quyền ra quyết định trong hộ
* Tiếp cận nguồn thông tin khoa học kĩ thuật
Bảng 4.12. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực
(ĐVT: %)
Nguồn thông tin Đối tƣợng tiếp cận
Nam Nữ Cả hai
Hội, đoàn thể 34 21 45
Họ hàng, người thân 0 0 100
Chợ 23 50 27
Cán bộ khuyến nông 40 20 40
Xem ti vi, đài báo, sách 0 0 100
Kinh nghiệm bản thân 25 25 50
Tài liệu trên internet 47 23 30
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Phụ nữ thường ít có thời gian rảnh rỗi nên họ thường xuyên bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin từ bên ngoài hơn nam giới trong các hội đoàn thể. Song việc tiếp nhận thông tin từ các nguồn quen thuộc gắn liền với việc nội chợ của họ thì nguồn thông tin từ chợ chiếm 50%. Còn lại việc tiếp nhận thông tin từ đài, tivi, sách, báo, từ họ hàng người thân cả hai giới đều giống nhau đạt 100%. Tuy nhiên, nam giới vẫn có nhiều cơ hội nắm bắt thông tin từ cán bộ khuyến nông, truy cập internet nhiều hơn nữ, song hiện nay cả hai giới đều được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn không hạn chế số lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế hộ.
* Quyền ra quyết định
Bảng 4.13. Quản lý vốn vay
(ĐVT: %)
Hoạt động Nam Nữ Cả hai
Đứng tên vay vốn 80 15 5
Quản lý vốn 65 23 12
Quyết định sử dụng vốn 10 10 80
Đi trả lãi 70 17 13
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trong việc quản lí vốn vay, đứng tên vay vốn 80% là nam giới, đi trả lãi 70% nam giới thực hiện. Do chủ hộ gia đình thường là nam giới nên họ có nhiều điều kiện trong việc đứng tên vay vốn hơn nữ giới. Nữ giới tham gia các công đoạn quản lí vốn (23%) và đi trả lãi thấp chỉ chiếm 17%. Nhưng việc quản lí vốn vay thì nam đảm nhiệm tới 65%. Việc quản lí, sử dụng vốn ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế của mỗi hộ dân, nên trong gia đình cả hai giới đều cùng nhau quyết định tới 80%. Ngày nay, sự kết hợp của hai giới trong việc quản lí tài chính đang tăng dần lên rõ nét, tuy nhiên nam giới vẫn dành phần quyết định nhiều hơn.
Bảng 4.14. Quyền ra quyết định trong các hoạt động khác
(ĐVT: %)
Hoạt động Nam Nữ Cả hai
Cất giữ tài chính 0 0 100
Định hướng sản xuất kinh tế hộ 20 20 60
Mua sắm tài sản lớn 5 5 90
Bán các sản phẩm nông nghiệp 0 0 100
Xây dựng,sửa nhà 7 3 90
Theo dõi việc học hành của con 23 70 7
Tham gia công việc của thôn xóm 50 30 20
Tham gia các công việc lớn của dòng họ 45 25 30
Qua bảng 4.14 ta thấy, cả hai giới cùng tham gia nhiều công việc trong đó những việc quan trọng như quản lí tài chính, bán các sản phẩm nông nghiệp, mua các tài sản lớn, xây dựng, sửa nhà hai giới tham gia từ 90 - 100%. Còn việc theo dõi con học hành thì 70% phụ nữ đảm nhiệm, nhưng việc của thôn xóm và dòng họ nam giới quyết định nhiều hơn nữ từ 45 - 50%, sự khác biệt này bởi phụ nữ thường là người chăm sóc con nhiều hơn nam giới, còn nam giới thường gánh vác những công việc quan trọng của dòng tộc, và tham gia các công to việc lớn trong xóm, đây là một quan niệm truyền thống ở khu vực nông thôn.
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
4.3.1. Những yếu tố khách quan
4.3.1.1. Quan niệm xã hội
Từ xa xưa qua niệm coi trọng nam giới đã quen thuộc với người dân. Song qua thời gian cùng với sự tiến bộ của xã hội hiện đại vai trò của phụ nữ được coi trọng hơn nữa. Tuy nhiên, việc người phụ nữ luôn gắn với vai trò làm mẹ làm vợ, nội trợ trong gia đình là chính đã làm cho các chị em phụ nữ hạn chế các quan hệ xã hội, chính những quan niệm này khiến họ thiếu tự tin, lệ thuộc vào chồng. Mặt khác, chính họ là những người chăm lo cho chồng con, quên đi chăm sóc cho chính mình nên đã đánh mất cơ hội học tập, làm việc phát triển sự nghiệp của bản thân. Do đó cần phải thay đổi chính suy nghĩ của cả hai giới để họ nhận ra giá trị vai trò của chính mình trong xã hội là như nhau nam nữ bình đẳng trong mọi công việc, vai trò trong gia đình và xã hội.
