Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 57)

QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam

2.1.1 Giai đoạn 1945-1954

Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đã trải qua nhiều giai đoạn, gắn với những giai đoạn phát triển của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam và mang dấu ấn các giai đoạn lịch sử dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trong giai đoạn 1945 đến 1954, các văn bản quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được hình thành và có hệ thống như các giai đoạn sau này bởi điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nước nhà vừa giành được độc lập ở Miền Bắc nhưng còn tập trung chủ yếu vào lao động, sản xuất để chi viện cho Miền Nam kháng chiến. Các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo chủ yếu được thể hiện tản mát trong nhiều sắc lệnh do Chủ tịch nước ban hành. Chẳng hạn tại Điều 1, Luật Cải cách ruộng đất ban hành năm 1953 với mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất là:

“Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển. Để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến. Để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc” [6, tr. 2]

Khi thực hiện các chính sách cải cách ruộng đất do Chính phủ đương thời ban hành việc xử lý cán bộ thực hiện vi phạm được xét xử bởi một tòa

án nhân dân đặc biệt với điều lệ họat động do Chính phủ quy định. Hoặc tương tự như thế được quy định trong các Sắc lệnh như “Sắc lệnh cử cán

bộ lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ xã hội” ban hành ngày 27/3/1946, hay

“Sắc lệnh cử cán bộ lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng” “Sắc lệnh

chỉ định cán bộ vào ủy ban kháng chiến hành chính liên khu 3”, “Sắc lệnh chỉ định cán bộ vào ủy ban kháng chiến hành chính liên khu 4”.... đều quy

định các nội dung xử lý cán bộ, công chức vi phạm sắc lệnh vào luôn trong một điều khoản hoặc một phần nào đó của sắc lệnh. Tại thời điểm này, các khái niệm cán bộ, công chức chưa hình thành và chưa được hiểu cụ thể. Cũng vì vậy, trong giai đoạn này chưa có khái niệm về giải quyết các khiếu nại liên quan đến quyết định kỷ luật cán bộ, công chức một cách hệ thống như hiện nay.

2.1.2 Giai đoạn 1954-1975

Tương tự giai đoạn 1945 đến 1954, giai đoạn 1954 đến 1975 đất nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền Nam - Bắc. Thời kỳ này, mọi hoạt động của nước nhà chủ yếu diễn ra tại miền Bắc để chi viện cho Miền Nam kháng chiến, các quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thời kỳ này cũng chưa được cụ thể hóa, còn mang đậm dấu ấn của pháp luật thời chiến.

Tiêu biểu cho pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và giải quyết khiếu nại liên quan đến xử lý kỷ luật cán bộ, công chức trong giai đoạn này có Nghị định số 195-CP ngày 31/12/1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước. Điều lệ này gồm 4 chương với 17 điều khoản quy định cụ thể kỷ luật lao động ở các xí nghiệp cơ quan nhà nước; mọi công nhân, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành, không được vi phạm. Các thủ trưởng các xí nghiệp, cơ quan cần lấy điều lệ này làm cơ sở để giáo dục công nhân, viên chức thuộc quyền mình. Từ Điều 1 đến Điều 3 của bản Điều lệ quy định về nguyên tắc và nội dung kỷ luật lao động; từ điều 4 đến điều 8

quy định về “khen thưởng và kỷ luật lao động” mà cụ thể tại điều 5 quy định 4 hình thức kỷ luật lao động khi công nhân, viên chức phạm khuyết điểm trong việc chấp hành kỷ luật lao động mà tùy theo mức độ sai lầm nặng hay nhẹ để áp dụng là:

1- Khiển trách 2- Cảnh cáo

3- Hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác. 4- Buộc thôi việc.

Tại Điều 6 của Điều lệ quy định “Buộc thôi việc là hình thức kỷ luật chỉ thi hành đối với những người phạm kỷ luật thật nghiêm trọng, đã gây tổn hại lớn cho nhà nước.

Người bị kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự có một quá trình cống hiến hoặc có nhiều khó khăn về đời sống thì xí nghiệp, cơ quan có thể xét giúp đỡ một khoản tiền; số tiền này nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào thời gian công tác hoặc hoàn cảnh khó khăn của đương sự nhưng nhiều nhất khôngđược quá hai tháng lương kể cả các khoản phụ cấp và trợ cấp thường xuyên, nếu có”.

Còn quy định về bồi thường thiệt hại vì thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật được quy định cụ thể tại Điều 7 của bản Điều lệ như sau:

Những người vì thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động mà gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước thì phải bồi thường sự thiệt hại đó cho công quỹ. Việc bồi thường này nhằm bù lại những thiệt hại về tài sản của nhà nước, nhưng có chiếu cố đến tình hình đời sống của công nhân, viên chức.

