Khảo sát, điều tra thu thập số liệu:

Một phần của tài liệu Bài báo cáo đánh giá đất đai (Trang 36 - 46)

- Định hƣớng nghiên cứu của luận án:

2. Khảo sát, điều tra thu thập số liệu:

Để thực hiện đề tài, ngoài việc thu thập các số liệu thứ cấp của vùng nghiên cứu, đã tiến hành khảo sát thực tế về lĩnh vực điều kiện tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội.

2.1. Phương pháp khảo sát bổ sung bản đồ đất, sơ đồ nước, bản đồ hiện trạng cho huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh

Dựa vào bản đồ đất được khảo sát trước đây của Bộ môn Khoa học đất &QLĐĐ cung cấp được xây dựng năm 2000, hệ thống phân loại đất được dựa vào tầng chẩn đoán và các đặc tính chẩn đoán theo hệ thống phân loại FAO/Unesco. Bộ môn Khoa học đất phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Thủy Sản huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh tiến hành khảo sát, kiểm tra và đánh giá lại đặc tính đất đai. Khảo sát sự biến động cập nhật hoá bản đồ được thực hiện như sau:

- Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan về phân loại đất, bản đồ đất được phân loại trước đây, thông tin về nước, hiện trạng sử dụng đất.

- Xây dựng kế hoạch khảo sát điều tra dã ngoại, nghiên cứu quy luật hình thành các đơn vị đất, xu thế chuyển biến các đơn vị đất, hiện trạng sử dụng, chế độ canh tác và điều kiện nước, trên cơ sở đó tiến hành phân tuyến để khảo sát. - Xây dựng 5 tuyến khảo sát bổ sung với khoảng 136 điểm khoan và mô tả phẩu

diện đất trong đó 10 phẫu diện điển hình (trong đó phân tích 03 phẫu diện chính đại diện). Sau khi phân bố các tuyến cắt trên bản đồ tiến hành khoan khảo sát, mô tả phẫu diện đất theo đúng vị trí chấm trên bản đồ dã ngoại, sử dụng hệ thống định vị GPS để lấy toạ độ điểm khảo sát, mô tả theo FAO, lấy mẫu tiêu bản đất, lấy mẫu đất ở các độ sâu khác nhau.

- Nội nghiệp kết quả dã ngoại: Chia tách các đơn vị đất trùng khớp với nhau theo đặc tính chung của từng loại đất, kết hợp với việc rà soát, so sánh, đánh giá kết quả dã ngoại với tư liệu khác để xây dựng bản đồ đất chỉnh sửa sơ bộ, xây dựng sơ đồ nước và hiện trạng sử dụng trong vùng nghiên cứu. Tiến hành chọn điểm khảo sát để lấy phẫu diện điển hình, phân tích mẫu đất kết hợp với việc cập nhật hệ thống phân loại đất FAO/ Unesco.

- Số hoá các loại bản đồ đã thu thập cùng với các dữ liệu thuộc tính: Chuyển các thông tin dữ liệu thu thập được ở trên từ dạng thông tin chủ yếu trên giấy (các bản đồ, bảng biểu,...) sang dạng thông tin mà máy tính có thể quản lý được. Đây là nội dung của công việc số hoá các bản đồ trên giấy và nhập các dữ liệu thuộc tính gắn với các điểm địa lý trên bản đồ đã số hoá.

- Số hoá các bản đồ bằng máy quét Ao, tiến hành thực hiện các công đoạn: Chuẩn bị bản đồ, xác định điểm khống chế, giới hạn khu vực làm việc, tạo các lớp thông tin trên bản đồ. Tất cả các bản đồ sau khi số hoá cần phải có độ chính xác cao và lưu lại trên máy tính dưới dạng các tập tin dạng raster.

- Giữa các phần mềm GIS và các phần mềm công cụ nói trên có thể trao đổi, giao diện với nhau dễ dàng nhờ các module chuyển đổi và các chức năng khác

- Đánh giá và hoàn chỉnh bản đồ đất, sơ đồ nước và hiện trạng sử dụng đất.