4.3.1.2. Khả năng tiếp cận thông tin
Phần lớn các gia đình phụ nữ tiếp cận các nguồn thông tin hạn chế hơn nam giới bởi họ thường xuyên làm các công việc nhà bận bịu chăm sóc con cái, thời gian nghỉ nghơi ít hơn nam giới. Việc đi họp hành, tham gia lớp tập
huấn, xem ti vi, truy cập internet… chủ yếu là nam giới, nhưng việc thực hiện các công việc thì nữ giới làm nhiều hơn chính điều này đã làm giảm chất lượng của quả trình ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
4.3.1.3. Sự giúp đỡ của chồng trong công việc gia đình
Phụ nữ là người làm các công việc nấu ăn, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa… Những công việc tiêu tốn nhiều thời gian đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng không có thù lao. Ngày nay, các ông chồng đã hiểu và thông cảm bắt tay vào giúp đỡ các chị em phụ nữ trong việc nhà. Tuy nhiên vẫn còn một số người gia trưởng coi việc nhà là của phụ nữ hiếm khi động chân động tay vào giúp đỡ vợ, họ thường xem tivi, còn vợ thì một mình làm việc, gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ do quan niệm cổ hủ này để lại. Phụ nữ cần phải chia sẻ những mệt mỏi khó khăn của mình với chồng qua đó mọi người cùng nhau làm việc, giữ gìn hạnh phúc gia đình.
4.3.1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng
Hiện nay, vấn đề bình đẳng giới luôn được toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới song ở vùng nông thôn quan niệm về giới còn lạc hậu, quan trọng hơn cả là cần phải thay đổi cách nghĩ của cả hai giới về vai trò của chính mình làm cho họ thấy ai cũng được bình đẳng như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
4.3.2. Những yếu tố thuộc về bản thân phụ nữ
4.3.2.1.Trình độ học vấn, chuyên môn
Ngày nay, cả hai giới đều có cơ hội học tập rèn luyện như nhau, song phụ nữ quá bận bịu với công việc gia đình nên kiến thức chuyên môn, khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế. Họ thường thiếu sự tự tin, chưa mạnh dạn nói lên chính kiến của mình, vì thế họ cần được giúp đỡ về tinh thần
và hòa đồng với cộng đồng nhanh hơn để đóng góp nhiều hơn cho xã hội và phát triển bản thân.
4.3.2.2. Sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý của con người, trên thực tế thì phụ nữ yếu hơn nam giới, nhưng họ phải làm số lượng công việc thậm chí còn nhiều hơn nam giới, nhưng hiếm khi có sự giúp đỡ thường xuyên của chồng, việc nhà, việc chăm lo con cái, việc đồng ánh khiến họ mệt mỏi không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, giải trí hưởng thụ cuộc sống. Các ông chồng cần phải giúp đỡ chị em phụ nữ nhiều hơn trong công việc, hơn nữa chính phụ nữ phải chia sẻ các công việc hằng ngày cho các thành viên để giảm sức ép, gánh nặng công việc của mình.
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Quận kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Quận
4.4.1. Giải pháp chung
4.4.2.1. Giải pháp đối với địa phương
* Xóa bỏ tư tưởng, quan niệm cổ hủ lạc hậu,định kiến về giới
Bình đẳng trong quyền lợi, vai trò giữa hai giới là như nhau đo dó cần thay đổi lối suy nghĩ cho mọi người ở xã hội hiện đại cả nam và nữ đều có cơ hội phát triển bản thân như nhau.
* Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho chị em phụ nữ
Các kênh thông tin trong xã hội rất phổ biến qua ti vi, mạng internet,… Các chị em phụ nữ nên chủ động cân bằng công việc để có thời gian cập nhập nguồn kiến thức sâu rộng áp dụng được vào việc sản xuất, bán hàng, nuôi dạy con,..
* Vận động nam giới cùng tham gia vào những hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới
Chính nam giới cũng là những người tham gia vào quá trình bình đẳng giới hiệu quả của việc này sẽ giúp cho phụ nữ tự tin hơn, họ phát huy
được thế mạnh, giúp họ thể hiện khả năng lãnh đạo của mình không kém gì nam giới.
* Tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ phát huy tiềm năng trong gia đình, công việc, ngoài xã hội
Chính phụ nữ mới là người phát huy tốt nhất khả năng của mình trong các lĩnh vực, trong công việc phụ nữ chăm chỉ làm việc chuyên tâm sẽ có hiệu quả cao, thường xuyên tham gia các hoạt động, các đoàn thể giúp họ tự tin hơn.
+ Tạo điều kiện cho phụ nữ vay vốn
Vốn là yếu tố quan trong trong sản xuất, kinh doanh, hiện nay phụ nữ có thể vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: Hội phụ nữ, ngân hàng, hội nông dân…
+ Nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật cho chị em phụ nữ thông qua các buổi tập huấn, hội thảo.
Khuyến khích, ưu tiên sự tham gia của phụ nữ trong các buổi hội thảo tập huấn để đạt năng suất lao động cao, nâng cao chuyên môn cho phụ nữ.
+ Chăm sóc sức khỏe và đời sống
Nam giới cần giup đỡ phụ nữ trong công việc nhà, phụ nữ nên đi khám sức khỏe định kì đều đặn, các gia đình thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, thường xuyên đi khám thai, có thời gian nghỉ nghơi hợp lí.