Và trong trường hợp vi phạm kỷ luật làm thiệt hại lớn đến tài sản, đến kế hoạch nhà nước, đến sức khỏe và sinh mệnh của người khác thì ngoài việc bị xử lý theo các hình thức kỷ luật nêu trên có thể bị truy tố trước tòa án.

Về thủ tục thi hành kỷ luật lao động được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của bản Điều lệ “ở mỗi xí nghiệp, cơ quan việc xét để đề nghị xử lý công nhân, viên chức phạm kỷ luật lao động do hội đồng kỷ luật của xí nghiệp, cơ quan phụ trách. Thành phần hội đồng kỷ luật gồm:

Giám đốc xí nghiệp hay thủ trưởng cơ quan chủ trì. Một đại diện của ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Một đại biểu công nhân hay viên chức (do công nhân hay viên chức tại bộ phận làm việc của đương sự đề cử).

Thủ tục làm việc của hội đồng kỷ luật này do liên bộ Bộ Lao động và Bộ Nội vụ quy định.

Giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan có quyền quyết định thi hành kỷ luật công nhân, viên chức trong xí nghiệp, cơ quan mình theo đúng chế độ phân cấp quản lý công nhân, viên chức của Nhà nước sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng kỷ luật xí nghiệp, cơ quan.

Đối với các ngành hành chính, sự nghiệp, việc hạ tầng công tác, buộc thôi việc, phải do cấp quản lý trên một cấp xét duyệt hoặc quyết định.

Khi quyết định kỷ luật công nhân, viên chức, thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan phải báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên và Uỷ ban hành chính địa phương biết.

Trình tự xem xét, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật quy định tại Điều 11 “Nếu công nhân, viên chức Nhà nước bị thi hành kỷ luật, xét thấy việc xử lý chưa thoả đáng thì được quyền yêu cầu cấp có thẩm quyền xét lại. Các cấp có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại phải giải quyết đơn và trả lời đương sự”. Như vậy, quy định về cấp giải quyết việc khiếu

nại khi công nhân, viên chức bị thi hành kỷ luật còn chung chung, không quy định một cách cụ thể cấp có thẩm quyền nào giải quyết đơn và trả lời đương sự. Chưa quy định thời hạn giải quyết đơn và trả lời đơn khiếu nại

đối với quyết định xử lý kỷ luật. Điều này cũng bắt nguồn từ việc quy định tại Nghị định 195 chưa phân biệt cụ thể khái niệm công chức, viên chức, cán bộ quản lý như hiện nay dẫn đến việc xếp công nhân trong các xí nghiệp và viên chức trong cơ quan nhà nước vào cùng một văn bản để điều chỉnh việc xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại.

Để cụ thể hóa hơn điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước nói trên, ngày 30/8/1966 Liên Bộ Lao động - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/TT-LB về giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước. Nội dung của Thông tư số 13/TT-LB được chia làm 5 chương. Chương 1 của Thông tư nêu lên mục đích, ý nghĩa và phương châm. Thông tư nhấn mạnh kỷ luật lao động là điều kiện cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và chương trình công tác trong các xí nghiệp, cơ quan; đồng thời biểu hiện một cách tập trung trình độ giác ngộ về chính trị, ý thức tổ chức và tinh thần làm chủ của công nhân, viên chức. Kỷ luật lao động được quy định thành chế độ của nhà nước, có ý nghĩa quan trong về chính trị và kinh tế tại thời điểm hiện hành. Năm điều kỷ luật được ban hành tại thời kỳ này là căn cứ cụ thể để cho công nhân, viên chức phấn đấu năng xuất lao động, cống hiến nhiều nhất cho chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn vừa sản xuất, vừa chiến đấu một cách khẩn trương để chống Mỹ, cứu nước.

Phương châm chủ yếu của kỷ lụât lao động là giáo dục cho mọi người tự giác chấp hành những điều kỷ luật và coi đó là nghĩa vụ của mình. Chương 2 của Thông tư số 13/TT-LB nêu nên nội dung cụ thể của 5 điều kỷ luật lao động là: Thực hiện đúng định mức lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất, chương trình công tác với chất lượng tốt nhất. Nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và chế độ trách nhiệm được quy định trong sản xuất và công tác, tôn trọng các quy phạm, quy trình về công nghệ, về kỹ thuật và an toàn lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy xí nghiệp cơ quan, sử dụng đầy đủ và hợp lý thì giờ làm việc

của nhà nước quy định. Bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nguyên liệu, vật liệu, thời gian, đề cao cảnh giác cách mạng, giữ gìn bí mật Nhà nước. Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi làm việc.

