Từ những đă ̣c trưng và thành tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền, chúng ta có thể thấy rằng, Nhà nước pháp quyền đặt ra một số đòi hỏi sau:
Một là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước được thành lập một cách hợp hiến. Đó là nhà nước mang bản chất dân chủ, thể hiê ̣n đúng nguyê ̣n vọng và ý chí của nhân dân. Để thực hiện được các nội dung đó đòi hỏi phải hoàn thiện quy trình thành lâ ̣p, tổ chức và vâ ̣n hành của bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo chủ quyền nhân dân.
Hai là, quyền lực của nhà nước phải được tổ chức mô ̣t cách hợp lý , đảm bảo quyền lực nhà nước phải bị giới hạn và được kiểm soát chă ̣t chẽ , tránh lạm quyền, xâm pha ̣m đến quyền con người.
Ba là, hệ thống pháp luâ ̣t trong Nhà nước pháp quyền phải được xây dựng mô ̣t cách đồng bô ̣, trong đó, Hiến pháp là đa ̣o luâ ̣t cơ bản, đa ̣o luâ ̣t gốc, có vị trí tối cao, các văn bản luật dưới Hiến pháp phải phù hợp với nô ̣i dung của Hiến pháp. Và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải gần với pháp luật tự nhiên,
Hạt nhân của Nhà nước pháp quyền là sự ràng buộc của chính quyền nhà nước bằng pháp luật hay pháp luật có vị trí thượng tôn. Pháp luật trong trường hợp này phải đảm bảo phản ánh đúng quy luật khách quan của tự nhiên xã hội, không phải là pháp luật phản ánh ý chí chủ quan của một bộ phận hay nhóm người, mà nó phản ánh phù hợp với quy luật khách quan. Tất cả những quy định trái với quy luật khách quan sẽ không tồn tại và sẽ buộc phải thay thế: “Khái niệm chủ yếu của luật tự nhiên là có sự tồn tại của nguyên tắc đạo đức khách quan mà dựa trên bản chất cốt yếu của vũ trụ, của vạn vật, của nhân loại và có thể tìm thấy bởi lý do tự nhiên, và luật thông thường của con người chỉ trở thành sự thực trong chừng mực mà nó tuân thủ những nguyên tắc đó” [79 - tr 199].
Và mục đích tối cao, nhiệm vụ thường trực của Nhà nước pháp quyền không gì khác hơn là vì con người “Nhân tố con người, hệ thống các quyền và tự do của con người phải được quy định trong pháp luật, có cơ chế hữu hiệu đảm bảo thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền và nghĩa vụ, tự do và trách nhiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của con người. Khi ban hành văn bản hay một hành vi pháp lý nào đều phải đặt câu hỏi: có phục vụ quyền lợi và có thuận lợi nhất cho người dân không” [41 - tr. 22]. Quyền con người chỉ được thực hiện và bảo đảm thực hiện trên thực tế bằng việc ghi nhận của pháp luật và một cơ chế thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả. Bản chất của pháp luật là quy tắc xử sự nhằm điều chỉnh hành vi của con người theo một hệ quy chuẩn nhất định. Trong nhà nước độc tài, chuyên chế hệ quy chuẩn đối với hành vi của con người là hệ quy chuẩn của cá nhân cầm quyền hay nhóm cầm quyền. Tính chất và mục đích của hệ quy chuẩn đó không xuất phát từ quyền con người nói chung mà xuất phát từ quyền lợi của cá nhân, hay nhóm người cầm quyền. Với bản chất và các đặc trưng khác hẳn với nhà nước độc tài, chuyên chế, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là hệ quy chuẩn với tính chất và mục đích vì con người. Điều này
quyền phải xuất phát từ nhu cầu của con người, lấy con người làm trung tâm, là điểm cố định và hệ quy chuẩn của nó xoay quanh điểm cố định này. Quyền con người ở đây chính là quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sở hữu tài sản...
2.2. Bảo hiến là một yêu cầu tất yếu của Nhà nƣớc pháp quyền