Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần mía đường Sơn La (Trang 56 - 60)

Đối với những chủ nợ và nhà cung cấp cũng như các nhà đầu tư thì khả năng thanh toán của Công ty luôn được đặc biệt quan tâm. Nó có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Các khoản công nợ cao, dây dưa kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến tình hình tài chính, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như tình hình sử dụng vốn của DN.. Để phân tích tình hình công nợ của Công ty trước hết ta đi phân tích tình hình công nợ thông qua các khoản công nợ phải thu, phải trả trong kỳ qua bảng 3.6: Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả như sau:

Bảng 3.6: Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả

Chỉ tiêu 31/12/11 31/12/10 So sánh

Chênh lệch Tỷ lệ %

(1) (2) (3) (4)=(2) - (3) (5)=(4)/(3)

I. Các khoản phải thu 78.312 42.292 36.020 85,17

1. Phải thu khách hàng 1.651 1.530 121 7,92

2. Trả trước cho người bán 1.607 7.309 (5.702) (78,00) 3. Các khoản phải thu khác 77.090 35.490 41.600 117,22 4. Dự phòng phải thu khó đòi * (2.037) (2.037) 0 0,00

II. Các khoản phải trả 71.316 43.837 27.479 62,68

1. Vay và nợ ngắn hạn 0 3.408 (3.408) (100,00)

2. Phải trả người bán 1.813 3.292 (1.479) (44,93)

3. Người mua trả tiền trước 6.621 6.771 (150) (2,21) 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 14.972 2.244 12.728 567,20 5. Phải trả người lao động 14.632 13.117 1.515 11,55

6. Chi phí phải trả 26.211 14.372 11.839 82,38

7. Phải trả phải nộp khác 7.116 2.780 4.336 155,96

8. Quỹ khen thưởng phúc lợi (279) (2.149) (1.870) (87,00)

9. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 227 0 227 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Qua bảng trên khi phân tích tình hình phải thu, phải trả ta thấy, tổng các khoản phải trả lớn hơn so với tổng các khoản phải thu năm 2010 chứng tỏ số vốn đi chiếm dụng của Công ty nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng nhưng trong năm 2011 thì tổng các khoản phải trả nhỏ hơn so với tổng các khoản phải thu, chứng tỏ số vốn đi chiếm dụng của Công ty ít hơn số vốn bị chiếm dụng. Việc Công ty bị chiếm dụng vốn( nhất là các khoản phải thu khác) ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cần phải có các biện pháp thu hồi công nợ để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu nhất trong các khoản phải thu, năm 2011 khoản mục này là 77.090 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 117,22%. Các khoản phải thu khác đến cuối năm tăng lên gấp đôi so với năm 2010 tăng 41.600 triệu đồng, số vốn của Công ty bị chiếm dụng rất nhiều và chứng tỏ khả năng quản lý và thu hồi nợ của Công ty là không tốt. Công ty phải xem xét đánh giá những khoản phải thu này để có kế hoạch thu hồi nợ, giảm thiểu những khoản nợ xấu, tránh ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Các khoản phải trả của Công ty cuối năm 2011 so với đầu năm tăng 27.479 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 62,68 % nguyên nhân chủ yếu là do khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng lên nhiều so với năm 2010 là 12.728 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 567,20%. Ngoài ra, khoản chi phí phải trả cũng tăng lên gần gấp đôi so với năm trước là 11.839 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 82,38%. Khoản phải trả, phải nộp khác cũng tăng lên đáng kể là 4.336 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 155,96%.

Riêng khoản vay và nợ ngắn hạn giảm xuống đang từ 3.408 triệu đồng giảm xuống còn 0đ. Nguyên nhân của việc các khoản vay và nợ ngắn hạn giảm mạnh là do Công ty đã thanh toán các khoản nợ đến hạn, hơn nữa trong năm 2011 lãi suất cho vay vẫn còn ở mức cao dẫn đến chi phí vay vốn lớn nên Công ty đã giảm các khoản vay để phù hợp với tình hình kinh tế thị trường.

Mặc dù các khoản vay và nợ ngắn hạn giảm đồng thời khoản phải trả người bán cũng giảm xuống đáng kể nhưng các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; phải trả người lao động; chi phí phải trả; phải trả phải nộp khác; dự phòng trợ cấp mất việc làm lại tăng. Trong đó, khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 567,20%, khoản phải trả người lao động tăng 11,55%, chi phí phải trả tăng 82,38%, phải trả phải nộp khác tăng 155,96%, dự phòng trợ cấp mất việc làm tăng 100%. Như vậy trong năm 2011, Công ty đã chiếm dụng được một khoản vốn lớn từ Nhà nước, từ người lao động trong Công ty… và từ chính nội bộ Công ty với chi phí thấp. Như vậy, Công ty không mất chi phí mà còn có tiền mặt để đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng phải có kế hoạch sản xuất và trả nợ tốt để không đánh mất chữ tín với Nhà nước, với người lao động trong Công ty, với khách hàng để duy trì được hình ảnh tốt của mình.

