Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 34)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò sản xuất của phụ nữ

+ Số lượng, tỷ lệ vai trò phụ nữ là chủ hộ.

+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình.

+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định các công việc trong gia đình.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò tái sản xuất của phụ nữ

+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia nội trợ, kèm con học bài, chăm sóc sức khỏe gia đình, dọn dẹp nhà cửa.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò cộng đồng

+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng: họp làng xóm, tham gia lao động công ích,vệ sinh môi trường.

+ Số lượng, tỷ lệ phụ nữ tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, đoàn thể chính quyền địa phương.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tứ Quận cách trung tâm huyện Yên Sơn 2 km, cách thành phố Tuyên Quang 6 km. Xã có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang - Phía Nam giáp xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Phía Đông giáp Sông Lô và xã Phúc Ninh , huyện Yên Sơn , tỉnh Tuyên Quang

- Phia Tây giáp xã Hùng Đức, huyê ̣n Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

4.1.1.2. Địa hình

Trên địa bàn xã phần lớn diện tích là đồi núi thấp xen kẽ với các đồng ruộng nhỏ, ao hồ và suối nhỏ nằm rải rác dưới chân đồi. Đồi núi thấp chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên của xã có chiều cao trung bình từ 100 - 300 m.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Xã Tứ Quận nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc, có mùa đông lạnh, khô hanh độ ẩm thấp, có gió mùa Đông Bắc thổi thường xuyên, xảy ra hiện tượng rét đậm, rét hại vào tháng 11 và tháng 12 âm lịch nhiệt độ xuống thấp tới 6ºC. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nhiệt độ cao tới 38ºC, gió mùa Tây Nam thổi mạnh, mưa nhiều vào tháng 4 đến tháng 6.

Lượng mưa trung bình từ 1.500 - 1.700 mm/năm. Nhiệt độ trung bình khoảng 22ºC - 24ºC, nhiệt độ cao nhất trung bình 33 - 35ºC, nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 12 - 13ºC. Tổng số giờ nắng 3.000 giờ. Độ ẩm trung bình 85%.

Thời tiết diễn biến bất lợi vào các tháng rét đậm mùa đông làm giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Mưa lớn hằng năm diễn ra khiến một số khu vực quanh sông suối bị ngập nước nhưng không gây thiệt hại.

Xã không nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai nên ít khi xảy ra hiện tượng mưa đá, lũ lụt, lốc xoáy, bão,…

4.1.1.4. Thủy văn

Xã Tứ Quận có sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn xã với lưu lượng nước chảy 1.010 m³/s, hằng năm bồi đắp lượng phù xa lớn, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp.

Ngoài ra xã còn có suối Ngòi Dàm và một vài nhánh suối nhỏ khác cùng với đập Ao Luông, đập Cả, hồ Làng Hồng chảy bao quanh các cánh đồng nhỏ của xã cung cấp nước cho đồng ruộng vào mùa khô hạn đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Bảng 4.1.Tình hình sử dụng đất của xã Tứ Quận năm 2014

Loại đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Đất sản xuất nông nghiệp 448,8 15,53

Đất lâm nghiệp 2.202,2 76,18

Đất nuôi trồng thủy sản 86,4 3,0

Đất ở 49,81 1,72

Đất sông suối 4,69 0,16

Đất giao thông 67,4 2,33

Đất đồi núi chưa sử dụng 16,32 0,56

Đất khác 15,05 0,52

(Nguồn: Ban địa chính xã Tứ Quận)

Qua bảng 4.1 ta thấy: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đất của xã đạt 2.202,2 ha (chiếm 76,18%) trong cơ cấu đất tự nhiên, với địa hình phần lớn là đồi núi thấp nên thuận lợi cho phát triển cây

keo, bồ đề, mỡ,… Tiếp theo là đất nông nghiệp là 448,8 ha (chiếm 15,53%). Đất nông nghiệp chủ yếu trồng cây mía, lúa, ngô, hoa màu. Đất nuôi trồng thủy chiếm tỉ lệ trung bình 3.0% cho thấy mật độ ao hồ thấp và có diện tích nhỏ. Ngoài ra các loại đất khác chủ yếu chiếm tỷ lệ nhỏ trong đó đất dành cho giao thông chiếm 2,33%, đất ở 1,72%.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

