với lịch sử dân tộc
Khi đánh giá về vai trò, công lao của những nhân vật lịch sử đối với dân tộc, Lê nin đã từng chỉ dẫn chúng ta “Khi xem xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với những đòi hỏi của thời đại đương thời, mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ”[38, 215]. Phan Bội Châu và thế
hệ của ông tuy chưa giải quyết được những nhiệm vụ lịch sử dân tộc đề ra những công lao chính của họ là ở chỗ đã đặt ra được các vấn đề đó để các nhà yêu nước thế hệ sau nay tiếp tục giải quyết triệt để công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi đánh giá ý nghĩa của tư tưởng chính trị Phan Bội Châu đối với Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Unselt Jorger trong luận án “Việt Nam, những tư tưởng yêu nước và mác xít trong mấy tác phẩm cuối đời của Phan Bội Châu” đã viết “Hai giai đoạn cách của hai lãnh tụ Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh là hai giai đoạn kế tiếp nhau. Nếu không có những kinh nghiệm của Phan Bội Châu thì cũng không thể có sự thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là sự kế thừa biện chứng” [7, 310]. Và đây chính “là luận cứ để chứng minh cho tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [26, 197]
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước Việt Nam đầu tiên đặt mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Ông xứng đáng là “Người đầu tiên hiểu biết nhìn ra biển – người có tầm mắt Thái Bình Dương…người có tư tưởng liên minh quốc tế sớm nhất trong quá trình tìm đường cứu nước” [37, 290]. Phong trào Đông Du đánh dấu “một cuộc đổi mới về tư duy yêu nước”, “một hành động mang tính đột phá, mở cửa hướng ra ngoài để học hỏi, tiếp nhận những cái mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”[37, 81]. Mặc dù thất bại nhanh chóng trước sự đàn áp của kẻ thù, nhưng trên thực tế “Phong trào Đông Du có một ý nghĩa và giữ một vị trí quan trọng trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX” [37, 79], “chuyển tiếp giữa phong trào cách mạng kiểu cũ sang phong trào cách mạng kiểu mới, đứng về mặt con người đã giữ vai trò chuyển giao thế hệ, vừa kết thúc thời kỳ cũ lại vừa mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam”[37, 79], tạo “gây tiền lệ tốt đẹp cho việc đi tìm một đối tác chiến lược để phát triển đất nước” [47, 190]. Trên thực tế, “việc đi tìm đối tác chiến lược
cho công cuộc đánh Pháp giải phóng dân tộc...phải đợi đến những người thuộc thế hệ Hồ Chí Minh mới hoàn tất một cách mỹ mãn” [47, 80]
- Là một người kiên định con đường đấu tranh chống thực dân Phấp, nhằm mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, Phan Bội Châu đã kiên trì con đường vũ trang bạo động và theo ông, chỉ có con đường ấy mới đánh đổ được cường quyền, giải phóng hoàn toàn đất nước. Các đặt vấn đề của Phan Bội Châu rất đúng bởi “Ở một nước thuộc địa, trong điều kiện dù là một sự phản kháng hòa bình nhất cũng bị đàn áp dã man, thì việc dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng là con đường duy nhất đúng đắn để giành thắng lợi cho cách mạng” [61, 69]. Mặc dù không giành được thắng lợi, song tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu đã thể đi đúng phương hướng của lịch sử, có ý nghĩa rất lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam.
- Về lực lượng lãnh đạo cách mạng: Muốn hoạt động chính trị một chuyên nghiệp thì tất yếu phải xây dựng một chính đảng chính trị đúng nghĩa. Phan Bội Châu là người sớm nhận ra điều này và ông đã bắt tay vào xây dựng đảng chính trị từ rất sớm. Duy Tân hội được lập ra “xét về mặt hình thức tổ chức và tôn chỉ mục đích của hội Duy tân, nó đã khác những tổ chức hội đảng xưa, chỉ là sự tập hợp những người vũ dũng có tính chất địa phương và gắn liền với các tính của một người cầm đầu. Địa bàn hoạt động của hội Duy tân trải rộng ra khắp cả nước và cả ở nước ngoài. Nó có tôn chỉ mục đích, mục đích và cả cương lĩnh hành động; lại có cả hệ thống những tiểu ban hoạt động, những trách nhiệm được phân công, những liên hệ được đảm bảo”[61, 432]. Nhưng khi nhận thấy đảng chính trị này không còn phù hợp với tình hình thực tế, Phan Bội Châu đã nhanh chóng thành lập Việt Nam Quang phục hội và sau này là Việt Nam Quốc Dân đảng. Sự cải tổ các đảng phái này cho thấy Phan Bội Châu đã có bước trưởng thành vượt bậc về mặt chính trị. Các tổ chức do Phan Bội Châu lập ra ngày càng tiến tới gần một chính đảng thực sự. Chính nhờ sự giới thiệu của Phan Bội Châu mà Hồ Chí Minh đã gặp được những
phần tử thanh niên cách mạng Việt Nam trong nhóm Tâm tâm xã (vốn là một bộ phận đã thoát ly khỏi Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu) để thành lập ra Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (tháng 6/1925) - tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam sau này do Hồ Chí Minh thành lập.
