MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Khiếu nại, tố cáo không những là quyền tự do, dân chủ của cán bộ, công chức được Hiến pháp và pháp luật quy định, mà còn là công cụ pháp lý để cán bộ, công chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là phương thức để cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà nước, là biểu hiện của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa. Thực trạng pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức như nêu trên cho thấy, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức còn bị xâm phạm ở những mức độ khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức là một trong những bảo đảm quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức. Từ những bất cập nêu trên và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức cần được hoàn thiện theo những hướng chính sau đây:

3.1.1 Pháp điển hóa pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức

Khiếu nại, tố cáo là hai khái niệm không đồng nhất với nhau; khiếu nại, tố cáo của công dân và khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức cũng rất khác nhau, không thể dung hòa chúng trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức do vậy cần được pháp điển hóa theo hướng tách Luật Khiếu nại, tố cáo thành hai đạo luật độc lập là Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại và Luật tố cáo và giải quyết tố cáo để loại bỏ những bất cập trong thể chế và pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức. Giải pháp này không

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)