2.4.1. Kinh nghiệm lựa chọn mô hình bảo hiến của một số nước khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á
Nằm ở khu vực Đông - Nam của châu Á, các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có điều kiện địa lý, đặc điểm về nhân chủng học và tôn giáo tương đối khác nhau. Những đặc điểm khác biệt này tạo ra sự đa dạng về văn hóa trong khối các nước ASEAN. Tuy nhiên, từ góc độ khoa học luật hiến pháp có thể thấy trong khối ASEAN có những đặc điểm chung nhất định, như sau:
Một là, các quốc gia ASEAN về cơ bản vẫn có nền tảng văn hóa về chiều sâu tương đồng với nhau. Sự tương đồng này đến từ điều kiện khí hậu dẫn tới sự tương đồng về điều kiện kinh tế. Cuộc sống của người dân các nước ASEAN gần gũi, hòa đồng với thiên nhiên, dễ chấp nhận những giá trị tự nhiên, có xu hướng coi trọng gia đình và các giá trị cộng đồng.
Hai là, các quốc gia ASEAN đều đã từng là những nước thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc (trừ Thái Lan). Vì vậy, lịch sử lập hiến ở các quốc gia này ít nhiều đều gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia giữ vị trí quan trọng trong Hiến pháp.
Ba là, về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, các quốc gia ASEAN có sự tương đồng khá lớn; về cơ bản các quốc gia ASEAN đều là những nước đang phát triển, đang xây dựng nền kinh tế thị trường và đều đang gặp phải những vấn đề xã hội như: sự phân hóa giàu nghèo, tham nhũng, phúc lợi xã hội chưa có điều kiện đảm bảo...
nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền con người, dân chủ hóa ...
Năm là, đa số các quốc gia ASEAN đều nhấn mạnh vị trí, vai trò tối cao của Hiến pháp. Hiến pháp các quốc gia ASEAN đều quy định về ba nội dung cơ bản và quan trọng nhất, đó là: các chính sách mang tính định hướng của nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức quyền lực nhà nước.
Xuất phát từ những điểm tương đồng nêu trên, việc nghiên cứu, tham khảo một số kinh nghiệm tốt liên quan tới việc xây dựng Hiến pháp nói chung và mô hình bảo hiến nói riêng của một quốc gia ASEAN là cần thiết.