Con đƣờng tiếp nhận và triết lý cốt lõi của sự chuyển biến trong tƣ tƣởng chính trị của Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 (Trang 41 - 54)

TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM 1925

2.1 Con đƣờng tiếp nhận và triết lý cốt lõi của sự chuyển biến trong tƣ tƣởng chính trị của Phan Bội Châu tƣởng chính trị của Phan Bội Châu

2.1.1 Con đường tiếp nhận và quá trình chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu.

Khi nói về quá trình chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, nhà nghiên cứu Lê Sĩ Thắng đã khái quát “Phan Bội Châu đã đi từ Nho giáo đến chỗ tiếp thu và truyền bá hệ tư tưởng tư sản, rồi đến chỗ tiếp cận chủ nghĩa xã hội. Cụ đã góp phần vào bước tiến của lịch sử tư tưởng Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Nhưng bị lịch sử và bản thân sự hình thành của cụ về mặt hệ tư tưởng hạn chế, lại bị chính quyền thực dân giam lỏng và bao vây, cô lập trong suốt mười lăm năm cuối đời, Phan Bội Châu đã sa vào sự bế tắc về mặt tâm lý và tư tưởng. Cho nên, việc cụ quay trở về Nho giáo (và cả Phật giáo nữa) là điều có thể giải thích và thông cảm được”[73, 225]. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả tập trung vào phân tích các con đường tiếp nhận tạo nên sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị Phan Bội Châu (trước năm 1925).

Trước hết, Phan Bội Châu là một nhà Nho yêu nước, xuất thân từ cửa Khổng sân trình. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, Phan Bội Châu ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với dân tộc, “nhưng khốn thay, thân còn ty tiện, hơi tiếng hèn bé” [13, 18], do vậy trước hết cần phải “cố sức theo đuổi lối văn chương theo thời, mong sao có tiếng tăm với đời để làm chỗ bay nhảy mai sau”[13, 28]. Con đường lập thân bằng văn chương khoa cử của Phan Bội Châu là điều lặp lại mô tuýp của nhà Nho truyền thống với mục đích thành danh để khẳng định mình và giúp ích cho đời. Bản thân Phan Bội Châu cũng đã nhiều lần đi thi do triều đình Nguyễn tổ chức; nhưng mãi đến năm 1900,

ông mới đỗ Giải nguyên kỳ thi hương, từ đây ông đã có cái “hư danh”, “được một cái mặt nạ, tiện mượn để đó che lấp mắt đời” [13, 25], lúc đó lại không còn nặng gánh chuyện gia đình, toàn tâm toàn ý “bắt tay vào những kế hoạch thực hành cách mạng” [13, 25], để được phát triển chí nguyện của mình.

Thất bại trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đã “thể hiện sự thất bại của thế giới quan Nho giáo”, “gây nên cuộc khủng hoảng về ý thức hệ và tạo nên sự phân hóa đội ngũ của trí thức Nho học” [25, 37], “thôi thúc các sĩ phu yêu nước của các thế hệ tiếp theo tìm hệ tư tưởng mới, chủ trương mới, con đường mới giải phóng dân tộc” [25, 38]. Trong bối cảnh đó, cùng với những biến động to lớn của tình hình thế giới, Phan Bội Châu đã vượt qua giới hạn của một nhả Nho truyền thống, mở lòng mình đón nhận những luồng tư tưởng mới, tiến độ của thời đại: tư tưởng dân chủ tư sản thông qua Tân thư.. Tân thư “đã góp phần tạo nên một luồng sinh khí, một sự lên men mới về mặt tư tưởng đối với các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ, trong đó có Phan Bội Châu” [26, 43], “trở thành cơ sở tư tưởng cho sự nghiệp cứu nước của họ”[65, 24]. Trong khoảng 20 năm bôn ba nước ngoài là điều kiện để Phan Bội Châu không ngừng tìm hiểu, học học, mong muốn tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc và canh tân đất đất nước. Được tiếp xúc với nhiều trào lưu tư tưởng phương Tây, ông thấy “đầu óc tai mắt mình mới bắt đầu biến đổi” [5, 71], ông hăng hái tiếp nhận những nguồn tư tưởng mới như tiến hóa luận, tự do, bình đẳng bác ái, dân trí, dân quyền….của các nhà tư tưởng như Xpenxơ, Môngtexkiơ, Vôn te, Rút xô….Có thế nói “Phan Bội Châu đã tiếp thu tưởng triết học Tây phương để bồi đắp cho thế giới quan của mình thêm khoa học và cách mạng” [21, 496].