* Về trồng trọt

Bảng 4.2. Tình hình sản xuất một số giống cây trồng chính trên địa bàn xã Tứ Quận năm 2012 - 2014 Loại cây Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ Lúa Sản lượng Tấn 3.344 3.519 3.425 94,75 184,42 139,6 Diện tích Ha 549 560 557 102,0 99,46 100,73 Năng suất Tạ/ha 60,91 62,84 61,49 103,16 97,85 100,50

Chè

Sản lượng Tấn 3.759 3.759,2 4.810 100 127,95 113,97 Diện tích Ha 477,5 477,5 481 100 100,73 100,36 Năng suất Tạ/ha 78,72 78,73 100 100,01 127,01 113,51

Ngô

Sản lượng Tấn 602,4 498,35 564,15 82,72 113,20 195,92 Diện tích Ha 132 109,5 118 82,95 107,76 95,35 Năng suất Tạ/ha 45,63 45,51 47,80 99,73 105,03 102,38

(Nguồn: Ban thống kê xã Tứ Quận)

Năm 2014, tổng sản lượng cây có hạt đạt 3.989,15 tấn. Lúa là cây lương thực chính của toàn xã, cung cấp phụ phẩm cho chăn nuôi và thủy sản, năng suất lúa năm 2014 đạt 61,49 tạ/ha, giảm 1,35% so với năm 2013 (62,84 tạ/ha) do thi công một số công trình xây dựng làm ngập úng một phần diện tích lúa.

Chè cũng là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Thu nhập trung bình năm 2014 là 15.770.000 đ/ người/ năm. Diện tích lúa và

chè chiếm tỷ lệ lớn, diện tích chè được mở rộng ra và năng suất tăng mạnh vào năm 2014 đạt 100 tạ/ha, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, người dân áp dụng kĩ thuật vào sản xuất. Ngô là cây trồng chính cung cấp thức ăn cho gia súc gia cầm, ngoài ra còn mang lại nguồn thu nhập phụ cho người dân. Năm 2014 năng suất ngô tăng lên 47,80 tạ/ha tăng 2,29 so với năm 2013 (45,51tạ/ha), thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Đất đai của xã rất phù hợp với cây chè do đó hiện nay xã đang khuyến khích người dân mở rộng diện tích chè và trồng thêm nhiều giống chè có giá trị và năng suất cao vào sản xuất như chè cành, chè bát tiên.

- Lâm nghiệp

Diện tích trồng rừng tăng đều qua các năm, do địa hình thuận lợi cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năm 2014 diện tích rừng đạt 162,25 ha, sản lượng gỗ thu được 1.600 m³. Phần lớn rừng trồng các loại cây như keo, mỡ...Toàn xã luôn đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng để bảo vệ đất và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Đồng thời ngăn chặn việc khai thác gỗ trái phép, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho mọi người.

* Chăn nuôi

Bảng 4.3. Số lƣợng gia súc gia cầm của xã Tứ Quận

Đơn vị: Con Loại vật nuôi Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQ Lợn 7.929 6.609 11.150 83,35 168,70 126,02 Trâu 486 544 635 111,93 116,72 114,33 Bò 87 135 150 155,17 111,11 133,14 Gia cầm 88.407 73.300 98.000 82,91 133,69 108,3

(Nguồn: Ban thống kê xã Tứ Quận )

Qua bảng số liệu ta thấy số lượng đàn trâu, bò tăng đều qua các năm do được tiêm vacxin, phòng trừ dịch bệnh đầy đủ thường xuyên, nguồn thức ăn dồi dào, địa phương có diện tích chăn thả rộng. Số đàn trâu tăng từ 486 con (năm 2012) lên 635 con ( năm 2014) tăng 149 con, số đàn bò tăng từ 87 con (năm 2012) lên 150 con ( năm 2014) tăng 63 con. Số lượng gia cầm của xã năm giảm nhẹ từ 88.407 năm 2012 con xuống còn 73.300 năm 2013 con giảm 15.107 con do một số hộ chuyển hướng chăn nuôi sang nuôi trâu, bò để thu lợi nhuận cao

hơn. Đến năm 2014 sản lượng gia cầm tăng do nhu cầu và giá gà ta tăng cao, các hộ nông dân đẩy mạnh phát triển đàn gà để tăng hiệu quả sản xuất.

