- Phân hạng thích nghi bằng phần mềm phân nhóm PRIMER:
19 S2 S3 S3 S3 N NN S 3N S 3N S2 S 3N S 3N S3 S3 S3 S3 NN NN 20 S2 S3 S3 S3 N S3 N S3 N S3 N S2 S3 N S3 N S3 S3 S3 S3 N N N N
6.2 Kết quả phân hạng thích nghi định tính và định lƣợng kinh tế:
Mối quan hệ giữa kết quả đánh giá thích nghi đất đai định tính và định lượng kinh tế, cho thấy:
- Kết quả phân hạng thích nghi đất đai định tính của từng kỉểu sử dụng đất đai đối với từng đơn vị bản đồ đất đai là nền tảng để xác định giá trị của từng chỉ tiêu kinh tế như: đầu tư, hiệu quả đồng vốn (B/C), lợi nhuận cho từng đơn vị bản đồ đất đai đối với từng kiểu sử dụng đất đai. Đây là cơ sở nền tảng để đối chiếu phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế cho từng kiểu sử dụng đất đai đối với từng đơn vị bản đồ đất đai. - Các kết quả phân tích và mô tả trong phần đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên của từng kiểu sử dụng đất đai về mặt tài chính như: tổng chi phí đầu tư, tổng thu, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn (B/C) từ các kết quả điều tra thực tế đã là cơ sở quan trọng để xây dựng bảng phân cấp yếu tố về mặt kinh tế chung cho các kiểu sử dụng đất đai. Đây là chìa khóa cơ bản để đối chiếu phân hạng thích nghi đất đai định lượng về mặt kinh tế.
- So sánh về hiệu quả kinh tế cho thấy kết quả thích nghi đất đai tự nhiên có thể thích nghi ở mức độ cao, nhưng chưa chắc là có khả năng thích nghi về kinh tế cao. Do đó, phân tích tính thích nghi đất đai về kinh tế là nguồn số liệu cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin cho từng giai đoạn trong quy hoạch để nhà quy hoạch có thể quyết định chọn lựa mô hình được rõ ràng hơn. Tuy nhiên, đánh giá thích nghi định tính về tự nhiên vẫn có giá trị lâu dài theo thời gian, còn đánh giá thích nghi định lượng kinh tế có giá trị tương đối ngắn và sẽ thay đổi nhanh khi có sự thay đổi trong giá cả, đầu tư và thị trường.
- Kết quả phân hạng thích nghi đất đai trước kiểm chứng bằng phân cấp yếu tố kinh tế trung bình và sau khi kiểm chứng thực tế tương đối và giống nhau như: LUT3 (2 vụ lúa - màu), LUT5 (chuyên màu) và LUT8 (lác). Đối với LUT2 (2 vụ lúa - thủy sản),
LUT6 (thủy sản) và LUT7 (cây ăn trái) thì kết quả trước kiểm chứng theo phân cấp PRIMER và sau kiểm chứng cũng tương đối giống nhau. Nguyên nhân có sự giống nhau và khác nhau có sự tăng giảm trong đầu tư và thu nhập dẫn đến lợi nhuận có sự chênh lệch ví dụ như kiểu sử dụng LUT3 (2 vụ lúa - màu) và LUT6 (thủy sản) phân hạng theo phân cấp trung bình tương đối cao hơn kiểm chứng thực tế vì lợi nhuận năm 2011 thấp hơn năm 2009 nên kết quả đánh giá phân hạng thấp hơn nên dẫn đến kết quả phân hạng kém hơn, riêng LUT7 (cây ăn trái) do giá cả thị trường tăng nhiều gấp 2-3 lần nhưng đầu tư cho cây dừa tăng không nhiều lắm nên kết quả sau kiểm chứng cao nhất.