Trong các doanh nghiệp kinh doanh, mục tiêu cuối cùng đó là lợi nhuận thu được khi đã đầu tư vào hoạt động. Nhưng để đạt được lợi nhuận cao nhất các nhà quản trị kinh doanh cần phải có các quyết định kinh doanh một cách sáng suốt và
khoa học. Muốn quyết định kinh doanh có tính khả thi cao phải dựa vào hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị sẽ giúp đơn vị đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Do vậy trong kinh doanh các nhà quản trị thường có các biện pháp sử dụng hữu hiệu tài sản để giảm chi phí thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chi phí là vấn đề cơ bản của mọi loại hình doanh nghiệp. Mục tiêu của bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp nào là tối thiểu hóa chi phí. Do vậy để đạt được những mục tiêu đó các nhà quản trị phải kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ vừa góp phần nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường. Một trong những công cụ quan trọng để các nhà quản trị kiểm soát chi phí đó chính là định mức. Định mức chi phí là cơ sở để xây dựng dự toán và dự toán là cơ sở đânhs giá và kiểm tra xem xét các định mức đã khoa học chưa để có các biện pháp hoàn thiện định mức mới.
Công ty cổ phần mía đường Sơn La là Công ty chế biến đường nên chi phí sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn. Công ty chưa quản lý chặt chẽ chi phí để giảm giá thành dẫn tới doanh thu tăng cao nhưng lợi nhuận lại chưa tương xứng với doanh thu thu được trong kỳ. Do vậy, Công ty cần có những giải pháp tiết kiệm chi phí để tăng doanh thu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cụ thể là:
+ Để giảm được chi phí sản xuất Công ty cần có những giải pháp nhằm chủ
động nguồn nguyên liệu. Công ty cần đầu tư xây dựng và phát triển hơn nữa diện tích trồng mía nguyên liệu, cung cấp kiến thức chăm sóc cây mía cho từng hộ dân, thu mua mía cây, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp cho các hộ dân và đảm bảo cam kết ổn định, lâu dài giữa Công ty với các hộ trồng mía tạo vùng nguyên liệu sẵn có cung cấp cho nhà máy với chi phí thấp. Có như vậy, Công ty mới đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào bền vững với chi phí thấp, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN.
Tăng cường giám sát, quản lý chi phí sản xuất từ khâu thu mua cây mía đến khâu chế biến đảm bảo tận dụng tối đa nguyên liệu.
+ Đối với chi phí bán hàng: Đây là các khoản chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của Công ty từ khâu hoàn thành sản xuất đến người tiêu dùng. Trong năm DN sản xuất được nhiều sản phẩm khả năng tiêu thụ sản phẩm là nhiều kéo theo các chi phí bán hàng tăng lên. Tuy nhiên, Công ty cần xây dựng kênh phân phối hợp lý, thuận lợi để sản phẩm của Công ty được tiếp cận nhanh với nhiều đối tượng khách hàng. Hạn chế các chi phí phát sinh quá nhiều không cần thiết liên quan trong quá trình bán hàng cũng như các phòng ban hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của Công ty.
+ Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là các khoản chi phí phục vụ
cho bộ máy điều hành của các tổ chức hoạt động. Công ty cần có giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí này như lập định mức chi phí quản lý DN căn cứ vào biến động giá cả thị trường và chiến lược của Công ty. Mặt khác, xem xét tình hình chi phí thực tế tại các bộ phận qua đó xây dựng được định mức hợp lý cần xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao ý thức của nhân viên về tầm quan trọng của chi phí và kiểm soát chi phí tăng hiệu quả của hoạt động SXKD
trong doanh nghiệp mình góp phần làm tăng các khoản thu nhập của chính cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Đối với chi phí tài chính: Một trong những khó khăn của Công ty đó là
ảnh hưởng của lạm phát. Lạm phát đang là nỗi lo không của chỉ tiêng Công ty cổ phần mía đường Sơn La mà còn là nỗi lo của hầu hết các DN, chi phí vốn tăng nhanh do lãi suất vốn vay và chi phí sản xuất ở mức cao ảnh hưởng đến hiệu quả