Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 80)

khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói chung; khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức nói riêng đang là một trong những yêu cầu bức bách được đặt ra hiện nay. Yêu cầu này là một đòi hỏi khách quan của tình hình trong nước và của nhu cầu cải cách pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Đối với tình hình trong nước, sau hơn hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi sâu sắc đòi hỏi phải cải cách hệ thống pháp luật cho phù hợp với tình hình mới, trong đó trước hết là ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về các quyền công dân và các luật điều chỉnh công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi

Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân” [2, tr.134].

Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức....Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực” [4,

tr.128].

Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng. Việc hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải sửa đổi hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng theo hướng đáp ứng các yêu cầu của pháp luật quốc tế, đặc biệt là đòi hỏi trực tiếp của việc Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) nêu rõ yêu cầu Việt Nam phải sửa đổi cơ chế giải quyết các khiếu kiện hành chính theo hướng các quyết định hành chính đều có thể bị xem xét bởi cơ quan tài phán hành chính, độc lập với cơ chế giải quyết khiếu nại hiện hành. Hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta.

Để tạo thuận lợi hơn cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, ngày 02/3/2005 Chính phủ đã thông qua chủ trương đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh trong năm 2005 phục vụ đàm phán, gia nhập WTO. Ngày 04/4/2005, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 08/2005/CT-TTg nêu rõ: Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ tổ chức ngay việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, bảo đảm sự thống nhất với các cam kết khi gia nhập WTO trình Chính phủ xem xét trong tháng 7 năm

2005 để Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.

Trước đó, Nghị quyết của Quốc hội số 30/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước đã nhấn mạnh: “Chính phủ khẩn trương xây dựng cơ chế hữu hiệu để giải quyết các khiếu kiện hành chính phù hợp với tình hình thực tế của nước ta và thông lệ quốc tế”. Nhận xét về những yếu kém tại

Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2006 – 2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đã chỉ ra “ Thiếu lộ trình thật chủ động

trong hội nhập kinh tế quốc tế; chưa gắn kết chặt chẽ tiến trình hội nhập với việc hoàn thiện pháp luật, thể chế, chính sách....” [4, tr.169]. Như vậy,

hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết hiện nay.

Những yêu cầu chung của việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại quyết định kỷ luật

Như đã nêu trên, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại khiếu nại quyết định kỷ luật là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên, để công tác giải quyết các khiếu nại quyết định kỷ luật đạt được kết quả cao hơn, việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức phải đáp ứng được những yêu cầu chung sau đây:

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức phải gắn liền và nằm trong tiến trình chung của việc cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh công cuộc xây dựng, hoàn thiện nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm thúc đẩy vấn đề này. Hội nghị Ban chấp hành trung ương các khoá đều có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính như: Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết trung ương 3 và 7 khoá VIII, Nghị quyết trung ương 5 khoá IX; Chính phủ trong chương trình nghị sự của mình cũng đề ra Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010.

Trong các nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính giai đoạn 2001 – 2010 cùng với các nội dung về xây dựng hoàn thiện tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước, luôn có nội dung về công chức, công vụ. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức có một vị trí hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định thành công của các nhiệm vụ, chương trình xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách nền hành chính đặt ra. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến quá trình đổi mới và hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bởi vì, quá trình cải cách hành chính là một yếu tố quan trọng nhằm tạo ra môi trường lành mạnh hơn để ngay từ đầu đã giảm bớt những sai sót, những nguy cơ có thể dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, kiện toàn, đổi mới tổ chức làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về đạo đức kiến thức nghề nghiệp chuyên môn..., sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta tiến hành đổi mới hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo. Như vậy, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải được tiến hành từng bước cùng với quá trình cải cách hành chính và cải cách bộ máy nhà nước.

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức theo cấp hành chính, bằng con đường hành chính và tổng kết việc xét xử của Toà án đối với những vụ án hành chính

Đổi mới, hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức phải kết hợp với việc tổng kết, rút kinh nghiệm của công tác xét xử các vụ án hành chính bằng con đường toà án, đó cũng chính là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo.

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân” [2, tr.134, 135], đồng thời khẳng định: “Nâng cao vai trò của Toà án hành chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính”. Như vậy, để có thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức, chúng ta cần phải tránh cả hai khuynh hướng hoặc là chỉ coi trọng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc là quá coi trọng phương thức giải quyết khiếu kiện hành chính của Toà án hành chính, coi đó là một phương thức giải quyết tối ưu đối với các khiếu kiện hành chính mà không tính đến những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của ta trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý nhất giữa hai phương thức này thì mới có thể đạt được những kết quả mong muốn.

Bảo đảm phát huy quyền dân chủ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại quyết định kỷ luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình gắn liền với giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, hạn chế mọi biểu hiện tiêu cực, dân chủ cực đoan, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức

Pháp luật của nhà nước ta ghi nhận đầy đủ các quyền của công dân và bảo đảm thực hiện các quyền đó, nhưng công dân cũng phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật đã ghi nhận. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức và thực hiện đúng chức năng quản lý của mình, thực hiện đầy đủ những quyền hạn để bảo đảm hiệu quả của quản lý, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính tối thượng của pháp luật trong một nhà nước pháp quyền với sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân.