Chương 3 của Thông tư quy định về việc khen thưởng và kỷ luật; theo quy định tại Chương này thì những người có thành tích trong việc chấp hành kỷ luật lao động thể hiện trên thành tích hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất, công tác, bảo vệ tài sản Nhà nước, có nhiều sáng kiến trong sản xuất, công tác, sẽ được khen thưởng để khuyến khích những người có thành tích từng mặt hoặc một số mặt trong việc chấp hành kỷ luật lao động. Tuỳ theo mức độ về thành tích của mỗi người, giám đốc xí nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan sẽ thống nhất với ban chấp hành công đoàn để khen thưởng; có thể là biểu dương trong tổ sản xuất, trong phân xưởng, trong phòng, vụ, cục, viện, trong xí nghiệp, cơ quan, cấp giấy khen, bằng khen của cơ sở, đề nghị uỷ ban hành chính hoặc bộ chủ quản cấp giấy khen, bằng khen, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước cấp bằng khen, nếu có thành tích lớn thì đề nghị Chính phủ tặng huân chương...

Về kỷ luật, tại Thông tư ghi nhận 4 hình thức kỷ luật trong bản Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước là: khiển trách, cảnh cáo, hạ tầng công tác; hạ cấp bậc kỹ thuật; chuyển đi làm việc khác, buộc thôi việc. Đồng thời cụ thể hoá việc áp dụng các hình thức kỷ luật cụ thể vào từng trường hợp cụ thể. Tại phần 4 của Thông tư quy định về thủ tục thi hành kỷ luật cụ thể thành 4 mục. Mục 1 quy định về hội đồng kỷ luật với thành phần bao gồm: Giám đốc xí nghiệp hay thủ trưởng cơ quan chủ trì, một đại diện của ban chấp hành công đoàn cơ sở, một đại biểu công nhân hay viên chức do công nhân hay viên chức tại bộ phận làm việc của đương sự đề cử (nếu người vi phạm là phụ nữ hay thanh niên thì đại biểu này nhằm vào phụ nữ hoặc thanh niên).

Cũng trong phần 4 của Thông tư này cụ thể hoá Điều 11 của Điều lệ kỷ luật lao động trong xí nghiệp, cơ quan nhà nước về quyền khiếu nại. Điều 11 quy định:

Nếu công nhân, viên chức nhà nước bị thi hành kỷ luật xét thấy việc xử lý chưa thoả đáng thì được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp trên về chính quyền và công đoàn xét lại. Các cấp có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại phải giải quyết đơn và trả lời đương sự. Thông tư đã cụ thể Điều 11 như sau: Như vậy quyền khiếu nại vì bị thi hành kỷ luật không thoả đáng là quyền không ai được xâm phạm. Sau khi người bị kỷ luật khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm điều tra, nghiên cứu và xét giải quyết nhanh chóng; nếu thấy việc xử lý của mình hoặc cấp dưới không đúng thì phải kiên quyết sửa chữa kịp thời, không được để dây dưa thiệt thòi cho quần chúng và tốn phí cho Nhà nước.

Như vậy, tại thời điểm này bản Thông tư đã cụ thể hoá được các quy định trong Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước. Tuy nhiên quy định đối với việc giải quyết các khiếu nại quyết định đối với việc người bị kỷ luật cho rằng chưa thoả đáng mới chỉ dừng lại ở mức quy định chung chung và sơ lược, không rõ ràng về chủ thể khiếu nại cũng như chủ thể giải quyết khiếu nại, cũng giống như ngay từ đầu của bản Điều lệ và Thông tư là chưa quy định rành mạch về công nhân trong xí nghiệp và cán bộ, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước.

Ngày 28 tháng 2 năm 1979, Bộ Lao động đã ban hành Thông tư số 03-LĐ-TT hướng dẫn thêm về thủ tục thi hành kỷ luật lao động đối với công nhân, viên chức nhà nước. Trên cơ sở các ý kiến của Ban tổ chức Chính phủ và Tổng công đoàn Việt Nam, Bộ Lao động ban hành thông tư hướng dẫn thêm 3 nội dung gồm có: hình thức kỷ luật lao động, thủ tục thi hành kỷ luật lao động và việc xét để huỷ bỏ kỷ luật lao động kèm theo các mẫu văn bản liên quan đến quá trình xử lý kỷ luật nhưng không bổ sung

thêm về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người bị xử lý kỷ luật đối với quyết định kỷ luật chưa thoả đáng.

2.1.3 Giai đoạn 1975 – 1986

Pháp lệnh quy định việc xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981 đã cụ thể hóa hơn những quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định tản mát trong các văn bản của thời kỳ trước. Pháp lệnh gồm 6 chương và 34 điều trong đó cụ thể hóa tại chương 1 là những quy định chung về khiếu nại và tố cáo.

Điều 1 của Pháp lệnh quy định: “Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của nhà nước về những việc làm trái chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân...hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan và tổ chức đó làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 57)