* Bất bình đẳng giới trong lao động
Phụ nữ nông thôn làm việc nhiều hơn nam giới, thậm chí thời gian làm việc của họ gấp đôi nam giới, họ phải làm thêm nhiều việc nhà nhưng không được trả công xứng đáng. Theo thống kê của khảo sát tại hai xã thuộc Nam
Định thì công việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, phụ nữ làm 90%, nam giới tham gia rất ítchỉ chiếm 10% còn lại. Nguyên nhân của việc này chính là do mọi người quan niệm công việc bếp núc là của chị em, phụ nữ thì phải “Công dung ngôn hạnh”. Ủy Ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2005 cho biết khi phụ nữ và nam giới làm việc với số giờ tương đương nhau trong sản xuất kinh doanh thì phụ nữ sử dụng thời gian nhiều cho việc nhà hơn 2,5 lần so với nam giới ở thành thị và 2,3 lần ở vùng nông thôn. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thời gian làm việc nhiều hơn nam giới. Điều đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ, họ thiếu thời gian nghỉ nghơi, giải trí. [16]
Thu nhập của nam và nữ giới chênh lệch nhiều. Ở Việt Nam theo một số nghiên cứu cho thấy, nữ giới có thu nhập thấp hơn nam giới trong mọi ngành nghề. Mặt khác trong việc hưởng thụ các thành quả lao động và quản lí tài sản thường thuộc về nam giới do đa phần chủ hộ là nam. Trong khi phụ nữ phải bận rộn với nhiều việc thì đối tượng tập huấn, học tập của nhiều chính sách vẫn ưu tiên nam giới hơn. Trên thực tế ở nông thôn hầu hết các chủ trang trại, chủ doanh nghiệp nhỏ thường là nam giới, có rất ít nữ giới. [16]
Bất bình đẳng giới tồn tại qua nhiều thế hệ, các mô tuýp bất bình đẳng giới giống nhau do các quan niệm cũ để lại, ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong gia đình, con trai được cưng chiều hơn con gái. Sự chuyển biến chậm chạp của chuẩn mực xã hội và lối tư duy hạn hẹp của nhiều người khiến cho phụ nữ ít được đề cao, tôn trọng trong gia đình và xã hội. [9]
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Các hoạt động sản xuất của hộ gia đình: chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, hoạt động kinh doanh buôn bán.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu vai của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Quận. Đánh giá được vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
+ Trong hoạt động trồng trọt + Trong hoạt động chăn nuôi + Trong lâm nghiệp
+ Trong kinh doanh, buôn bán + Trong các hoạt động cộng đồng + Trong gia đình và xã hội
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 27/1/2015 đến ngày 27/4/2015
- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
- Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. - Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin tìm kiếm trên internet, sách, báo cáo của xã,...
- Thông tin sơ cấp:
Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm câu hỏi trong các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.
Phỏng vấn các chủ hộ trong 3 thôn: Thôn Dàm, thôn Hồng Quân, thôn Bình Ca 1, để thu thập thông tin về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Quận.
+ Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu: Tiến hành điều tra 60 mẫu trong các hộ trên địa bàn toãn xã. Chọn 3 thôn điển hình để điều tra: Thôn Dàm, thôn Bình Ca 1, Thôn Hồng Quân . Thôn Bình Ca 1 có số hộ dân đông 103 hộ, kinh tế của các hộ phát triển, hội phụ nữ trong thôn hoạt động hiệu quả. Thôn Dàm có truyền thống lịch sử văn hóa từ lâu đời, có số hộ dân trung bình 93 hộ, kinh tế các hộ dân tương đối đồng đều. Thôn Hồng Quân, dân cư còn ít chỉ có 75 hộ, hoạt động kinh tế của các hộ diễn ra chậm chưa sôi nổi. Chọn hộ điều tra trong giới hạn 3 thôn thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, phù hợp với đề tài của sinh viên. Chọn hộ điều tra phải nằm trong ba thôn
mẫu, mỗi thôn chọn 20 hộ. Lập danh sách các hộ theo phân loại hộ giàu, khá, cận nghèo, nghèo của mỗi thôn, sau đó chọn ngẫu nhiên các hộ điều tra trong nhóm hộ đó. Số hộ được chọn theo phân loại hộ ở thôn theo tỉ lệ :
Lọai hộ = (Tỉ lệ hộ giàu/ khá / cận nghèo/ nghèo ) x 25% + Phỏng vấn phụ nữ trong hộ thông qua bảng hỏi
+ Phỏng vấn KIP: Phỏng vấn cán bộ Hội phụ nữ trong xã, cán bộ UBND xã. Phỏng vấn cán bộ Hội phụ nữ xã để biết được Hội phụ nữ xã đã có những hoạt động gì để tạo điều kiện cho phụ nữ toàn xã phát triển kinh tế hộ gia đình. Phỏng vấn cán bộ UBND xã Tứ Quận để biết được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
3.4.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
* Phương pháp xử lí số liệu
- Thống kê và xử lí số liệu bằng phần mềm Excel. Số liệu sau khi thu thập được xử lí bằng hệ thống máy tính và phần mềm Exel để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp phân tích phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng về phụ nữ nông thôn, thông qua các số liệu đã thu thập được trong các hoạt động kinh tế hộ gia đình thông qua đó đánh giá, phân tích và đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
+ Phương pháp thống kê so sánh
So sánh vai trò của nam và nữ trong các hoạt động kinh tế hộ gia đình, trong hoạt động sản xuất và tái sản xuất.
Tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt đông cộng đồng như đi họp thôn, văn nghệ, thể thao, tham gia các hội, đoàn thể.
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò sản xuất của phụ nữ
+ Số lượng, tỷ lệ vai trò phụ nữ là chủ hộ.
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình.
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định các công việc trong gia đình.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tái sản xuất của phụ nữ
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia nội trợ, kèm con học bài, chăm sóc sức khỏe gia đình, dọn dẹp nhà cửa.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò cộng đồng
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng: họp làng xóm, tham gia lao động công ích,vệ sinh môi trường.
+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, đoàn thể chính quyền địa phương.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tứ Quận cách trung tâm huyện Yên Sơn 2 km, cách thành phố Tuyên Quang 6 km. Xã có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang - Phía Nam giáp xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Phía Đông giáp Sông Lô và xã Phúc Ninh , huyện Yên Sơn , tỉnh Tuyên Quang
- Phia Tây giáp xã Hùng Đức, huyê ̣n Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
4.1.1.2. Địa hình
Trên địa bàn xã phần lớn diện tích là đồi núi thấp xen kẽ với các đồng ruộng nhỏ, ao hồ và suối nhỏ nằm rải rác dưới chân đồi. Đồi núi thấp chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên của xã có chiều cao trung bình từ 100 - 300 m.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Xã Tứ Quận nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc, có mùa đông lạnh, khô hanh độ ẩm thấp, có gió mùa Đông Bắc thổi thường xuyên, xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại vào tháng 11 và tháng 12 âm lịch nhiệt độ xuống thấp tới 6ºC. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nhiệt độ cao tới 38ºC, gió mùa Tây Nam thổi mạnh, mưa nhiều vào tháng 4 đến tháng 6.
Lượng mưa trung bình từ 1.500 - 1.700 mm/năm. Nhiệt độ trung bình khoảng 22ºC - 24ºC, nhiệt độ cao nhất trung bình 33 - 35ºC, nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 12 - 13ºC. Tổng số giờ nắng 3.000 giờ. Độ ẩm trung bình 85%.
Thời tiết diễn biến bất lợi vào các tháng rét đậm mùa đông làm giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Mưa lớn hằng năm diễn ra khiến một số khu vực quanh sông suối bị ngập nước nhưng không gây thiệt hại.
Xã không nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai nên ít khi xảy ra hiện tượng mưa đá, lũ lụt, lốc xoáy, bão,…
4.1.1.4. Thủy văn
Xã Tứ Quận có sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn xã với lưu lượng nước chảy 1.010 m³/s, hằng năm bồi đắp lượng phù xa lớn, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp.
Ngoài ra xã còn có suối Ngòi Dàm và một vài nhánh suối nhỏ khác cùng với đập Ao Luông, đập Cả, hồ Làng Hồng chảy bao quanh các cánh đồng nhỏ của xã cung cấp nước cho đồng ruộng vào mùa khô hạn đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Bảng 4.1.Tình hình sử dụng đất của xã Tứ Quận năm 2014
Loại đất Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Đất sản xuất nông nghiệp 448,8 15,53
Đất lâm nghiệp 2.202,2 76,18
Đất nuôi trồng thủy sản 86,4 3,0
Đất ở 49,81 1,72
Đất sông suối 4,69 0,16
Đất giao thông 67,4 2,33
Đất đồi núi chưa sử dụng 16,32 0,56
Đất khác 15,05 0,52
(Nguồn: Ban địa chính xã Tứ Quận)
Qua bảng 4.1 ta thấy: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đất của xã đạt 2.202,2 ha (chiếm 76,18%) trong cơ cấu đất tự nhiên, với địa hình phần lớn là đồi núi thấp nên thuận lợi cho phát triển cây
keo, bồ đề, mỡ,… Tiếp theo là đất nông nghiệp là 448,8 ha (chiếm 15,53%). Đất nông nghiệp chủ yếu trồng cây mía, lúa, ngô, hoa màu. Đất nuôi trồng thủy chiếm tỉ lệ trung bình 3.0% cho thấy mật độ ao hồ thấp và có diện tích nhỏ. Ngoài ra các loại đất khác chủ yếu chiếm tỷ lệ nhỏ trong đó đất dành cho giao thông chiếm 2,33%, đất ở 1,72%.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
* Về trồng trọt
Bảng 4.2. Tình hình sản xuất một số giống cây trồng chính trên địa bàn xã Tứ Quận năm 2012 - 2014 Loại cây Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ Lúa Sản lượng Tấn 3.344 3.519 3.425 94,75 184,42 139,6 Diện tích Ha 549 560 557 102,0 99,46 100,73 Năng suất Tạ/ha 60,91 62,84 61,49 103,16 97,85 100,50
Chè
Sản lượng Tấn 3.759 3.759,2 4.810 100 127,95 113,97 Diện tích Ha 477,5 477,5 481 100 100,73 100,36 Năng suất Tạ/ha 78,72 78,73 100 100,01 127,01 113,51
Ngô
Sản lượng Tấn 602,4 498,35 564,15 82,72 113,20 195,92 Diện tích Ha 132 109,5 118 82,95 107,76 95,35 Năng suất Tạ/ha 45,63 45,51 47,80 99,73 105,03 102,38
(Nguồn: Ban thống kê xã Tứ Quận)
Năm 2014, tổng sản lượng cây có hạt đạt 3.989,15 tấn. Lúa là cây lương thực chính của toàn xã, cung cấp phụ phẩm cho chăn nuôi và thủy sản, năng suất lúa năm 2014 đạt 61,49 tạ/ha, giảm 1,35% so với năm 2013 (62,84 tạ/ha) do thi công một số công trình xây dựng làm ngập úng một phần diện tích lúa.