2.2 Phương pháp khảo sát và phân tích về kinh tế xã hội trong mối tương quan với hệ thống canh tác huyện Càng Long.

- Niên giám thống kê huyện Càng Long năm 2004 đến 2010

- Các dữ liệu điều tra cấp huyện, xã về điều kiện kinh tế xã hội (dân cư-lao động, sử dụng đất, sản xuất ngư nông nghiệp, sản xuất khác, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phúc lợi, bản phỏng vấn tổng hợp);

- Điều tra thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan về hiện trạng tại các cơ quan, chính quyền địa phương .

- Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nông dân và tiến hành điều tra, phỏng vấn nông dân dựa theo bảng câu hỏi có sẳn.

- Chọn 80 hộ điều tra theo mô hình dựa vào bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng sinh thái.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn PRA (phỏng vấn từ nông hộ): Điều tra hiện trạng sử dụng đất, mô hình canh tác, các hệ thống sử dụng đất đai và hệ thống canh tác. Điều tra các yếu tố về xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai như: Lao động, kiến thức chuyên môn trong sản xuất, trình độ giáo dục, tập quán canh tác, nguồn lực nông hộ về các thiết bị phục vụ sản xuất, nguồn vốn và vốn tự có, … Các yếu tố về xã hội được điều tra chi tiết khác nhau ở các Xã thuộc huyện Càng Long. Tổng cộng có 30 cuộc phỏng vấn theo phương pháp PRA ở các xã trong Huyện để đánh giá và thu thập số liệu trên.

- Điều tra về các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến đánh giá định lượng đất đai như: Chi phí đầu tư, tổng thu của từng kiểu sử dụng đất, lợi nhuận của từng kiểu sử dụng đất đai, các chi phí đầu tư hay thu nhập khác có từ các hoạt động sản xuất như sản phẩm phụ, chi phí cải tạo điều kiện tự nhiên, chi phí vận chuyển và quản lý trong các năm 2009 và 2011. Các yếu tố về chỉ tiêu kinh tế được điều tra chi tiết khác nhau ở Huyện. Tổng số phiếu điều tra nông hộ là 171 phiếu theo các mô hình sử dụng đất đai khác nhau . Dựa vào mức độ đầu tư và năng suất đạt được cho từng kiểu sử dụng đất đai ta tính được lợi nhuận và tỷ số lợi nhuận/chi phí (B/C) cho các LUTs với từng cấp thích nghi (tính cho 1 ha/năm). Các chỉ tiêu trên được tính theo các công thức:

+ Hiệu quả đồng vốn B/C = Lợi nhuận/Chi phí. + Doanh thu = Năng suất * Đơn giá.

Phần II: Phƣơng pháp phân hạng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên

Nghiên cứu về đánh giá đất đai được thực hiện theo phương pháp phân hạng thích nghi đất đai định tính theo FAO (1976) bằng đối chiếu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai tự động của phần mềm ALES gồm các bước sau:

Bƣớc 1: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

Mục đích cơ bản của đơn vị bản đồ đất đai được xác định trước và làm sao để đạt mức tối đa trong việc liên quan đến những thay đổi các kiểu sử dụng đất đai mà ta chưa dự đoán trước được trong đánh giá. Thực sự những đơn vị đất đai này phải được ước đoán về cách quản lý đất đai, thực hành cải tạo đất đai và cũng như là những yêu cầu quản lý. Trong nghiên cứu này được thực hiện như sau:

+ Khảo sát thực tế xây dựng các bản đồ đơn tính bao gồm: Bản đồ khả năng cấp nước, bản đồ độ dầy tầng canh tác, bản đồ độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn tỉ lệ 1/25.000.

+ Chuyển các bản đồ đơn tính (bản đồ khả năng cấp nước, độ sâu tầng sinh phèn,…) đã xây dựng và hoàn chỉnh trong phần mềm Mapinfo từ dạng vector sang dạng raster trong phần mềm IDRISIW.

+ Từ các bản đồ đơn tính, tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thông qua việc chồng lắp các bản đồ đơn tính dưới dạng raster. Ta thực hiện qua các bước sau:

Tổ hợp các bản đồ đơn tính lại với nhau bằng chức năng tổ hợp (CROSSTAB). Do bản đồ vừa mới tổ hợp từ các bản đồ đơn tính có nhiều cấp thích nghi “0” không có trong đơn vị hành chánh của bản đồ. Vì vậy, cần phải phân cấp lại bản đồ đơn vị đất đai vừa mới tổ hợp từ các bản đồ đơn tính bằng chức năng phân cấp lại (RECLASS) hoặc chức năng ấn định (EDIT/ASSIGN).

+ Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng, mỗi đơn vị đất đai có hay không có các đặc tính (độ sâu tầng canh tác, độ sâu tầng phèn,…) các đơn vị đất đai được phân biệt với nhau bởi những code màu trên bản đồ.

Bƣớc 2: Phƣơng pháp khảo sát chọn lọc kiểu sử dụng đất đai cho đánh giá đất đai

- Điều tra hiện trạng sử dụng đất, mô hình canh tác, các hệ thống sử dụng đất đai và hệ thống canh tác trên các vùng sinh thái khác nhau có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

- Điều tra các yếu tố về xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai như: Lao động, kiến thức chuyên môn trong sản xuất, trình độ giáo dục, tập quán canh tác, nguồn lực nông hộ về các thiết bị phục vụ sản xuất, nguồn vốn và vốn tự có. Các yếu tố về xã hội được điều tra chi tiết khác nhau ở các Xã thuộc huyện Càng Long. - Điều tra về các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến đánh giá định lượng đất đai như: chi phí đầu tư, tổng thu của từng kiểu sử dụng đất, lợi nhuận của từng kiểu sử dụng đất đai, các chi phí đầu tư hay thu nhập khác có từ các hoạt động xản xuất như sản phẩm phụ, chi phí cải tạo điều kiện tự nhiên, chi phí vận chuyển và quản lý, … Các yếu tố về chỉ tiêu kinh tế được điều tra chi tiết khác nhau ở Huyện. - Điều tra thu thập về các kênh thị trường có liên quan đến các sản phẩm của các kiểu sử dụng đất đai ở cấp Huyện. Tính biến động của các sản phẩm của các kiểu sử dụng và dự báo thị trường sản phẩm trong tương lai ở cấp Huyện.

Các kết quả điều tra này được sử dụng đến chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai theo hướng dẫn của FAO (1976) được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các tiêu đề cho mô tả kiểu sử dụng đất đai (FAO, 1976)

Đặc trưng về sinh học: Cây trồng

1. Loại sản phẩm: Cây trồng

Đặc trưng về kinh tế, xã hội:

2. Cường độ lao động: Nhân công

3. Cường độ vốn: Đầu tư cố định và hàng năm.

4. Trình độ kỹ thuật. 5. Diện tích nông trang.

6. Hệ thống quyền sử dụng đất.

Kỹ thuật: Máy móc 7. Sức kéo của nông trang và các công cụ khác.

Cơ sở hạ tầng 8. Những yêu cầu về cơ sở hạ tầng.

Bƣớc 3: Chuyển đổi những đặc tính đất đai thành các chất lƣợng đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai

Chất lượng đất đai thì rất có ý nghĩa cho đánh giá thích nghi của cây trồng hay kiểu sử dụng đất đai, do đó cần thỏa đầy đủ 3 điều kiện sau:

i. Chất lượng đất đai phải đáp ứng hiệu quả đối với cây trồng hay kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.

ii. Những giá trị tới hạn của chất lượng phải có ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến kiểu sử dụng đất đai đang thực hiện tại nơi đang nghiên cứu.

iii. Những thông tin thu thập được phải có ý nghĩa thực tế để có thể đo lường và ước lượng được bằng các đặc tính đất đai.

Do đó chất lượng đất đai được sử dụng trong đánh giá đất đai khi chọn lọc cần phải tham khảo cả về yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai và đặc tính tự nhiên của những đơn vị đất đai trong khu vực nghiên cứu. Phương thức chọn lọc là liệt kê ra tất cả các chất lượng đất đai và kiểm tra lần nữa sự tương ứng của chúng với yêu cầu sử dụng đất đai. Sau đó chuyển đổi đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành chất lượng đất đai. Sau khi chuyển chọn ra 3 chất lượng đất đai trong vùng nghiên cứu là: Chất lượng tầng canh tác, khả năng chua hóa, khả năng tưới.

Khi đã có số chất lượng đất đai cho đánh giá đất đai, thì bước tiếp theo là làm thế nào để quyết định việc đo lường hay ước lượng nó. Nên trong việc đo lường hay ước lượng thường được thực hiện dựa vào những yếu tố chẩn đoán.

