Các yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 83)

KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Các yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật khiếu nại quyết định kỷ luật

Khiếu nại, tố cáo không những là quyền tự do, dân chủ của cán bộ, công chức được Hiến pháp và pháp luật quy định, mà còn là công cụ pháp lý để cán bộ, công chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là phương thức để cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà nước, là biểu hiện của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa. Thực trạng pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức như nêu trên cho thấy, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức còn bị xâm phạm ở những mức độ khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức là một trong những bảo đảm quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức. Từ những bất cập nêu trên và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức cần được hoàn thiện theo những hướng chính sau đây:

3.1.1 Pháp điển hóa pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức

Khiếu nại, tố cáo là hai khái niệm không đồng nhất với nhau; khiếu nại, tố cáo của công dân và khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức cũng rất khác nhau, không thể dung hòa chúng trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức do vậy cần được pháp điển hóa theo hướng tách Luật Khiếu nại, tố cáo thành hai đạo luật độc lập là Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại và Luật tố cáo và giải quyết tố cáo để loại bỏ những bất cập trong thể chế và pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức. Giải pháp này không

những đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc nhà nước pháp quyền, của hội nhập quốc tế và khu vực mà còn là sự quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng “Ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về các quyền công dân và các luật

điều chỉnh công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, ... Coi trọng tổng kết thực tiễn Việt Nam, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các vǎn bản luật với những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giảm dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, muốn thực hiện được phải có nhiều vǎn bản hướng dẫn thi hành”[1, tr.130].

3.1.2 Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy trình, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức

Để triển khai thực hiện quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức nhà nước. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở, tiền đề để đưa những quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo vào cuộc sống. Theo hướng này, cần nhanh chóng xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy trình, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật đối với công chức trong các c ơ quan hành chính nhà n ước; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công và cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp nhà nước.

3.1.3 Thành lập cơ quan tài phán hành chính

Cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay còn mang nặng tính hành chính khiến người khiếu nại không có cơ hội được tranh luận công khai như quá trình tố tụng tại tòa án. Theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện nay, người bị khiếu nại, tố cáo lại là người giải quyết, dẫn đến thiếu

khách quan, thậm chí áp đặt, làm cho người khiếu nại bất bình, khiếu kiện gay gắt, kéo dài. Vì vậy, cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng pháp luật về khiếu nại, tố cáo (bao gồm cả giải quyết các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức) bằng trình tự tài phán hành chính để người khiếu nại có thể yêu cầu được giải quyết theo trình tự tài phán hành chính trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Theo hướng này, nên xây dựng cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Thủ tướng Chính phủ và tổ chức theo khu vực để tránh sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương làm ảnh hưởng đến tính công bằng, khách quan của các phán quyết. Điều đó cũng phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội số 30/2004/QH 11 ngày 15/6/2004 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước: “Chính phủ khẩn trương xây

dựng cơ chế hữu hiệu để giải quyết các khiếu kiện hành chính phù hợp với tình hình thực tế của nước ta và thông lệ quốc tế”.

3.1.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức

Những vi phạm từ phía các cơ quan nhà nước về quyền khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức trong thời gian qua (như đã nêu ở mục 2 chương này) cho thấy đã đến lúc các cơ quan nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, không để kéo dài và xảy ra hậu quả đáng tiếc. Đồng thời, phải chấn chỉnh việc thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên về tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật; tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan này trong việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức; không để xảy ra tình trạng giải

quyết vụ việc chậm, chưa nghiêm túc, thấu đáo, chưa đúng chính sách, pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức.

Đặc biệt là phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý tố cáo bởi đây đang là khâu yếu nhất hiện nay của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức nói riêng. Nhiều quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đã có hiệu lực pháp luật nhưng cơ quan ra quyết định và cơ quan có liên quan buông lỏng khâu giám sát, hoặc không có chế tài để thực hiện quyết định đó một cách có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp xây dựng cơ chế và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo chặt chẽ để tránh những sai phạm như đã xảy ra thời gian qua.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 83)