0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA (Trang 60 -69 )

Phân tích hiệu quả kinh doanh là nội dung quan trọng nhất mà các nhà quản

trị, các nhà đầu tư… quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai.

Để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta có bảng phân tích sau:

Bảng 3.8: Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

(Đvt: triệu đồng)

ST

T Chỉ tiêu Mã Năm 2011 Năm 2010 Tăng giảm

Số tiền Tỷ trọng(%)

1 DTBH và cung cấp dịch vụ 1 160.225 23.214 137.011 590,20 3 DTT từ BH và cung cấp DV 10 160.225 23.214 137.011 590,20 4 Giá vốn hàng bán 11 124.676 15.862 108.814 685,99 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 20 35.549 7.352 28.197 383,53 6

Doanh thu hoạt động tài

chính 21 809 1.449 -640 -44,15

7 Chi phí tài chính 22 394 161 233 144,50

Trong đó: chi phí lãi vay 23 394 161 233 144,50

8 Chi phí bán hàng 24 3.467 649 2.818 434,05

9

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 25 9.461 1.809 7.652 422,79

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 30 23.036 6.181 16.855 272,67

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 23.036 6.181 16.855 272,67 15

Chi phí thuế TNDN hiện

hành 51 5.726 1.545 4.181 270,58

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50-51-52) 60 17.309 4.636 12.673 273,37

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Nhìn vào bảng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy rằng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2011 đều tăng so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2011 là 17.309 triệu đồng tăng 12.673 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 273,37% so với năm 2010. Trong năm qua tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu (doanh thu tăng với tốc độ 590,20%). Điều đó cho thấy năm 2011 Công ty làm ăn có hiệu quả hơn trước, bên cạnh đó các chính sách xúc tiến bán hàng cũng phát huy hiệu quả giúp Công ty tăng nhanh doanh thu và mang lại lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên, Công ty chưa quản lý chặt chẽ chi phí để giảm giá thành dẫn tới doanh thu tăng cao nhưng lợi nhuận lại chưa tương xứng với doanh thu thu được trong kỳ. Việc phân tích sâu hơn các chỉ tiêu trong bảng để thấy rõ được nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty tăng:

+ Doanh thu của Công ty trong năm 2011 so với năm 2010 tăng 137.011 triệu đồng và Công ty không có khoản giảm trừ doanh thu. Điều này cho thấy sản

phẩm của Công ty làm ra đã được kiểm soát chất lượng rất tốt trước khi được bán ra thị trường, các thủ tục trong việc giao hàng bán hàng cũng được thực hiện quy củ, càng củng cố được uy tín của Công ty với các bạn hàng.

+ Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán của Công ty trong năm 2011 cũng

tăng 685,99% cùng với sự gia tăng của doanh thu tuy nhiên tốc độ tăng cao hơn. Do năm 2011 các khoản chi phí vật tư tăng mạnh do biến động của thị trường đầu vào Những biến động này là bối cảnh chung của thị trường thế giới và trong nước, cộng với việc Công ty chưa có giải pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm cũng như các khoản chi phí khác như chi phí quản lý DN tăng lên cũng rất nhiều làm cho hiệu quả hoạt động SXKD không cao.

+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lên. Công ty

cần có giải pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận của Công ty.

+ Chi phí tài chính: chi phí tài chính của Công ty cũng chính là chi phí lãi vay.

Trong năm 2011 Công ty tăng 233 triệu đồng chi phí lãi vay tương ứng với tỷ lệ 144,50%. Chứng tỏ Công ty đã tăng số vốn vay so với năm 2010, điều đó cho thấy trong năm 2011 tỷ lệ vay vốn vào hoạt động SXKD là cao làm tăng gánh nặng nợ nần cho Công ty. Khả năng tự chủ về tài chính của Công ty kém hơn so với năm 2010.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: với việc doanh thu tăng, lợi nhuận trước thuế

tăng đã làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước tăng 4.181 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 270,58%. Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tạo được hình ảnh đẹp cho Công ty về hoạt động kinh doanh tốt đẹp mà Công ty đã đạt được với chính quyền địa phương.

Như vậy, trong năm 2011 Công ty đã đạt được doanh thu và lợi nhuận tăng vượt mức so với các năm trước. Với kết quả đạt được, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có đà tăng cho những năm kế tiếp, tạo triển vọng tốt trong tương lai.

Tuy nhiên để đánh giá được hiệu suất hoạt động của Công ty như thế nào chúng ta cần đi sâu phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của Công ty như sau:

- Vòng quay hàng tồn kho: hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo quy trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, tình hình cung cấp nguyên liệu đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm.

