyễn Bảo Toàn và Đặng Phương Trâm, 2001. Bài giảng sinh lý thực vật. Trường Đại Học Cần Thơ.

Lê Thị Dự, 2000. Nghiên cứu và khai thác nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác chọn giống lúa cho vùng thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội.

Matsushima, S., 1970. Crop Science in Rice – Theory of yield determination and Its application. Fuji Publishing Co., Ltd., Tokyo. Japan.

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyền, Nguyễn Hữu Tế và Hà Công Vượng, 1997. Giáo trình cây lương thực tập 1 cây lúa. Trường Đại Học Nông Nghiệp I bộ môn cây lương thực. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

33

Nguyễn Công Thuật, 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ. 2005. Ảnh hưởng của phương pháp sạ và mức độ phân đạm lên sinh trưởng và năng suất lúa ngắn ngày. Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình cây lúa. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn. 2004. Nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp cho nhóm lúa thơm xuất khẩu tại vùng ven biển cao ở ĐBSCL (2002–2004). Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác ĐBSCL. Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thạch Cân, 1997. Phân tích một vài tình trạng liên quá đến tính chống chịu

sự thiếu lân của 6 giống lúa, Luận án thạc sĩ Nông học, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Chuộng, 1987. Ảnh hưởng hai mật độ sạ sáu liều lượng phân đạm – lân trên năng suất lúa IR64 vụ Đông Xuân 1986 – 1987 tại Châu Thành – An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thành Hối, 2003. Năng suất lúa Hè Thu và vấn đề ngộ độc chất hữu cơ. Kỹ yếu hội thảo “Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ, trang 26 – 35.

Nguyễn Thành Hối, 2008. Bài giảng cây lúa. Tài liệu giảng dạy bộ môn Khoa Học Cây Trồng. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thành Hối, 2010. Đề cương bài giảng Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thành Hối. 2011. Bài giảng Cây Lúa. Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Trường Giang, 2010. Ảnh hưởng mật độ gieo sạ đến năng suất lúa

MTL645 trong vụ Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học – Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Luật, 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Văn Hoan, 2003. Cẩm nang cây lúa. Thâm canh cây lúa cao sản. Tập 1

NXB Nông thôn.

Nguyễn Văn Hoan, 1995. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

34

Nguyễn Xuân Trường, 2004. Ảnh hưởng của ba mức độ vùi rơm rạ vào đất đến sinh trưởng và năng suất lúa Hè Thu 2003 trên đất phèn nặng xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiếp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ .Trang 15–35.

Setter. T.L, M.J. Kroff, K.G. Casman and G.S Khush, 1994. Yield potential of rice: past, present and future perspectives. IRRI. Los Banos, Philippines. 1994. P 21.

Shouichi Yoshida, S, 1981. Cơ Sở Khoa Học Cây Lúa, Trần Minh Thành biên dịch. Xuất bản tại IRRI năm 1992, 232 trang.

Yoshida, S., 1985. Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa. Mai Văn Quyền dịch. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Trịnh Quang Khương. 2010. Cải thiện canh tác bằng biện pháp luân canh, điều chỉnh mật độ sạ, lượng phân đạm và quản lý nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ. Trang 5 – 18.

Tăng Thị Hạnh, 2003. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống VL20 trên đất Đồng bằng Sông Hồng và đất bạc màu Sóc Sơn, Hà Nội, vụ xuân 2003. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

Võ Tòng Xuân, 1984. Đất và cây trồng – tập 1. Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội. Vũ Văn Hiển, 1999. Kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản giáo dục.

Vương Đình Tuấn, 2001. Một số đặc điểm hóa học, di truyền và công nghệ sinh học của lúa thơm. Tài liệu tham khảo lớp tập huấn chọn tạo giống lúa. Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trang 25 – 42.

Yoshida, S., 1972. Cơ sơ khoa học cây lúa, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) trường Đại học Cần Thơ, (biên dịch bởi Trần Minh Thành, 1981). Trang 197.

PHỤ CHƯƠNG

Phụ chương 1: Bảng ANOVA chiều cao cây lúc 20 ngày sau sạ của giống lúa Jasmin 85 vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Thới Tân, Huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa jasmine 85 vụ đông xuân năm 2012 2013 tại xã thới tân, huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)