4.4.2. Giải pháp cụ thể
Giải pháp đối với bản thân phụ nữ
Chính phụ nữ phải tự nâng cao nhận thức của bản thân về các vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Phải phát huy năng lực của bản thân, khẳng định được tài năng của mình và có niềm tin vào cuộc sống. Chị em phụ nữ không ngừng nâng cao hiểu biết xã hội, thường xuyên cập nhập thông tin, dành thời gian nghỉ nghơi, giải trí, đi tham quan khi nhàn rỗi hoặc khi công việc quá căng thẳng mệt mỏi.
Đối với Hội phụ nữ .
Cần phải tạo điệu kiện để cán bộ nữ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị quản lí. Mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho phụ nữ nông thôn tăng thêm thu nhập trong các nghề truyền thống như mây tre, đan lát, làm chổi chít. Hội phụ nữ cần phải thường xuyên tổ chức các buổi họp chia sẻ trao đổi kinh nghiệm về sản xuất,kinh doanh chăm sóc con cái, sức khỏe sinh sản, nâng cao nhận thức của phụ nữ về vấn đề bạo lực gia đình.
Đối với nam giới
Trong gia đình những người cha, người chồng nên chia sẻ công việc gia đình hằng ngày với vợ bằng những hành động đơn giản như cho con ăn, trông con, dọn dẹp nhà cửa, dậy con học bài, cùng nhau xem tivi,… Đây chính là những việc làm ý nghĩa giữ gìn sự bình yên, hạnh phúc cho mỗi gia đình.Cùng nhau làm công việc trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,lâm nghiệp, buôn bán.
Đối với toàn thể xã hội.
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về bỉnh đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về bình đẳng giới có nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng trong xã hội và từng khu vực, đặc biệt lưu ý đến đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu bình đẳng giới từ cấp xã, huyện, tỉnh.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ tuyên truyền viên về bình đẳng giới tại cộng đồng.
- Phát triển các hệ thống dịch vụ có chất lượng nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới được tham gia bình đẳng trong các lĩnh vực
- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ các công việc gia đình nhằm giúp phụ nữ và nam giới được tham gia nhiều hơn vào hoạt động xã hội (dịch vụ nhà trẻ, dịch vụ cung cấp người giúp việc gia đình, cung cấp thức ăn tại nhà).
- Mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trước, trong và sau khi sinh cho phụ nữ.
- Phát triển mạnh dịch vụ khoa học công nghệ , giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội.
- Phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Tập trung nguồn lực thực hiện bình đẳng giới trong những ngành, vùng, lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc có nguy cơ bất bình đẳng cao.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Phụ nữ là lực lượng lao động nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời họ cũng là nhân tố tác động trực tiếp đến việc tái sản xuất con người. Xã hội ngày càng phát triển, nên việc việc phát triển toàn diện con người ngày càng được coi trọng hơn trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi sự công bằng trong mọi lĩnh vực, bình đẳng giới là một mục tiêu tất cả mọi người đều mong muốn đạt được.
Qua việc đánh giá vai trò của phụ nữ nông thôn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Quận, tôi có những kết luận sau:
Thứ nhất, nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn
các về giới, các khái niệm về giới, giới tính, vai trò giới, các quan niệm về giới,.. và vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thứ hai, Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế
hộ gia đình đặc biệt là trong trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp.
- Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ nữ là người thực hiện chính trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.Về việc thực hiện các công việc như gieo cấy, cho ăn và vệ sinh chuồng trại, đều do phụ nữ đảm nhiệm là chủ yếu. Còn nhiều khâu khác đều có sự giúp đỡ của nam giới đặc biệt là trong các gia đình khá giả.Trong các hoạt động kinh doanh buôn bán thì phụ nữ là người thường xuyên bán hàng, ghi sổ. Phụ nữ chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi hộ gia đình chính vì vậy ngày nay vai trò của nữ giới ngày một được đề cao.
- Trong hoạt động tái sản xuất phụ nữ vẫn là người đảm nhiệm chính. Đặc biệt là việc chăm sóc con cái, nội trợ, dọn dẹp nhà cửa phụ nữ đảm nhiệm trên 65%. Trong một số hộ gia đình, các công việc này được sự giúp
đỡ của chồng, của người thân song chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung ở các hộ gia đình có điều kiện là chính. Với thiên chức làm vợ, làm mẹ phụ nữ chính là người giữ gìn sư bình yên hạnh phúc cho mỗi gia đình.
- Trong việc tiếp cận thông tin và kiểm soát các nguồn lực phụ cả hai giới đều tiếp nhận thông tin từ họ hàng người thân và đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, qua tivi, đài báo là chủ yếu, nhưng nữ giới tiếp nhận thông tin từ chợ tới 50% do việc đi chợ gắn liền với công việc nội trợ hàng ngày của họ.
Ngoài ra, các công việc khác trong gia đình đều có sự tham gia quyết định của hai giới, song quyền quyết định đại đa phần là nam giới.