Dưới ảnh hưởng của Tân thư mà trực tiếp nhất là học thuyết tiến hóa của Đácuyn, Phan Bội Châu đã lý giải mới về nguyên nhân mất nước “Than ôi, nước ta sở dĩ đến nỗi mất nước, không phải người khác làm mất nước ta, mà do nước ta tự làm mất nước ta vậy” [4, 246]. Sở dĩ nước Pháp mạnh, xâm

chiếm nước ta làm thuộc địa là do họ văn minh hơn nước ta. Trong thời đại “kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu này” [4, 190], “thời đại tạo vật đào thải những kẻ ngu đần yếu kém”, muốn đánh được Pháp thì dân tộc Việt Nam phải văn minh, phải có sức mạnh ngang với Pháp: Nếu người nước ta được khai hóa thì nhất định đoàn thể sẽ được củng cố, trình độ sẽ ngày càng được nâng cao. Nếu liên kết sức mạnh của nghìn vạn người thành nguồn sức mạnh, gộp chung của cải, liên kết tâm chí của nghìn vạn người thành tâm chí thì trong thiên hạ chẳng có việc gì khó. Quan niệm “văn minh”của Phan Bội Châu ở đây không phải chỉ ở yếu tố khía cạnh vật chất mà bao hàm cả yếu tố tinh thần bên trong. Đó là tinh thần yêu nước, lòng dân, “trình độ của quốc dân”. Từ đó, ông kêu gọi sự tự cường dân tộc – coi đây là nguồn sức mạnh quyết định sự chiến thắng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn quyết liệt “Bởi vì tự cường thì khí thế mình mạnh, khí thế mạnh thì chuyển yếu thành mạnh. Ỷ lại người ngoài thì thì khí thế yếu, khí thế yếu thì mạnh hóa yếu”[5,142]. Cho nên, “dân trí phải được mở mang, dân khí nên gấp được bồi dưỡng để làm nền tảng cho việc cứu quốc”[6,168]. Đây thực sự là bước tiến vượt bậc, đánh dấu Phan Bội Châu trở thành nhà Nho mang tư tưởng dân chủ tiến bộ. Và đây cũng chính là yếu tố chủ đạo chi phối phương pháp của Phan Bội Châu.

Xác đinh “khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh” là con đường tất yếu để tiến tới xây dựng một nước Việt Nam duy tân theo hướng văn minh. Tuy nhiên, điều kiện trước mắt đầu tiên là phải giành lại độc lập cho đất nước. Phan Bội Châu xác định kẻ thù của dân tộc ta cần phải đánh đổ chính là thực dân Pháp. Bởi “nói tóm lại, chính sách của người Pháp dùng để cai trị thật độc ác, có nhiều điều, bút không thể tả xiết. Chỉ có thể nói gọn một câu: họ không cai trị người Việt Nam bằng nhân đạo, mà bằng quỷ đạo, thú đạo” [5,556]. Chính nhận thức này đã tạo nên sự khác biệt trong phương pháp cách mạng của Phan Bội Châu với nhà yêu nước cùng thời Phan Châu Trinh “Cụ muốn đánh đổ quân chủ mà cốt vun trồng nền tảng dân quyền, hay dựa vào Pháp mà

đánh đổ quân chủ. Còn ý tôi, thì trước muốn đánh đổ người Pháp, chờ lúc nước nhà độc lập rồi mới bàn đến việc khác. Đương lúc đánh nhau phải lợi dụng quân chủ” [13, 73]. Do vậy “xuất phát từ thuyết cạnh tranh sinh tồn, Phan Bội Châu xác định phải dùng bạo lực để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Xuất phát từ thuyết dân chủ, Phan Châu Trinh xác định trước hết phải lật đổ vua quan “Ỷ Pháp cầu tiến”, đấu tranh bằng phương pháp hòa bình” [52, 30]. Phan Bội Châu không phản đối phương pháp của Phan Chu Trinh, cho rằng phương pháp đó nên áp dụng ở một thời gian khác. Trong thư gửi Phan Chu Trinh, ông viết “Rồi đây, mươi mười lăm năm nữa, huynh ông sẽ đưa ra cái thuyết đó ra thì người đầu tiên đứng cạnh huynh ông để mà vỗ tay hoan hô sẽ là tôi đây. Huynh ông nghĩ xem, mặt tôi có thể làm tôi đòi, làm chó săn đâu” [4, 272]. Phan Bội Châu nhận thấy muốn đánh được kẻ địch cần phải có một sức mạnh lớn hơn kẻ địch. Sức mạnh đó, Phan Bội Châu tìm ở trong nước không thấy, nên ông đã vượt ra phạm vi của đất nước, mà tìm một nguồn sức mạnh ở một nước khác, một nước đồng văn đồng chủng vừa mới đánh thắng một cường quốc Châu Âu to như nước Nga, nước ấy chính là Nhật Bản. Chính vì vậy, Phan Bội Châu đã đưa Kỳ ngoại hầu Cường Để làm hội chủ hội Duy tân nhằm thu phục nhân tâm, hô hào kêu gọi sự ủng hộ về vật chất của nhân dân trong nước; đồng thời lấy danh nghĩa đó để đi đặt vấn đề cầu viện với nước ngoài. Mục đích chính của Duy tân hội chính là “đánh đổ chính phủ Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết quân chủ lập hiến” [13, 70]. Ngày đầu đến nước Nhật, thông qua việc tiếp xúc với Lương Khải Siêu và nhờ ông giới thiệu với những người Nhật Bản có thế lực, Phan Bội Châu đã hiểu được rằng để xin được viện trợ của Chính phủ Nhật đã khó, để có được vũ khí lại càng khó hơn. Mặc dù mục đích ban đầu không đạt được, Phan Bội Châu vẫn không rời Nhật Bản mà quyết tâm khởi sự bằng phong trào Đông Du. Nhờ sự giúp đỡ của những người Nhật có thế lực, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào Đông Du để đào tạo bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho cuộc

