NỘI DUNG SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 (Trang 41)

TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM 1925

TRỊ CỦA PHAN BỘI CHÂU TRƢỚC NĂM 1925

Khi nói về quá trình chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, nhà nghiên cứu Lê Sĩ Thắng đã khái quát “Phan Bội Châu đã đi từ Nho giáo đến chỗ tiếp thu và truyền bá hệ tư tưởng tư sản, rồi đến chỗ tiếp cận chủ nghĩa xã hội. Cụ đã góp phần vào bước tiến của lịch sử tư tưởng Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Nhưng bị lịch sử và bản thân sự hình thành của cụ về mặt hệ tư tưởng hạn chế, lại bị chính quyền thực dân giam lỏng và bao vây, cô lập trong suốt mười lăm năm cuối đời, Phan Bội Châu đã sa vào sự bế tắc về mặt tâm lý và tư tưởng. Cho nên, việc cụ quay trở về Nho giáo (và cả Phật giáo nữa) là điều có thể giải thích và thông cảm được”[73, 225]. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả tập trung vào phân tích các con đường tiếp nhận tạo nên sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị Phan Bội Châu (trước năm 1925).

Trước hết, Phan Bội Châu là một nhà Nho yêu nước, xuất thân từ cửa Khổng sân trình. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, Phan Bội Châu ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với dân tộc, “nhưng khốn thay, thân còn ty tiện, hơi tiếng hèn bé” [13, 18], do vậy trước hết cần phải “cố sức theo đuổi lối văn chương theo thời, mong sao có tiếng tăm với đời để làm chỗ bay nhảy mai sau”[13, 28]. Con đường lập thân bằng văn chương khoa cử của Phan Bội Châu là điều lặp lại mô tuýp của nhà Nho truyền thống với mục đích thành danh để khẳng định mình và giúp ích cho đời. Bản thân Phan Bội Châu cũng đã nhiều lần đi thi do triều đình Nguyễn tổ chức; nhưng mãi đến năm 1900,

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)