Căn cứ vào bảng số liệu (bảng 3.9), chúng ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 5,11 vòng, tăng 3,68 vòng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 257,34%, vì thế nó làm giảm số ngày mỗi vòng quay hàng tồn kho từ 251,79 ngày

năm 2010 xuống còn 70,47 ngày vào năm 2011, giảm 181,32 ngày tương ứng với tỷ lệ 72,01%. Vòng quay hàng tồn kho tăng lên hơn 100% như trên là do giá vốn hàng bán tăng 685,99% trong khi đó trị giá hàng tồn kho bình quân cũng tăng 119,97% nhưng không tăng nhiều như giá vốn hàng bán. Điều này làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng hơn gấp đôi.

Bảng 3.9: Bảng phân tích hàng tồn kho Chỉ tiêu tínhĐvị Năm 2011 Năm 2010

Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4) 1.Giá vốn hàng bán Tr.đ 124.676 15.862 108.814 685,99 2.Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ Tr.đ 33.430 13.365 20.065 150,11 3.Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Tr.đ 15.378 8.823 6.555 74,29 4.Trị giá hàng tồn kho bìnhquân (4)=[(2)+(3)]/(2) Tr.đ 24.404 11.094 13.310 119,97 5.Số vòng quay hàng tồn kho (5)=(1)/(4) vòng 5,11 1,43 3,68 257,34 6.Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (6)=360/(5) ngày 70,47 251,79 (181,32) (72,01)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Mặt khác, số vòng quay hàng tồn kho tăng lên kéo theo đó là số ngày mỗi vòng quay giảm, Công ty thu hồi vốn nhanh, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu.

Chỉ tiêu này được ký hiệu là ROS, thể hiện mối quan hệ giữa tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Đây là hai yếu tố liên quan mật thiết với nhau. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất sinh lời của doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp, có công thức như sau: [15,190]

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

= Lợi nhuận sau thuế x 100 (3.1) Tổng doanh thu

- Năm 2010 : Tỷ suất sinh lời của doanh thu là 19,97% thể hiện cứ 1 đồng doanh thu trong kỳ, Công ty chỉ thu được 0,1997 đồng lợi nhuận sau thuế.

- Năm 2011 : Tỷ suất sinh lời của doanh thu là 10,80% thể hiện cứ 1 đồng doanh thu trong kỳ, Công ty thu được 0,108 đồng lợi nhuận sau thuế.

Bảng 3.10: Tỷ suất sinh lời của doanh thu

Chỉ tiêu Đvị

tính Năm 2011 Năm 2010 Giá trịChênh lệchTỷ lệ %

(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4)

1.Lợi nhuận sau thuế

Tr.đ 17.309 4.636 12.673 273,37

2. Tổng doanh thu

Tr.đ 160.225 23.214 137.011 590,20 3.Tỷ suất sinh lời của

doanh thu [3=(1:2)x100 % 10,80 19,97 (9,17) (45,92)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Điều này cho thấy Tỷ suất sinh lời của doanh thu là cao nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2011 cứ 1 đồng doanh thu thì Công ty giảm đi 0,0917 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu không tốt với Công ty, Công ty cần tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa và tiết kiệm chi phí.

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.

Chỉ tiêu này được ký hiệu là ROI, cho biết quả suất sử dụng vốn kinh doanh nói chung của toàn doanh nghiệp. Công thức tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản được tính như sau:[15,188]

Tỷ suất sinh lời

của tài sản (ROI) = Tổng lợi nhận kế toán trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân

Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được đánh giá thông qua bảng sau (Bảng 3.11: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản)

Bảng 3.11: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4)

1.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tr.đ 22.641 6.020 16.621 276,10 2.Tổng tài sản đầu kỳ Tr.đ 167.861 101.825 66.036 64,85 3.Tổng tài sản cuối kỳ Tr.đ 172.736 137.236 35.500 25,87 4.Tổng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ [4=(2+3):2] Tr.đ 170.298,5 119.530,5 50.768 42,47 5.ROI [5=(1/4)x100] % 13,30 5,04 8,26 163,89

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy trong năm 2011 cứ 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,133 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. So với năm 2010 thì tỷ lệ này có xu hướng tăng (tỷ lệ tăng là 163,89%). Nguyên nhân là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế của Công ty tăng 276,10% và tổng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ tăng 42,47 %.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tài sản của Công ty qua 2 năm 2010 và 2011 đều đạt ở mức cao so với các Công ty cùng ngành, cho thấy tình hình hoạt động sản xuất của Công ty là tốt. Các chính sách hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là hợp lý, ROI đạt cao và đang có xu hướng tăng. Công ty cần phát huy để tỷ suất của Công ty sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa.

Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn nữa tình hình tài chính của Công ty ta cần kết hợp tỷ suất này với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ký hiệu là ROA, phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong năm 2011 đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Điều đó được thể hiện qua công thức sau:[15,191]

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

= Lợi nhuận sau thuế x 100 (3.3) Tài sản bình quân

Dựa vào công thức trên ta có bảng phân tích sau:

Bảng 3.12: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4)

2.Tổng tài sản đầu kỳ Tr.đ 167.861 101.825 66.036 64,85 3.Tổng tài sản cuối kỳ Tr.đ 172.736 137.236 35.500 25,87 4.Tổng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ [4=(2+3):2] Tr.đ 170.298,5 119.530,5 50.768 42,47 5.Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế trên tài sản (ROA) [5=(1/4)x100]

% 10,16 3,88 6,28 161,86

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Nếu như trong năm 2010, cứ 1 đồng vốn đưa vào quá trình kinh doanh chỉ tạo ra được 0,0388 đồng lợi nhuận sau thuế thì sang đến năm 2011 thì 1 đồng vốn tham gia vào kinh doanh đã tạo ra được 0,1016 đồng lợi nhuận sau thuế, tức là tăng thêm 0,0628 đồng.