cách mạng vũ trang trong nước và xét về phần nào đó, có khía cạnh học tập nền văn minh của Nhật Bản. Phong trào Đông Du đánh dấu “một cuộc đổi mới về tư duy yêu nước”, “một hành động mang tính đột phá, mở cửa hướng ra ngoài để học hỏi, tiếp nhận những cái mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam” [37, 81]. Mặc dù thất bại nhanh chóng trước sự đàn áp của kẻ thù, nhưng trên thực tế phong trào Đông Du có một ý nghĩa và giữ một vị trí quan trọng trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, “xét về mặt phong trào đã giữ vị trí chuyển tiếp giữa phong trào cách mạng kiểu cũ sang phong trào cách mạng kiểu mới; đứng về mặt con người đã giữ vai trò chuyển giao thế hệ, vừa kết thúc thời kỳ cũ lại vừa mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam” [37, 83]

Sau khi bị trục xuất ở Nhật thì cái mộng cầu viện nước ngoài của Phan Bội Châu đã tan vỡ; đến khi cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công, “cục diện đã thay đổi” nên “mới đề xuất nghị án giữa công chúng là đổi chủ nghĩa quân chủ làm dân chủ” [13,151]. Ông về Trung Quốc và thành lập Việt Nam Quang Phục hội với tôn chỉ độc nhất là “Khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam cộng hòa dân quốc” [13, 151]. Khi thành lập, ông “chỉ ước ao cho có võ trang cách mạng được thực hiện, làm oanh liệt một phen gọi bằng tìm được một cách chết là được” [13, 159], cho nên “Kịch liệt bạo động cũng từ đây mà thực hiện” [13, 165]. Mấy người hội viên của Việt Nam Quang phục hội theo lệnh của ông mang bom đạn về nước để trị những tên cường quyền, ác bá để kích động nhân tâm. Những “Ai ngờ đến lúc kết quả thì có đúng gì đâu” [13, 166]. Sáu viên tạc đạn về Bắc kỳ cũng không tiêu diệt được “lãnh tụ cường quyền” nào mà chỉ diệt được tên Tuần phủ Thái Bình và Tây buôn hàng cơm. Trong lúc đó, cách mạng Tân Hợi cũng gặp khó khăn và thất bại nên chỗ dựa ở ngoài không có gì là vững chắc. Thất bại này đến thất bại khác, làm cho Phan Bội Châu hoang mang. Ông thấy tự mình không sao gây được một sức mạnh, nên đến lúc nghe Đức tiến công Pháp thì muốn lợi dụng thế giặc bị yếu

mà đánh một đòn. Nhưng rồi Trung Hoa, Nhật Bản, Xiêm la kế tiếp tuyên chiến với Đức làm cho ông thấy thế mình càng cô

“Đã khách không nhà trong bốn bể Lại người có tội giữa năm châu”.