Về vấn đề này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữa vững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường

pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”.[2, tr.135]; và tại hội nghị lần thứ

bảy Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX lại tiếp tục nhấn mạnh:

“Khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ, coi nhẹ dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Phát huy dân chủ đồng thời đề cao pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong toàn xã hội” [3, tr.21].

Hoàn thiện các thể chế pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật phải khắc phục những mâu thuẫn chồng chéo, trùng lắp giữa các chế định pháp luật hiện nay; bảo đảm tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng pháp luật và xây dựng bộ máy hành chính nhà nước.

Việc hoàn thiện các thể chế pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức là một trong những điều kiện quyết định việc thành công hay không của pháp luật về khiếu nại, tố cáo của một quốc gia. Xin lấy một thí dụ về thể chế pháp luật về giải quyết khiếu nại của nước ngoài để so sánh với thể chế pháp luật giải quyết khiếu nại của nước ta. Điều 16 Hiến pháp của Nhật Bản (ban hành năm 1946) quy định về quyền khiếu kiện của nhân dân Nhật Bản một cách ngắn gọn và rõ ràng như sau:

Mọi người có quyền khiếu nại một cách hòa bình để đòi được bồi thường các thiệt hại, đòi cách chức các công chức, đòi áp dụng, hủy bỏ, hoặc sửa đổi các đạo luật, sắc lệnh, qui định, hoặc các khiếu nại khác; không ai bị phân biệt đối xử vì đã ủng hộ các khiếu kiện đó.[42].

Qui định này của Hiến pháp Nhật Bản khác khá nhiều so với điều 74 khá dài của Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định về khiếu kiện như sau:

“Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước

có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”. Đọc Điều 74 của Hiến pháp nước ta, người khiếu kiện cảm thấy căng thẳng nhưng đọc Điều 16 của Hiến pháp Nhật Bản, người ta thấy thoải mái. Với sự thoải mái đó, tình hình khiếu kiện ở Nhật Bản cũng khá thoải mái, nhẹ nhàng, không dữ dội như ở Việt Nam. Bởi vì:

Thứ nhất, người dân Nhật Bản có quyền đến bất cứ cơ quan nào gây ra sự bất bình của người dân, hoặc đến cơ quan chịu trách nhiệm, để đưa ý kiến của mình, mà không bị trói buộc vào “chỉ đến cơ quan có thẩm quyền” để khiếu nại.

Mọi nhân viên nhà nước Nhật Bản đều có nghĩa vụ phải tiếp dân một cách lịch sự, khiêm tốn, và đầy trách nhiệm, luôn thưa gửi: “Dạ thưa, quý bác/quý chị có việc gì ạ…”. Khi mới nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản năm 2001, ông Koizumi đã tổ chức tiếp những người bị bệnh phong ngay tại

Phủ Thủ tướng. Những người bị bệnh phong đã khiếu kiện khá lâu dài, đòi chính phủ phải tăng các trợ cấp cho họ, đòi không bị đưa vào ở các khu vực riêng biệt và đòi không bị phân biệt đối xử. Nhiều khách sạn ở Nhật Bản đã từ chối không nhận khách bị bệnh phong. Ông Koizumi đã mời họ đến, bắt tay và nói chuyện thân mật, hứa giải quyết các thắc mắc của họ. Từ đó, người ta không thấy những người mắc bệnh phong đi khiếu kiện nữa. Cũng ở Nhật Bản, không thấy bất cứ quan chức nhà nước nào từ chối gặp nhân dân. Thậm chí, các quan chức nhà nước Nhật Bản còn thường xuyên chủ động tổ chức các cuộc gặp dân. Nhân dân đến đông trình bày các ý kiến, chất vấn, là họ cảm thấy vinh dự. Ở Nhật Bản không bao giờ có chuyện chọn lọc dân, chỉ những người dân được chọn lọc trước mới được tiếp xúc với lãnh đạo, hay với đại biểu quốc hội.

Thứ hai, Bộ Tư pháp Nhật Bản có Vụ Khiếu nại để giải quyết các vụ khiếu nại của dân đòi chính phủ Nhật Bản bồi thường các thiệt hại.

Chẳng hạn, người dân uống thuốc chữa bệnh thấy không có hiệu quả, họ liền kiện đòi nhà nước bồi thường, vì nhà nước đã quản lý việc sản xuất và lưu hành thuốc không tốt, để thuốc không có hiệu quả chữa bệnh bán ra thị trường. Hoặc các công trình công cộng được xây dựng, như sân bay, bến cảng, đường sá, cầu, nhà máy điện nguyên tử… làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân ở gần đó, gây nhiều tiếng ồn, gây ô nhiễm… Người dân kiện đòi chính phủ Nhật Bản bồi thường các thiệt hại về sức khỏe, về tinh thần đó. Hoặc các vụ kiện về thời chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhiều người cho mình là nạn nhân chiến tranh từ thời đó và đòi bồi thường. Một số cuộc biểu tình cũng xảy ra để phản đối Chính phủ Nhật Bản đưa quân đội sang gìn giữ hòa bình ở Iraq.

Và thứ ba, là tòa án.

Người dân Nhật Bản có thể kiện cơ quan nhà nước Nhật Bản từ trung ương đến địa phương ra tòa án, để đòi tòa án ra lệnh với chính phủ, đòi bồi thường, đòi chấm dứt một dự án xây dựng… Nhìn vào nội dung các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)