Riêng tổng số đàn lợn toàn xã tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2014 tăng từ 6.609 con lên 11.150 con do nhu cầu về thực phẩm tăng và người dân tận dụng phần lớn phụ phẩm nông nghiệp vào làm thức ăn chăn nuôi đem lại thu nhập đều đặn cho bà con nông dân.

* Thủy sản

Bảng 4.4. Tình hình nuôi trồng thủy sản của xã năm 2012 - 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Diện tích nuôi thả cá (ha) 86,2 85,9 85,9

Sản lượng (tấn) 258,6 146 216,9

(Nguồn: Ban thống kê xã Tứ Quận )

Diện tích nuôi trồng thủy sản nhìn chung thay đổi rất ít năm 2014 đạt 85,9 ha sản lượng đạt 216,9 tấn. Các giống cá đạt năng suất cao và người tiêu dùng ưa chuộng được nuôi phổ biến là cá chép, trắm cỏ, rô phi đơn tính, cá trôi, cá trê lai…

4.1.2.2. Điều kiện xã hội

Bảng 4.5. Dân số, lao động xã Tứ Quận năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2012 Năm 2013 Năm2014

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) A. Tổng số nhân khẩu Người 8.060 100 7.629 100 7.686 100

Nam Người 4.060 50,37 3.990 52,30 3.843 50 Nữ Người 4.000 49,63 3.639 47,70 3.843 50 B. Tổng số hộ Hộ 1.840 100 1.842 100 1.884 100 Hộ NN Hộ 1.650 89,67 1.610 87,41 1.609 85,4 Hộ TM - DV Hộ 90 4,89 105 5,70 125 6,63 Hộ kiêm Hộ 100 5,44 127 6,89 150 7,97 C. Tổng số LĐ Người 6.000 100 6.512 100 6.541 100 LĐNN Người 4.690 78,16 5.412 83,1 5.184 79,58 LĐ phi NN Người 1.310 21,84 1.100 16,9 1.357 20,42 D. Một số chỉ tiêu BQ

BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,38 4,14 4,08

BQ LĐ/hộ Người/hộ 3,26 3,53 3,46

Qua bảng 4.5, ta thấy tỉ lệ hộ dân sản xuất nông nghiệp chiếm cao nhất năm 2012 đạt 1.650 hộ (chiếm 89,67%) và có xu hướng giảm còn 1.609 hộ chiếm 85,4% (năm 2014), các hộ này đang chuyển dần sang hộ kiêm và hộ thương mại dịch vụ, trong đó hộ kiêm gia tăng nhanh chóng năm 2012 là 100 đến năm 2014 là 150 hộ. Trong tổng số nhân khẩu của xã thì nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới năm từ năm 2012 đến năm 2013. Vào năm 2012, nữ có 4.000 người nhưng nam có 4.060 người, số lượng nam cao hơn nữ là 60 người, đến năm 2013 nam giới vẫn nhiều hơn nữ giới 351 người. Tỉ lệ hai giới bằng nhau vào năm 2014, cả nam giới và nữ giới đều là 3.843 người. Do kết quả của việc thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình nên số lượng trẻ em gái và trai sinh ra tương đương nhau, làm cho tỉ lệ nam nữ trở nên cân bằng. Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển hướng sang lao động phi nông nghiệp. Năm 2014 lao động nông nghiệp giảm 3,52 so với năm 2013, còn lao động phi nông nghiệp tăng 3,93% so với năm 2013. Như vậy, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, trong tương lai lao động phi nông nghiệp sẽ tăng cao.

Bình quân nhân khẩu giảm dần qua 3 năm, giảm từ 4,38 ( năm 2012) xuống còn 4,08 (năm 2014) giảm 0,3%. Bình quân lao động/hộ đạt 3,46 người/hộ năm 2014, mỗi hộ gia đình có hơn ba lao động cung cấp một số nhân công lớn cho việc tham các hoạt động sản xuất, nâng cao được năng suất lao động do người dân có kinh nghiệm sản xuất từ lâu đời.