Chính trong lúc khủng hoảng đó, thực dân Pháp nhân cơ hội đưa cái thuyết của phái tư sản cải lương mới chớm nở lên muốn dựa vào Pháp mà làm ăn yên ổn; họ sợ cách mạng làm đảo lộn tình hình, nhưng họ muốn một vài cải lương cho họ có đôi chút tự do, Phan Bội Châu cũng muốn tạm thời “tương kế, tựu kế” nghĩ rằng nếu vì chính sách đuề huề mà thực dân Pháp đối xử với nhân dân Việt Nam cho bình đẳng hơn trước, thì cũng là một việc làm có lợi ích chung. Ông “tính đổi phương châm, chú lực vào phương diện làm sao cho quốc dân ngày càng thêm tiến bộ, nhưng nghĩ rằng nếu muốn cho trình độ quốc dân ngày càng thêm tiến bộ, thời phải bắt tay lo về đường giáo dục mới được, mà muốn cải lương sự giáo dục, nếu không có thợ hay thầy giỏi, thời cậy ai chỉ vẽ? Người Đại Pháp chính là những bậc thầy thợ tình cờ gặp ở cõi Á Đông này” [61, 166]. Ông đã đề ra thuyết “Pháp Việt đuề huề”. Khi biết được dã tâm thực sự của thực dân Pháp, ông đã kiên quyết cự tuyệt bởi “ý nghĩa đuề huề mà tôi đưa ra, đối với cái đuề huề của người Pháp, hai bên khác nhau như nước với lửa” [13, 188]. Việc Phan Bội Châu nêu ra thuyết Pháp Việt đuề huề khiến nhiều người ngạc nhiên “cái thuyết đuề huề sao lại từ miệng Phan Bội Châu mà ra” [45, 179]. Đây được coi là bước tụt lùi, thể hiện sự dao động về lập trường tư tưởng của Phan Bội Châu, ít nhiều cũng đã gây ra những tác hại nhất định cho phong trào cách mạng. Tuy nhiên, sự thụt lùi, dao động ấy càng khẳng định một chân lý “chỉ có bằng cách mạng, người ta mới có thể có một chính phủ tốt hơn, một tổ chức xã hội tốt hơn” [2]

Giữa lúc Phan Bội Châu đang trong giai đoạn bế tắc gặp phải những mẫu thuẫn dường như không thể giải quyết được, thì tình hình trong nước và

thế giới có nhiều chuyển biến, nhất là thành công của cuộc cách mạng tháng Mười Nga báo hiệu một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người. Sự kiện ấy đã thức tỉnh Phan Bội Châu “May thay, Đương giữ lúc khói đục mây mù mà thình lình có một trận gió xuân thổi tới; chính giữa lúc trời khuya đất ngủ, thình lình có một tia thái dương mọc ra. Trận gió xuân ấy, tia thái dương ấy chính là chủ nghĩa xã hội” [7, 132]. Chính trong lúc bế tắc về đường lối cứu nước, Phan Bội Châu đã bắt gặp được ánh sáng của cách mạng Tháng Mười. Ông mới nảy tính hiếu kỳ muốn nghiên cứu chân lý đảng cộng sản. Cuối năm 1920, nhờ có Thái Nguyên Bồi – Hiệu trưởng trường Đại học Bắc Kinh giới thiệu, ông đã đến tận đại bản doanh của nước Nga đỏ tại Bắc Kinh gặp đại sứ Nga để trao đổi chính kiến. Ngay buổi tiếp xúc đầu tiên, Phan Bội Châu đã rất cảm tình với đại diện chính quyền Xô viết “Trong khi người Nga nói chuyện với tôi, tỏ ra thái độ hòa nhã, thành thật, lời nói cũng như nét mặt lúc mạnh dạn, lúc dịu dàng” [13, 190]. Phan Bội Châu khẳng định cuộc cách mạng tháng Mười Nga “rõ ràng là một cuộc cách mạng triệt để chân chính” [7, 314] và cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng này “Người nước ta không nói cách mạng thì thôi, chứ nói cách mạng thì phải bắt tay vào làm cách mạng xã hội” [7,214]. Phan Bội Châu nhận thấy “chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa muốn cho tất cả loài người ai ai cũng được tự do và hạnh phúc. Mục đích của chủ nghĩa xã hội tóm tắt chỉ có bấy nhiêu mà thôi” [9, 134]. Tuy nhận thức của Phan Châu chưa hoàn toàn chính xác về cách mạng vô sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng đã tiến bộ rất nhiều, khác hẳn với thời kỳ hoạt động Duy tân hội (1904) hay buổi đầu của Việt Nam Quang Phục hội (1912). Đến đây có thể nói “cụ Phan đã vượt qua được chặng đường mò mẫm, bế tắc, tiến sát gần đến chủ nghĩa của thời đại: làm cách mạng xã hội chủ nghĩa” [61, 141]

Tinh hình cách mạng Liên xô, Trung Quốc và tình hình trong nước ít nhiều đều có ảnh hưởng đến tư tưởng Phan Bội Châu. Chính vào lúc đó thì

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)