Ngoài ra, khoản người mua trả tiền trước cũng biến động cụ thể: khoản người mua trả tiền trước giảm 150 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 2,21%. Tuy sự biến động khoản người mua trả tiền trước nói trên là không đáng kể nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến sự biến động chung của công nợ phải trả của Công ty.

Khả năng thanh toán là chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét về tình hình tài chính của DN. Nó phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ và các khoản phải thanh toán trong kỳ. Để đánh giá sâu hơn khả năng thanh toán của Công ty, chúng ta sẽ tiến hành phân tích một số hệ số tài chính đặc trưng qua bảng sau:

Bảng 3.7: Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

STT Chỉ tiêu Đvị

tính

31/12/1

1 31/12/10

Giá trị Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (7)=(6)/(5) 1 Tổng tài sản Tr.đ 172.736 137.236 35.500 25,87 2 Tổng tài sản ngắn hạn Tr.đ 118.172 83.094 35.078 42,21 3 Tiền và các khoản

tương đương tiền Tr.đ 1.405 853 552 64,62 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Hàng tồn kho Tr.đ 15.378 8.823 6.555 74,29

5 Tổng nợ phải trả Tr.đ 71.316 43.837 27.479 62,68 6 Tổng nợ ngắn hạn Tr.đ 71.088 43.837 27.251 62,17 7

Lợi nhuận trước lãi

vay và thuế TNDN Tr.đ 22.641 6.020 16.621 276,1

8 Lãi vay phải trả Tr.đ 394 161 233 144,50

9

Khả năng thanh toán

tổng quát (9=1:5) lần 2,42 3,13 (0,71) (22,68) 10

Khả năng thanh toán

ngắn hạn (10=2:6) lần 1,66 1,89 (0,23) (12,17) 11

Khả năng thanh toán

nhanh [11=(2-3):6 lần 1,64 1,88 (0,24) (12,77) 12

Khả năng thanh toán

tức thì (12=4:6) lần 0,22 0,20 0,02 10

13

Khả năng thanh toán

lãi vay (13=7:8) lần 57,44 37,34 20,1 53,83

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Dựa vào bảng ta thấy:

+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty cả 2 năm đều lớn hơn 2 chứng tỏ DN có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình của DN khả quan tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh và hệ số này vào năm 2011 giảm hơn so với năm 2010 là 0,71 tương ứng với tỷ lệ giảm 22,68%. Hệ số này giảm đi là do trong năm 2011 các khoản nợ phải trả của Công ty tăng lên rất nhiều.

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn giảm 0,23 lần tương ứng với tỷ lệ 12,17%. Cả 2 năm hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ DN có đủ các TSNH để thanh toán công nợ ngắn hạn. Có biến động giảm của hệ số này là do hàng tồn kho giảm 6.555 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 74,29% nhỏ hơn so với sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền (552 triệu đồng) và sự giảm đi của khoản lãi vay phải trả. Chính những nguyên nhân này đã góp phần chủ yếu làm giảm hệ số thanh toán ngắn hạn.

+ Hệ số thanh toán nhanh giảm 0,24 lần tương ứng với tỷ lệ 12,77 % và qua 2 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt và hệ số khả năng thanh toán tức thì tăng 0,02 lần tương ứng với tỷ lệ 10%. Cuối năm 2011 theo số liệu của Bảng cân đối tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên 64,62% tương ứng với số tiền là 552 triệu đồng, trong khi khoản lãi vay phải trả giảm 161 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 100%. Sự cộng hưởng của hai nguyên nhân này đã làm cho hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thì năm 2011 so với năm 2010 có sự chênh lệch như vậy.

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng 20,1 lần tương ứng với tỷ lệ 53,83 %. Nguyên nhân chính của sự tăng lên này là do Công ty trong năm làm ăn thuận lợi nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng mạnh 16.621 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 276,1% tuy nhiên việc tăng các khoản vay đã kéo theo tăng gánh nặng lãi vay mà Công ty phải trả.

Như vậy, qua diễn biến của các hệ số khả năng thanh toán cho ta thấy hầu hết các hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2011 đều giảm đi so với năm 2010. Nhưng các hệ số thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh và thanh toán tổng quát thì đều ở mức cao. Đây cũng là một dấu hiệu tốt, khi Công ty đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính (nguồn vốn ngắn hạn được dùng để đầu tư cho tài sản dài hạn). Công ty đang có đà kinh doanh tốt, hoàn toàn có khả năng trả lãi vay và đảm bảo cho các khoản nợ trong ngắn hạn và dài hạn bằng tài sản của Công ty. Điều này tạo điều kiện tốt cho Công ty khi đi vay vốn và cũng tạo lòng tin cho các chủ nợ về sự an toàn các khoản cho vay của họ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần mía đường Sơn La (Trang 56 - 60)