- Về lực lượng tiến hành cách mạng: Trong bối cảnh đất nước đã mất vào tay giặc, Phan Bội Châu đã thấy rõ nhân dân chính là người chủ đất nước, ông kêu gọi mọi người cùng nhau sát cánh đứng dậy giết giặc để thu phục lại giang san đất nước. Tuy sự phân chia này chưa có một tiêu chuẩn dứt khoát, đặc biệt chưa làm rõ được vị trí kinh tế quyết định đến thái độ cách mạng của các tầng lớp nhân dân, phần nào đó còn coi nhẹ vai trò của nông dân song với chủ trương đoàn kết rộng rãi các giai tầng trong xã hội (điểm nổi bật là coi trọng việc đoàn kết với phụ nữ và tôn giáo) đã góp phần phá tan tình trạng rời rạc, nghi kỵ u uất nhằm phát triển tinh thần đoàn kết thành một đường lối chính trị. “Điều đó nói lên nhâ ̣n thức vượt trô ̣i hơn hẳn người đương thời của nhà yêu nước chân chính Phan Bội Châu” [61, 79].
- Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề chính thể nhà nước. Trải qua nhiều nấc thang nhận thức khác nhau, tư tưởng về chính thể của Phan Bội Châu mới dần dần được định hình. Phan Bội Châu đã phác họa mô hình nhà nước như sau: đó là một nhà nước được thiết lập nên thông qua con đường bầu cử của nhân dân, không phân biệt giàu nghèo, gái trai; chính phủ không thể làm những việc gì trái với ý nguyện của nhân dân; nhân dân có nghĩa vụ giám đốc chính phủ, có quyền quyết định vua nên để hay truất, dưới là quan nên thăng hay nên giáng; nhà nước đó phải có hiến pháp, chủ quyền thực sự hoàn toàn cả về đối nội, đối ngoại, phải đề cao vấn đề dân quyền….Quan điểm về mô hình nhà nước trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu hết sức tiến bộ. Và với quan điểm này đã “góp phần nâng cấp toàn toàn bộ tư tưởng chính trị của
Phan Bội Châu lên một đỉnh cao mà hiếm có những người cùng thời theo kịp”[34, 149]
- Phan Bội Châu rất quan tâm đến vấn đề con người “Cùng thời với Phan Bội Châu, không thấy ai đả động đến vấn đề con người nhiều bằng Sào Nam, riêng điều ấy cũng đủ chứng tỏ tư tưởng của ông cao hơn tư tưởng nhiều bạn đồng chí của mình”[23, 131]. Ông chủ trương xây dựng nền giáo dục quốc dân, chú ý đến việc giáo dục binh lính và phụ nữ, giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, ý thức tự cường dân tộc cho mọi người. Tuy không tránh khỏi những hạn chế nhất định song những tư tưởng đó đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng đó đã từng dấy lên các phong trào Duy Tân, Đông Du diễn ra khá sôi nổi trong hai thập niên đầu của thế kỷ XX, nhằm nâng cao dân trí, chân hưng dân trí, vun đắp nhân tài. Tư tưởng đó đã góp phần đưa Việt Nam hòa nhập với trào lưu chung của khu vực và thế giới, đến nay “vẫn còn sức tỏa sáng, có giá trị lý luận và thực tiễn, ý nghĩa thời sự” [26, 191]
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2 của luận văn, tác giả tập trung làm rõ quá trình vận động, phát triển, chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu. Sự chuyển biến bắt đầu từ một nhà nho truyền thống nhờ tiếp thu Tân văn, tân thư (cốt lõi là học thuyết Đacuyn xã hội) chuyển biến thành nhà nho Duy tân; trong phương pháp cách mạng đi từ đoàn kết dân tộc sang tranh thủ ngoại lực, từ chủ trương bạo động sang đấu tranh ôn hòa; trong mô hình nhà nước từ quân chủ đến quân chủ lập hiến, nền dân chủ cộng hòa; về thủ lĩnh chính trì từ chỗ chưa đề cao đến coi trọng vai trò của nông dân trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc…Sự chuyển biến ấy gắn liền với sự biến đổi của bối cảnh xã hội Việt Nam cũng như tình hình thế giới. Sợi chỉ đó xuyên suốt sự chuyển biến ấy chính là chủ nghĩa yêu nước, là lòng yêu nước thương dân, là khát vọng cứu dân cứu nước thoát khỏi lầm than nô lệ của Phan Bội Châu. Tuy những nỗ lực cứu nước không thành công song không thể phủ nhận đóng góp, vai trò của của tư tưởng chính trị Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc. Phan Bội Châu hoàn thành vai trò xuất sắc trong việc chuyển tiếp giai đoạn cách mạng, để từ đó các nhà yêu nước Việt Nam sau này tiêu biểu là Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng, phát triển giành thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của các thế lực thực dân, đế quốc.
