4.3.1.1. Quan niệm xã hội
Từ xa xưa qua niệm coi trọng nam giới đã quen thuộc với người dân. Song qua thời gian cùng với sự tiến bộ của xã hội hiện đại vai trò của phụ nữ được coi trọng hơn nữa. Tuy nhiên, việc người phụ nữ luôn gắn với vai trò làm mẹ làm vợ, nội trợ trong gia đình là chính đã làm cho các chị em phụ nữ hạn chế các quan hệ xã hội, chính những quan niệm này khiến họ thiếu tự tin, lệ thuộc vào chồng. Mặt khác, chính họ là những người chăm lo cho chồng con, quên đi chăm sóc cho chính mình nên đã đánh mất cơ hội học tập, làm việc phát triển sự nghiệp của bản thân. Do đó cần phải thay đổi chính suy nghĩ của cả hai giới để họ nhận ra giá trị vai trò của chính mình trong xã hội là như nhau nam nữ bình đẳng trong mọi công việc, vai trò trong gia đình và xã hội.
4.3.1.2. Khả năng tiếp cận thông tin
Phần lớn các gia đình phụ nữ tiếp cận các nguồn thông tin hạn chế hơn nam giới bởi họ thường xuyên làm các công việc nhà bận bịu chăm sóc con cái, thời gian nghỉ nghơi ít hơn nam giới. Việc đi họp hành, tham gia lớp tập
huấn, xem ti vi, truy cập internet… chủ yếu là nam giới, nhưng việc thực hiện các công việc thì nữ giới làm nhiều hơn chính điều này đã làm giảm chất lượng của quả trình ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
4.3.1.3. Sự giúp đỡ của chồng trong công việc gia đình
Phụ nữ là người làm các công việc nấu ăn, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa… Những công việc tiêu tốn nhiều thời gian đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng không có thù lao. Ngày nay, các ông chồng đã hiểu và thông cảm bắt tay vào giúp đỡ các chị em phụ nữ trong việc nhà. Tuy nhiên vẫn còn một số người gia trưởng coi việc nhà là của phụ nữ hiếm khi động chân động tay vào giúp đỡ vợ, họ thường xem tivi, còn vợ thì một mình làm việc, gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ do quan niệm cổ hủ này để lại. Phụ nữ cần phải chia sẻ những mệt mỏi khó khăn của mình với chồng qua đó mọi người cùng nhau làm việc, giữ gìn hạnh phúc gia đình.
4.3.1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng
Hiện nay, vấn đề bình đẳng giới luôn được toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới song ở vùng nông thôn quan niệm về giới còn lạc hậu, quan trọng hơn cả là cần phải thay đổi cách nghĩ của cả hai giới về vai trò của chính mình làm cho họ thấy ai cũng được bình đẳng như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.