Nhìn vào bảng 3.11 và 3.12 trên cho thấy, ROA của cả 2 năm đều có sự chênh lệch rất lớn với ROI. Điều này chủ yếu là do lãi vay phải trả của Công ty chiếm một tỷ lệ nhất định trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay, nên sau khi trả lãi vay đã làm giảm lợi nhuận trước thuế kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 lãi vay của Công ty phải trả là 394 triệu đồng trong khi năm 2010 lãi vay phải trả của Công ty là 161 triệu đồng. Sự chênh lệch lãi vay giữa hai năm giải thích tại sao ROA của năm 2011 lại cao hơn năm 2010 nhiều như vậy. Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự thay đổi lớn trong doanh thu thuần làm tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được ký hiệu ROE, phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất được dùng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, công thức tính như sau:[15,223]

Tỷ suất sinh lời của vốn CSH (ROE)

= Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Dựa vào tình hình thực tế của Công ty, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được xác định qua bảng sau:

Bảng 3.13: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu tínhĐvị Năm 2011 Năm 2010

Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ %

(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4) 1.Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 17.309 4.636 12.673 273,37 2.Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Tr.đ 78.919 57.666 21.253 36,85 3.Vốn chủ sở hữu cuối kỳ Tr.đ 101.420 93.399 8.021 8,59 4.Vốn chủ sở hữu bình

quân trong kỳ [4=(2+3):2] Tr.đ 90.169,5 75.532,5 14.637 19,38

5. ROE [5=(1/4)x100] % 19,20 6,14 13,06 212,70

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Trong năm 2010: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 6,14% đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong năm là 0,0614 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2011: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 19,20% thể hiện mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra là 0,192 đồng lợi nhuận sau thuế. Cho thấy trong năm 2011 tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đã tăng so với năm 2010 là 13,06% tương ứng với tỷ lệ tăng là 212,70%.

Nguyên nhân của việc tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty là do năm qua mặc dù cả lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân đều tăng nhưng vốn chủ sở hữu bình quân( nhất là vốn chủ sở hữu cuối kỳ chỉ tăng 2,11%) tăng chậm hơn mức tăng của lợi nhuận sau thuế (vốn chủ sở hữu bình quân tăng 19,38%; lợi nhuận sau thuế tăng 273,37%). Điều này cho thấy năm 2011 việc sử dụng vốn chủ mang lại hiệu quả cao hơn năm trước, nên khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ được nâng lên.

Tuy nhiên để đánh giá sâu hơn về mối quan hê giữa các chỉ tiêu, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp Dupont để xác định mối quan hệ tương tác giữa các hệ số.

* Qua phân tích thấy được mối quan hệ tương tác của ROS, ROE, ROA, ROI

và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Bảng 3.14: Bảng phân tích các hệ số trong phương pháp Dupont

Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4)

1.Tỷ suất sinh lời của doanh

thu (ROS) % 10,80 19,97 (9,17) (45,92)

2.Vòng quay tổng vốn vòng 0,94 0,19 0,75 394,74

3. Hệ số tài sản/VCSH lần 1,89 1,58 0,31 19,62

tài sản - ROA (4=1x2)

5.Tỷ suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu - ROE (5=1x2x3) % 19,20 6,14 13,06 212,70

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011- Công ty cổ phần mía đường Sơn La)

Phương trình Dupont cho thấy rằng năm 2011, cứ 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 10,16 đồng lợi nhuận sau thuế là do hai nhân tố ảnh hưởng: sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,0094 đồng doanh thu thuần, trong 1 đồng doanh thu thuần có 0,108 đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhìn vào biến động ta thấy được trong năm 2011 có sự tăng lên rất cao và giảm đi của 2 nhân tố ảnh hưởng tới ROA là tỷ suất sinh lời của doanh thu (giảm 45,92%) và vòng quay tổng vốn (tăng 394,74%), chính vòng quay tổng vốn tăng lên rất cao đã đẩy ROA tăng mạnh trong năm vừa qua (tăng 161,86%). Tuy nhiên ROS trong năm qua lại giảm xuống điều này đặt ra cho nhà quản trị DN cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận. Vì chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt còn chỉ tiêu này thấp nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận. Để đánh giá về tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của Công ty trong các năm tới là khả quan thì các chỉ tiêu ROS đều tăng và mức

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA (Trang 60 -69 )

×