KẾT LUẬN
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Trong lúc tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động mạnh mẽ thì Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong chế độ phong kiến, trở thành thuộc địa dưới sự đô hộ của người Pháp. Chính sự biến đổi của đời sống hiện thực ấy đã tạo nên quá trình chuyển biến tư tưởng của tầng lớp Nho sĩ đầu thế kỷ XX như một tất yếu lịch sử, một bước phát triển mới trong lô gic vận động phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng và lịch sử tư tưởng phương Đông nói chung; là kết quả của mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại; trong nước và ngoài nước; khách quan và chủ quan. Đây được coi là một kiểu phản ứng tích cực, một kiểu ứng phó của trí thức Việt Nam trước sự lạc hậu, bảo thủ của tư tưởng phong kiến và sự thống trị, xâm lược của đế quốc phương Tây.
Lịch sử dân tộc Việt Nam hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi và hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu. Là nhà cách mạng trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thời đại cũ và mới, tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố dân tộc và thời đại, luôn vận động, biến đổi phù hợp với điều kiện thực tế. Điều đó thể hiện sự nhạy bén trong tư duy chính trị của Phan Bội Châu. Từ một nhà Nho yêu nước, trước những bất cập, hạn chế của hệ tư tưởng Nho giáo trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc, Phan Bội Châu đã chủ động tiếp nhận tư tưởng phương Tây thông qua tân thư, tân văn Trung Quốc và Nhật Bản “chuyển từ lập trường quân chủ sang dân chủ cộng hòa và cuối đời đã tiến đến gần hệ chủ nghĩa xã hội mặc dù mới chỉ bằng cảm tính” [61, 169]. Nhìn chung, sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu gắn liền với sự biến đổi của xã hội Việt Nam và bối cảnh tình thế giới, gắn liền với một quá trình trải nghiệm với nhiều hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng; trải qua nhiều nấc thang nhận thức khác nhau; có cả thành công lẫn thất bại song cái đích cuối cùng của sự chuyển
biến ấy chính vẫn là một lòng yêu nước, khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lăng của các thế lực ngoại xâm, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hùng mạnh, có quan hệ bang giao rộng rãi. Đây chính là yếu tố quan trọng khẳng định cũng như làm nên tầm vóc vĩ đại của nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu. Nội dung sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu được thể hiện trên rất nhiều phương diện trong đó nổi bật phải kể đến sự chuyển biến về con đường và phương pháp cứu nước, về chính thể nhà nước, về thủ lĩnh chính trị....Xét đến cùng, sự chuyển biến đó không phải diễn ra một các tuỳ tiện mà nó được xây dựng trên một nền tảng triết học vững chắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, với một mục đích duy nhất đó là tự do cho tổ quốc, hạnh phúc cho đồng bào.
Mặc dù với sự chuyển biến tư tưởng chính trị đó đã đem lại cho cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu “..một trăm lần thất bại mà không một lần thành công” . Song điều đó không thể phủ nhận công lao, cống hiến to lớn của cụ đối với lịch sử dân tộc, Người đã cho “...thế giới thấy rằng dân tộc Việt Nam luôn luôn đấu tranh chống xâm lăng mà không thể diệt vong được” [34, 30]. Tư tưởng chính trị của ông được coi là “bản lề nối liền giữa truyền thống và hiện đại, là sự tích lũy cần thiết chuẩn bị cho bước nhảy vọt tất yếu trong tiến trình phát triển tư tưởng của dân tộc”, “là luận cứ để chứng minh cho tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[26, 197]. Đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh “chúng ta không quên cống hiến của các vị tiền bối yêu nước trong đó có nhà chí sĩ, nhà văn hóa lớn, có vị thiên sứ Phan Bội Châu” [24, 20]. Tên tuổi, sự nghiệp của Phan Bội Châu sống mãi với sự phát triển lâu dài, sự trường tồn của đất nước Việt Nam