Mô hình bảo hiến bằng tòa án tư pháp

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trong Nhà nước Pháp quyền (Trang 77 - 79)

Mỹ là quốc gia đầu tiên xác lập quyền giám sát Hiến pháp thuô ̣c thẩm quyền của Tòa án tư pháp và đã xây dựng mô hình cơ quan bảo hiến riêng. Do đó, mô hình này còn được gọi là mô hình kiểu Mỹ hay mô hình bảo hiến phi tập trung. Nguyên lý của mô hình này là vi phạm Hiến pháp cũng như vi phạm pháp luật thông thường khác cần được Tòa án tư pháp phán xét theo quy trình tố tụng. Trong mô hình này , thẩm quyền giám sát Hiến pháp được giao cho các Tòa án có thẩm quyền chung thực hiê ̣n . Theo đó, bất kỳ Tòa án nào cũng có thể ra phán quyết về tính hợp hiến của các đ ạo luật. Hoạt động bảo hiến gắn liền với việc giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án . Tư tưởng tam quyền phân lâ ̣p chính là nguồn gốc cho sự hình thành mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, nên phần lớn các quốc gia áp du ̣ng tr iê ̣t để ho ̣c thuyết tam quyền phân lâ ̣p đều lựa cho ̣n mô hình bảo hiến này.

Mô hình này có các đă ̣c điểm sau:

- Tất cả các Tòa án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đa ̣o luâ ̣t. Tòa án xem xét tính hợp hiến của một đa ̣o luâ ̣t khi quy đi ̣nh của đa ̣o luâ ̣t đó được áp du ̣ng để giải quyết các vu ̣ viê ̣c cu ̣ thể ta ̣i Tòa án;

- Quyền bảo hiến gắn liền với viê ̣c giải quyết mô ̣t vu ̣ viê ̣c cu ̣ thể , theo đó viê ̣c kiê ̣n tu ̣ng chính là tiền đề để Tòa án xem xét tính hợp hiến của các đa ̣o luâ ̣t;

- Quyền bảo hiến chỉ được các Tòa án sử du ̣ng trong trường hợp có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghi ̣ xem xét tính hợp hiến của các đạo luâ ̣t. Đặc điểm này xác định rõ ràng hơn phạm vi của quyền giám sát, tránh sự trừu tượng và kém hiệu quả;

- Một đa ̣o luâ ̣t chỉ bi ̣ tuyên bố là vi hiến khi Tòa án có đủ căn cứ rõ ràng rằng đạo luật đó không phù hợp với Hiến pháp;

- Phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến thường chỉ có hiệu lực bắt buô ̣c trong pha ̣m vi các bên của vu ̣ viê ̣c được giải quyết , trừ trường hợp được áp dụng nguyên tắc tiền lệ;

- Khi một đa ̣o luâ ̣t bi ̣ tuyên bố là vi hiến thì đa ̣o luâ ̣t đó không còn giá trị áp dụng . Tuy nhiên , Tòa án tư pháp không có thẩm quyền hủy bỏ hay tuyên bố đa ̣o luâ ̣t đó vô hiê ̣u như trong hê ̣ thống giám sát Hiến pháp tâ ̣p trung. Tòa án chỉ không áp dụng đạo luật đó trên thực tế. Phán quyết của Tòa án cấp trên có hiê ̣u lực bắt buô ̣c đối với các Tòa án cấp dưới , phán quyết của Tòa án tối cao có giá tri ̣ bắt buô ̣c đối với cả hê ̣ thống tư pháp . Như vâ ̣y, về hình thức đa ̣o luâ ̣t vẫn có hiệu lực, nhưng thực tế không được áp du ̣ng nữa;

- Phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến của đạo luật không có hiệu lực chung thẩm như trong mô hình bảo hiến bằng cơ quan chuyên trách mà có thể bi ̣ xem xét la ̣i bởi mô ̣t Tòa án cấp trên.

Cở sở để áp dụng mô hình bảo hiến này:

- Áp dụng triệt để học thuyết tam quyền phân lập; - Truyền thống án lê ̣.

THỐNG KÊ VIỆC ÁP DỤNG

MÔ HÌNH TÒA ÁN TƢ PHÁP ĐỒNG THỜI LÀ CƠ QUAN BẢO HIẾNKhu vƣ̣c Tên nƣớc Khu vƣ̣c Tên nƣớc

Châu Âu Đan Ma ̣ch, Ê-xtô-ni-a, Ai Len, Na Uy, Thụy Điển, Bỉ, Lích-ten-xtên, Mô-na-cô, Hy La ̣p

Châu Mỹ Ca-na-đa, Mỹ, Ác-hen-ti-na, Ba-ha-ma, Bê-li-dơ, Bô-li-vi-a, Đô-mi-ních, Gree-na-đa, Guy-a-na,

Ha-i-ti, Gia-mai-ca, Mê-hi-cô, Tri-ni-đát và Tô-

ba-gô, Cô-xta Ri-ca, Ni-ca-ra-goa, Pa-na-ma, Pa- ra-goay, U-ru-goay, En Xan-va-đo, Hôn-đu-rát, Vê-nê-duê-la.

Châu Úc Nhâ ̣t Bản, Ma-lai-xi-a, Na-u-ru, Nê-pan, Niu Di- lân, Pa-pua Niu Ghi-nê, Xinh-ga-po, Tô-gô, Y-ê- men, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a

Châu Phi Bốt-xoa-na, Ga-na, Ghi-nê, Kê-ni-a, Ma-la-uy, Nam-mi-bi-a, Ni-giê-ri-a, Xi-ê-ra Lê-ôn, Buoocvs-ki-na Pa-xô Xoa-di-lân, Tan-da-ni-a, Ca-mơ-run, Ê-ri-tơ-ri-a, Ni-giê, Xu-đăng, U-gan- đa, Dăm-bi-a

(Nguồn:http://www.concourts.net/tab/tab1.php?lng=en&stat=1&prt=0&srt=0)

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trong Nhà nước Pháp quyền (Trang 77 - 79)