Chè cũng là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Thu nhập trung bình năm 2014 là 15.770.000 đ/ người/ năm. Diện tích lúa và
chè chiếm tỷ lệ lớn, diện tích chè được mở rộng ra và năng suất tăng mạnh vào năm 2014 đạt 100 tạ/ha, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, người dân áp dụng kĩ thuật vào sản xuất. Ngô là cây trồng chính cung cấp thức ăn cho gia súc gia cầm, ngoài ra còn mang lại nguồn thu nhập phụ cho người dân. Năm 2014 năng suất ngô tăng lên 47,80 tạ/ha tăng 2,29 so với năm 2013 (45,51tạ/ha), thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Đất đai của xã rất phù hợp với cây chè do đó hiện nay xã đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích chè và trồng thêm nhiều giống chè có giá trị và năng suất cao vào sản xuất như chè cành, chè bát tiên.
- Lâm nghiệp
Diện tích trồng rừng tăng đều qua các năm, do địa hình thuận lợi cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năm 2014 diện tích rừng đạt 162,25 ha, sản lượng gỗ thu được 1.600 m³. Phần lớn rừng trồng các loại cây như keo, mỡ...Toàn xã luôn đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng để bảo vệ đất và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Đồng thời ngăn chặn việc khai thác gỗ trái phép, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho mọi người.
* Chăn nuôi
Bảng 4.3. Số lƣợng gia súc gia cầm của xã Tứ Quận
Đơn vị: Con Loại vật nuôi Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ Lợn 7.929 6.609 11.150 83,35 168,70 126,02 Trâu 486 544 635 111,93 116,72 114,33 Bò 87 135 150 155,17 111,11 133,14 Gia cầm 88.407 73.300 98.000 82,91 133,69 108,3
(Nguồn: Ban thống kê xã Tứ Quận )
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng đàn trâu, bò tăng đều qua các năm do được tiêm vacxin, phòng trừ dịch bệnh đầy đủ thường xuyên, nguồn thức ăn dồi dào, địa phương có diện tích chăn thả rộng. Số đàn trâu tăng từ 486 con (năm 2012) lên 635 con ( năm 2014) tăng 149 con, số đàn bò tăng từ 87 con (năm 2012) lên 150 con ( năm 2014) tăng 63 con. Số lượng gia cầm của xã năm giảm nhẹ từ 88.407 năm 2012 con xuống còn 73.300 năm 2013 con giảm 15.107 con do một số hộ chuyển hướng chăn nuôi sang nuôi trâu, bò để thu lợi nhuận cao
hơn. Đến năm 2014 sản lượng gia cầm tăng do nhu cầu và giá gà ta tăng cao, các hộ nông dân đẩy mạnh phát triển đàn gà để tăng hiệu quả sản xuất.
Riêng tổng số đàn lợn toàn xã tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2014 tăng từ 6.609 con lên 11.150 con do nhu cầu về thực phẩm tăng và người dân tận dụng phần lớn phụ phẩm nông nghiệp vào làm thức ăn chăn nuôi đem lại thu nhập đều đặn cho bà con nông dân.
* Thủy sản
Bảng 4.4. Tình hình nuôi trồng thủy sản của xã năm 2012 - 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Diện tích nuôi thả cá (ha) 86,2 85,9 85,9
Sản lượng (tấn) 258,6 146 216,9
(Nguồn: Ban thống kê xã Tứ Quận )
Diện tích nuôi trồng thủy sản nhìn chung thay đổi rất ít năm 2014 đạt 85,9 ha sản lượng đạt 216,9 tấn. Các giống cá đạt năng suất cao và người tiêu dùng ưa chuộng được nuôi phổ biến là cá chép, trắm cỏ, rô phi đơn tính, cá trôi, cá trê lai…
4.1.2.2. Điều kiện xã hội