Bƣớc 4: Chọn lọc yêu cầu sử dụng đất đai và lƣợng hóa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai

Sau khi mô tả đầy đủ các phần đặc trưng chính của kiểu sử dụng đất đai, và chọn ra các chất lượng đất đai cho từng kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc, phần kế tiếp là định nghĩa những yêu cầu đất đai của các kiểu sử dụng để những kiểu sử dụng này có thể canh tác thành công và đạt năng suất theo mô tả. Phần này gọi là yêu cầu sử dụng đất đai. Trong mỗi kiểu sử dụng đất đai phải thiết lập các yêu cầu như sau:

i. Điều kiện đạt tốt nhất;

ii. Mức thay đổi điều kiện mà năng suất không đạt tới mức tối hảo nhưng có thể chấp nhận được;

iii. Những điều kiện chưa thỏa đáng.

Yêu cầu sử dụng đất đai được diễn tả bằng hình thức của chất lượng đất đai (FAO, 1976). Yêu cầu sử dụng đất đai sau đó sẽ được đối chiếu với chất lượng đất đai để xác định ra khả năng thích nghi của một đơn vị đất đai riêng biệt cho một kiểu sử dụng đất đai riêng biệt.

Tiếp sau đó là xây dựng bảng phân cấp yếu tố chính là lượng hóa yêu cầu sử dụng đất đai. Do đó, phân cấp yếu tố được thực hiện theo sự phân chia các cấp giá trị của từng yêu cầu sử dụng đất đai phù hợp với những điều kiện chuyên biệt của chất lượng đất đai trong một đơn vị bản đồ đất đai. Do những

yêu cầu sử dụng đất đai khác nhau nên phân cấp yếu tố cũng khác nhau cho từng kiểu sử dụng đất đai. Nên phân cấp yếu tố liên hệ đến ảnh hưởng củ a một chất lượng đất đai lên cây trồng hay kiểu sử dụng đất đai. Những cấp này thì cho thấy ảnh hưởng của những chất lượng đất đai riêng biệt trên một loại sử dụng chuyên biệt. Mỗi phân cấp yếu tố thì được đánh giá theo hai cách: theo cách giảm năng suất hay theo cách phải đầu tư thêm vào để tránh giảm năng suất. Trong nghiên cứu này được thực hiện theo % năng suất tối hảo của FAO (1976) như sau:

- Thích nghi cao (S1) đạt trên 80% năng suất tối hảo,

- Thích nghi trung bình (S2) đạt từ 40-80% năng suất tối hảo, - Thích nghi kém (S3) 20-40% năng suất tối hảo và

- Không thích (N) dưới 20%.

Bƣớc 5: Phân hạng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên

Phân hạng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên được thực hiện theo hai phương pháp: Phương pháp đối chiếu và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.

5.1 - Phương pháp đối chiếu:

Phân hạng thích nghi đất đai là: Sự so sánh giữa những chất lượng đất đai của một đơn vị bản đồ đất đai (hay những giá trị của những yếu tố chẩn đoán của những đơn vị đất đai) với những yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai (diễn tả bằng các phân cấp yếu tố). Khi tiến hành phải thực hiện riêng cho từng chất lượng đất đai, kết quả sẽ là “tính thích nghi từng phần” của đơn vị bản đồ đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai. Nhưng tính thích nghi từng phần này của mỗi chất lượng đất đai riêng rẽ sẽ được kết hợp lại để đi đến thích nghi chung của những đơn vị bản đồ đất đai cho kiểu sử dụng đất đai. Chi tiết được trình bày trong Hình 2.2.

Hình 2.2: Tiến trình đối chiếu phân hạng thích nghi đất đai (FAO,1976)

Đơn vị đất đai Chất lƣợng đất đai (Giá trị yếu tố chẩn đoán) Yêu cầu sử dụng đất đai (Phân cấp yếu tố) ĐỐI CHIẾU Phân hạng thích nghi đất đai

5.2 Ứng dụng đánh giá tự động bằng phần mềm tự động ALES:

+ Phương pháp phân hạng thích nghi đất đai được ứng dụng phần mềm ALES với 2 phương pháp là các điều kiện giới hạn và sự kết hợp các yếu tố (dựa vào nhánh quyết định Decision Tree).

+ Phương pháp phân hạng thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên: Là phương pháp

Một phần của tài liệu Bài báo cáo đánh giá đất đai (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)