Phân tích dấu hiệu rủi ro tài chính, mối quan hệ tài chính khác của

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần mía đường Sơn La (Trang 69)

nghiệp và dự báo tài chính.

* Phân tích rủi ro tài chính.

Trong hoạt động kinh doanh vấn đề rủi ro đều có khả năng xẩy ra đối với mọi doanh nghiệp. Thực chất phân tích rủi ro tài chính là đi xem xét và phân tích thông qua chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh công nợ phải thu, phải trả và thông qua đòn bẩy tài chính…để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh công nợ phải thu, phải trả đã được trình bày kỹ trong phần trên. Ở phần này, một lần nữa tôi xin được phân tích và nhấn mạnh về chỉ tiêu đòn bẩy tài chính.

Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp, được tính theo công thức sau:[15,265]

Tổng tài sản

Đòn bẩy tài chính = (3.6) Vốn chủ sở hữu

Đòn bẩy tài chính là thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của DN nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn CSH hay thu nhập trên một cổ phần của Công ty. Tổng tài sản so với vốn CSH thấp, đòn bẩy tài chính thấp, rủi ro tài chính cao. Để hạn chế rủi ro tài chính cần duy trì một cơ cấu vốn vay và vốn CSH phù hợp.

Đòn bẩy tài chính càng lớn thì càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn CSH tăng cao khi hoạt động hiệu quả. Ngược lại, chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ

làm giảm mạnh suất sinh lời của VCSH khi khối lượng hoạt động giảm. Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính năm 2010 là 1,58 lần, giảm 0,69 lần so với năm 2009. Sang năm 2011 tăng 1,89 lần.

Bảng 3.15 : Bảng phân tích rủi ro tài chính

Chỉ tiêu Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) (10/09 ) (11/10) 1. VCSH đầu năm Tr.đ 56.555 57.666 78.919 1,97 36,85 2. VCSH cuối năm Tr.đ 58.153 93.399 101.420 60,61 8,59 3. Tổng tài sản đầu năm Tr.đ 133.238 101.825 167.861 -23,58 64,85 4. Tổng tài sản cuối năm Tr.đ 126.836 137.236 172.736 8,20 25,87 5.Vốn chủ sở hữu bình quân (5= (1+2)/2) Tr.đ 57.354 75.532,5 90.169,5 31,70 19,38 6. Tổng tài sản bình quân (6=(3+4)/2) Tr.đ 130.037 119.530,5 170.298,5 -8,08 42,47 7. Đòn bẩy tài chính (7= 6/5) Lần 2,27 1,58 1,89 -30,20 19,35

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

* Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty còn có các mối quan khác phát sinh dưới hình thức giá trị như quan hệ kinh tế phát sinh với nhà cung cấp hàng hoá vật tư, với các tổ chức tín dụng, cơ quan nhà nước, người lao động…

Về mức độ phát sinh quan hệ tài chính với các nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng đã được trình bày và phân tích ở phần trên. Phần này tập trung nhấn mạnh và phân tích hai mối quan hệ phát sinh đó là tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế cho Ngân sách Nhà nước và tình hình thu nhập của công nhân viên trong Công ty.

Bảng 3.16: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011

1.Doanh thu thuần Tr.đ 23.214 160.225

2.Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 6.181 17.309

3.Thuế và các khoản nộp NS Tr.đ 2.244 14.972

5.Số lao động Người 271 285

6.Thu nhập bình quân/1tháng Tr.đ/người 3 3,5

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Qua bảng phân tích trên: Kết quả hoạt động trong 2 năm ta thấy rằng: trong 2 năm liên tiếp năm 2010, năm 2011 số thuế và các khoản nộp Ngân sách tăng, công ty luôn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng, đủ và kịp thời cho thấy việc chấp hành nghĩa vụ nộp Ngân sách của doanh nghiệp rất nghiêm chỉnh. Cụ thể năm 2010 số thuế Công ty nộp là 2.244 triệu đồng. Đến năm 2011, tiền thuế và các khoản phải nộp Ngân sách đã là 14.972 triệu đồng. So sánh với năm 2010 ta có tỷ lệ tăng là 567,2%. Như vậy qua 2 năm liên tục, việc thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước đều tăng và tỷ lệ tăng tương đối cao, đây cũng là một chỉ tiêu để thấy được việc hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng tốt lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng, doanh thu tiêu thụ ngày một tăng.

Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty năm 2010 là 271 người, sang năm 2011( tại thời điểm báo cáo 31/12/2011) số lao động là 285 người. So sánh số lao động trong năm 2010 và 2011 ta thấy số lượng lao động năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là 14 người. Nguyên nhân là do Công ty đang có chính sách tuyển dụng lao động trẻ, những người có trình độ phục vụ cho nhu cầu công việc hiện tại của Công ty. Xét về tổng thể, Công ty có số lượng lao động lớn qua các năm, tuy nhiên thu nhập hàng năm của người lao động luôn được tăng lên. Năm 2010 thu nhập của người lao động đang ở mức 3,0 triệu đồng một tháng thì sang năm 2011 thu nhập của người lao động là 3,5 triệu đồng một tháng. Với mức thu nhập này đời sống của người lao động được đảm bảo hơn, đáp ứng được mặt bằng thu nhập trong toàn tỉnh. Có được kết qủa này là nhờ sự gắn bó đoàn kết và cùng chung tay gắng sức của toàn thể ban lãnh đạo Công ty, xí nghiệp và người lao động trong tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, tất cả vì mục tiêu phát triển và thịnh vượng.

Các chính sách với người lao động:

Chính sách tiền lương: Công ty đã xây dựng và ban hành quy chế trả lương cho người lao động và tổ chức thực hiện, đảm bảo công bằng theo mức độ đóng góp của người lao động, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc bảo đảm dược lợi ích của Công ty cũng như người lao động.

Chính sách đào tạo: Việc đào tạo nguồn nhân lực trong Công ty luôn luôn được quan tâm nhất là đối với công nhân kỹ thuật được đào tạo để làm chủ công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến đồng thời tạo điều kiện cho công nhân viên của Công ty được đi học để nâng cao trình độ của bản thân.

* Dự báo tài chính.

Dự báo tài chính là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đảm bảo an ninh về hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Dựa vào các báo cáo tài chính của năm trước và kế hoạch trong năm tới, Công ty đã dự kiến dự báo tài chính trong năm 2012 như sau :

- Dự kiến doanh thu: 124,98 tỷ đồng. - Lợi nhuận gộp : 9,49 tỷ đồng

- Nộp ngân sách: 6,95 tỷ đồng

- Lợi nhuận sau thuế: 7,2 tỷ đồng

- Lương cán bộ công nhân viên lao động bình quân: Từ 3,5 triệu/ người/tháng đến 4 triệu/ người/tháng

Kết luận chương 3

Chương phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Công ty cổ phần mía đường Sơn La là một chương vô cùng quan trọng trong kết cấu gồm có 4 chương của luận văn. Trước khi đi vào phân tích, tôi đã nêu lên khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty để người xem biết được lịch sử và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần mía đường Sơn La. Quá trình phân tích đánh giá thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty giới hạn qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011 thông qua cách thức phân tích và các chỉ tiêu như: phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích dấu hiệu rủi ro tài chính, mối quan hệ tài chính khác của doanh nghiệp và dự báo tài chính. Số liệu phân tích phản ánh tính trung thực, chính xác và minh bạch…là cơ sở để người xem có thể đánh giá một cách tương đối chính xác về bức tranh tài chính của Công ty cổ phần mía đường Sơn La và là nguồn thông tin bổ ích cho tất cả mọi người đang và sẽ có mong muốn tìm hiểu, hợp tác, thiết lập mối quan hệ với Công ty trong thời gian tới. Đồng thời làm căn cứ để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần mía đường Sơn La.

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA

ĐƯỜNG SƠN LA. 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.

4.1.1. Kết quả đạt được.

Qua quá trình phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài chính của Công ty cổ phần mía đường Sơn La cho ta thấy tình hình tài chính của Công ty trong năm qua đã có những bước tiến rõ rệt. Mặc dù các hệ số về khả năng thanh toán như khả năng thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh đều giảm đi so với năm trước nhưng chúng đều ở mức cao và hoàn toàn có khả năng thanh toán; cơ cấu nguồn vốn và tài sản, hệ số khả năng sinh lời đều diễn biến theo chiều hướng tốt hơn, phù hợp hơn với tình hình sản xuất kinh doanh. Công ty phải nỗ lực không ngừng nên đã mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, nâng cao lợi nhuận cho Công ty đồng thời nâng cao vị thế của Công ty trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

- Tình hình thanh toán công nợ phải thu, phải trả: tuy hệ số nợ của Công ty tăng lên nhưng tình hình thanh toán của Công ty vẫn bình thường, vẫn đảm bảo thanh toán được các khoản nợ.

- Tình hình tài sản: Công ty chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cụ thể là đầu tư nâng công suất dây chuyền công nghệ chế biến đường. Mặc dù vậy, hầu hết tài sản của Công ty khấu hao nhiều do máy móc thiết bị đã cũ nên Công ty cần có kế hoạch để thay thế những máy móc thiết bị đã cũ bằng đầu tư, mua sắm mới TSCĐ để nâng cao hơn nữa hoạt động SXKD trong Công ty nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như người dân địa phương.

- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của Công ty: hoạt động sử dụng toàn bộ vốn và từng bộ phận đều được nâng cao. Các hệ số tài chính như vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho giảm chứng tỏ Công ty tiêu thụ được nhiều hàng hóa làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, vòng quay tổng vốn tăng đáng kể. Đây là những dấu hiệu tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong Công ty.

- Tiềm lực tài chính: tăng lên so với năm trước thể hiện ở sự tăng lên của quy mô doanh thu và tốc độ tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty. Chứng tỏ các chính sách tài chính, sự nỗ lực phấn đấu của bộ máy quản lý, cán bộ công nhân viên trong Công ty đã mang lại hiệu quả lớn trong kết quả mà Công ty đã đạt được này.

Công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty: Công ty cổ phần mía đường Sơn La đã có sự quan tâm nhất định đến công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty và cũng tổ chức thực hiện theo năm tài chính. Từ các kết quả phân tích đó đã phần nào giúp Công ty biết được các thông tin cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình giúp cho các nhà quản trị trong Công ty cũng

như các nhà đầu tư có được sự đánh giá nhất định về thực trạng tài chính của Công ty, từ đó có những quyết định phù hợp. Tuy công tác phân tích vẫn còn thiếu sót nhưng vẫn đảm bảo phát hiện kịp thời những thế mạnh cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục.

4.1.2. Những mặt còn hạn chế.

Bên cạnh những thành quả mà Công ty đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà Công ty cần khắc phục, để những năm tới có thể đạt được kết quả cao hơn nữa:

- Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn: Về cơ cấu tài sản trong DN thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nhất là các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng rất cao trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Về nguồn vốn hoạt động trong Công ty trong năm vừa qua cho ta thấy cơ cấu nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng cao hơn khoản nợ phải trả nhất là khoản chi phí phải trả chiếm tỷ trọng cao trong các khoản nợ phải trả, tuy nhiên sự chênh lệch này là ít chứng tỏ nguồn vốn CSH dùng cho hoạt động SXKD trong DN là không nhiều. Vậy Công ty cần phải xây dựng một cơ cấu tài sản, nguồn vốn một cách khoa học tránh tình trạng làm mất cân đối vốn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong DN mình.

- Về tình hình công nợ và công tác thanh toán: Qua phân tích cho thấy hiện nay Công ty đang bị chiếm dụng vốn do trong năm các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả đặc biệt là các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu. Mặt khác, hệ số nợ tăng lên đồng thời tỷ suất nợ trên vốn CSH cũng tăng do nợ phải trả tăng làm gánh nặng cho Công ty trong việc thanh toán do vậy Công ty cần nâng cao các biện pháp thu hồi công nợ và công tác thanh toán.

- Về vấn đề tiết kiệm chi phí để tăng doanh thu: Trong năm 2011 các khoản chi phí vật tư tăng mạnh do biến động của thị trường đầu vào đã làm cho giá vốn hàng bán tăng lên nhiều. Mặt khác các chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN cũng tăng lên đồng thời chi phí lãi vay cũng tăng lên do lãi suất trong năm tăng. Điều này đã làm cho Công ty chưa đạt được hiệu quả kinh doanh theo ý muốn. Vậy Công ty cần phải có các giải pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình trong năm tới được tốt hơn.

- Công tác phân tích tài chính: Công tác phân tích tình hình tài chính vẫn chưa được sự quan tâm thỏa đáng của Ban lãnh đạo Công ty do đó việc phân tích tình hình tài chính Công ty vẫn chưa đầy đủ, còn mang tính hình thức. Thông tin sử dụng chủ yếu trong phân tích là các BCTC và đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu là các nhà quản lý, ngân hàng cho vay và ít được sự tham khảo của các nhà đầu tư do nội dung phân tích chưa được đầy đủ, chưa được đánh giá cao và chưa phục vụ hết được nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư.

Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty ta đã thấy được những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính của Công ty cổ phần mía đường Sơn La. Có thể thấy rằng mặc dù vẫn còn những tồn tại, những hạn chế nhưng những gì Công ty làm được và đạt được trong năm qua là cả một nỗ lực lớn và thành quả lớn. Đó là những bài học kinh nghiệm và là cơ sở để Công ty làm đòn bẩy cho đà phát triển trong tương lai.

4.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.

Dựa trên tiền đề là những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được trong năm vừa qua và trên cơ sở nhìn nhận đánh giá các tiềm năng thách thức hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, Công ty đã xác định mục tiêu trước mắt cho năm 2012 là:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần mía đường Sơn La (Trang 69)