* Văn hóa, giáo dục

- Văn hóa

Toàn xã có 15 thôn với 8 dân tô ̣c anh em .Trong đó, dân tô ̣c thiểu số chiếm 48%, dân tô ̣c kinh chiếm 52 %, các dân tộc trong xã luôn đoàn kết và tin tưởng sự lãnh đạo, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của địa phương , tích cực tham gia lao động sản xuất , xây dựng đời sống ấm no ha ̣nh phúc ở khu dân cư . Mỗi dân

tộc có những nét riêng của mình trong đó nổi bật lên hội Tung Còn vào dịp Tết của người Dao, lễ hội Lồng Tồng của người Tày. Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp và tinh thần đoàn kết của nhân dân trong xã.

- Giáo dục

Các trường học ở xã gồm một trường Mẫu giáo, một trường THCS và một trường Tiểu học, cán bộ công nhân viên đạt chuẩn có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm tỉ lệ tương đối cao tâm huyết với nghề đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh. Tổng số giáo viên toàn xã là 124 giáo viên với tổng số 67 lớp học, tổng số học sinh 3 trường là 1.521 học sinh trong đó có 812 học sinh dân tộc thiểu số. Năm học 2012 - 2015 đã đi được già nửa chặng đường. Toàn xã có 3 ngành học với sự tham mưu của nhà trường sự giúp đỡ của Nhà nước, các tổ chức và nhân dân đã đồng lò ng chung tay đầu tư xây dựng các điểm trường. Đến nay cơ bản ba trường đã có đủ cơ sở vật chất cho học hai ca ở Mầm Non và tiểu học, học một ca ở trung học cơ sở. Thực hiện nhiệm vụ dạy và học đạt kết quả thiết thực, được phòng giáo dục công nhận đạt chương trình phổ cập các bậc học. Trường THCS đã đề nghị trên công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

* Y tế, chăm sóc sức khỏe

Nhân viên trạm y tế có 6 người trong đó có 1 Bác sỹ và 5 Y sỹ, 15 Y tá thôn bản, 6 phòng điều trị nội trú. Trạm y tế đạt 10 tiêu chuẩn về Y tế quốc gia.

Năm 2014 không có dịch bệnh xảy ra trên địa bà xã, thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân, các đối tượng chính sách xã hội, bà mẹ trẻ em, y tế học đường. Trong năm khám và chữa bệnh trên 5.571 lượt người.Tiêm phòng vacxin cho mọi lứa tuổi đạt 100%. Tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng là 10,6% (102/960 cháu); tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 2%, tăng thêm 12 trường hợp sinh con thứ 3. Do đó cần đẩy mạnh việc kế hoạch hóa gia đình trong toàn xã.

* Cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Xã đã bê tông hóa đường giao thông nông thôn năm 2014, hoàn thành kế hoạch huyện giao 2.030 m, tu sửa trên 1.500 m², phát quang trên 5. 000 m² ven đường các thôn bản.

- Thủy lợi

Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng 34 công trình thủy lợi lớn nhỏ, kênh mương nội đồng 179.843 m, đảm bảo phục vụ 75,80% cho nhu cầu nước tưới của các loại cây trồng trong năm

- Năng lượng

Điện là nguồn năng lượng chính của toàn xã. Hiện nay 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, các hộ ở xa trạm biến áp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do điện yếu.

- Bưu chính viễn thông

Được sự quan tâm của các cấp,các ngành, mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn xã ngày càng phát triển tỉ lệ sử dụng điện thoại, internet ngày một gia tăng, quá trình cập nhập thông tin diễn ra nhanh chóng nhờ truyền hình, đài phát thanh phổ biến rộng trên toàn xã.

4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thôn xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trên địa bàn thôn xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

4.2.1. Một số thông tin cơ bản của các hộ điều tra

Bảng 4.6. Thông tin chung về các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng SL CC (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 60 1. Giới tính của chủ hộ Nam Hộ 50 83,33 Nữ Hộ 10 16,67 2. Phân loại hộ Nông nghiệp Hộ 50 83,33

Phi nông nghiệp Hộ 4 6,67

Hộ kiêm Hộ 6 10,0 3. Kinh tế của hộ Giàu Hộ 18 30,0 Khá Hộ 30 50,0 Cận nghèo Hộ 7 11,67 Nghèo Hộ 5 8,33

4. Số nhân khẩu bình quân của hộ Người/ hộ 4

5. Số lao động bình quân của hộ Lđ/hộ 3

6. Trình độ học vấn của chủ hộ

Tiểu học Người 10 16,66

THCS Người 43 71,67

THPT Người 7 11,67

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)