Một số phƣơng diện chính của sự chuyển biến

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 (Trang 54 - 85)

2.2.1 Về nguyên nhân mất nước và phương hướng cứu nước

Sự thất bại của phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là phong trào Cần Vương đã “đặt ra cho các nhà Nho cấp tiến thuộc thế hệ của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can… nhiệm vụ hết sức nặng nề: phải đưa ra một cách giải thích mới về nguyên nhân mất nước để trên cơ sở đó đề xuất, luận giải và thực hành những con đường cứu nước mới dựa trên một triết lý chính trị mới” [66, 289]. Triết lý chính trị mới ở đây theo Giáo sư Shiraishi Masaya (Nhật Bản) chính là học thuyết Đác uyn về tiến hóa xã hội mà Phan Bội Châu và các nhà yêu nước tiếp thu được thông qua Tân thư. Ông cho rằng “Đối với người Việt Nam, học thuyết Đác uyn đã trở thành lý luận giải thích nguyên nhân khiến họ bị mất chủ quyền quốc gia. Nó cũng trở thành lý luận đem lại lời cảnh báo rằng cứ giữ nguyên tình trạng này thì họ sẽ hoàn toàn thất bại trong cạnh tranh sinh tồn và ngay đến cả sự tồn tại của dân tộc cũng sớm muộn lâm vào nguy cơ” [48, 456]. Chính vì “dựa trên thế giới quan và nhân sinh quan mới này mà Phan Bội Châu và các nhà nho cấp tiến đầu thế kỷ XX đã đưa ra một cách lý giải mới về nguyên nhân mất nước và do đó đề xuất những con đường cứu nước hoàn toàn mới” [68, 213]

Vốn rất tự hào về con người Việt Nam vốn thuộc dòng tuấn kiệt, “nòi giống anh hùng”, “tinh anh”; về truyền thống đấu tranh kiên cường, quật khởi của đã từng bao phen làm cho kẻ địch xâm lược phải kinh hồn bạt vía. Thế nhưng trước sự thất bại trong cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của thực dân Pháp, Phan Bội Châu chợt bừng tỉnh “Ngồi ngẫm nghĩ về lý do vì đâu nước ta mất nước, vì đâu dân ta khốn khổ, thì thấy có hai nguồn cơn là ngu là hèn”. Ông nhận thấy “Nhìn chung lại nước ta bị diệt vong do rất nhiều điều tồi tệ, tội nhiều không kể xiết, nhưng trong đó có bốn cái tội lớn:

Hai là nội trị hủ bại Ba là dân trí bế tắc

Bốn là vua tôi trên dưới tự tư tự lợi (Việt Nam quốc sử khảo)

Và cái tội lớn cuối cùng ở đây đã được chi tiết hóa trong Hải ngoại huyết thư như sau:

Nước ta mất nước vì đâu Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân

Một là vua sự dân chẳng biết Hai là quan chẳng thiết gì dân

Ba là dân chỉ biết dân

Mặc quân với nước, mặc thần với ai” [8, 161]

Trong nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân mất nước, Phan Bội Châu cùng “các nhà nho cấp tiến đã khẳng định rằng nền giáo dục Nho học sai lầm chính là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm mất nước” [68, 290]. Phan Bội Châu đã chỉ rõ “Các triều đình chuyên chế đã dùng khoa cử làm cái bẫy ràng buộc hào kiệt, tai mắt xóm làng cũng chỉ chuyên chú đến trường thi, làm cho người ta sinh ra từ tám tuổi trở lên đã vùi đầu, mờ mắt vì cái ngục tù bát cổ thi phú. Tiếng là văn sĩ, chứ thực ra chỉ là một vật chết không biết cái gì, cũng không làm được trò gì”, “Hoàn cảnh tối tăm đã chôn vùi biết bao nhiêu thanh niên tuấn kiệt: thiệt là đáng buồn” [5, 106]. Ngay chính bản thân vua Minh Mệnh cũng đã nhận thấy tình trạng bi đát, lỗi thời của lối học khoa cử này: “Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm. Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay văn cử nghiệp chỉ theo nguyên sáo, tôn bốc lẫn nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó, khoa trư-

ờng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào nhân tài chẳng mỗi ngày một kém. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại” [69, 310]

Khi đề cập tới phạm trù mất nước, Phan Bội Châu liên tưởng ngay đến vấn đề diệt chủng “Chúng ta mất nước đã 30 năm rồi, nòi giống bị tiêu diệt 6,7 phần mười” [4, 265], dự báo “vài mươi năm sau, con cháu chúng ta sẽ bị tuyệt diệt, mồ mả chúng ta sẽ bị hoang tàn” [4, 266], đến lúc đó “nòi giống ta biết có còn không”. Trong lúc này, vấn đề tồn vong của dân tộc là vấn đề lớn nhất “nước mất, nòi giống bị tiêu diệt” [4, 266]. Trên cơ sở lý luận “Dị tộc bất tương dung” (giữa các chủng tộc khác nhau thì không có sự dung hòa, trái lại tất yếu phải cạnh tranh quyết liệt với nhau), Phan Bội Châu nhấn mạnh để bảo vệ cái “giống vàng” “tinh anh” của mình, để có thể “tranh hùng với dị tộc, làm cho dị tộc phải kinh sợ”, dân tộc Việt Nam không có con đường nào khác ngoài việc đứng lên đấu tranh một mất một còn với kẻ thù bằng thủ đoạn bạo động và theo quy luật sinh tồn thì ưu thắng liệt bại, mình không tiêu diệt được đối phương thì đối phương sẽ tiêu diệt mình, nhất quyết không bao giờ có sự dung hòa, thỏa hiệp. Trong tác phẩm Tân Việt Nam, Phan Bội Châu có viết “Trong trường cạnh tranh xâu xé, lòng người dữ như rắn, chim chiện đuổi chim sẻ, con tấy đuổi con cá, có ai là miệng Phật đâu” [4, 270]. Trong Việt Nam quốc sử khảo (1908), ông lại viết “Mạnh được, yếu thua, thịt kẻ yếu là món ăn của người mạnh. Anh không tiêu diệt được người ta thì người ta sẽ tiêu diệt anh” [4, 448]. Do đó, ông kêu gọi đồng bào ta không nên ngồi chịu chết mà muốn sống thì phải vùng lên “nhất định phải tiêu diệt cho hết bọn quỷ trắng kia. Tất cả đồng bào ta chỉ có mỗi một con đường đó mà thôi” [4, 462]

Để lý giải và cổ vũ cho đường lối bạo động cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã dựa vào thuyết tiến hóa xã hội của Đác uyn. Học thuyết tiến hóa xã hội của Đác uyn được du nhập vào Nhật Bản và Trung Quốc qua Tân thư rồi bằng nhiều con đường khác nhau đã len lỏi vào Việt Nam. Khi tiếp xúc

với Tân thư, Phan Bội Châu nhận thấy “Hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, xã hội chỉ là xã hội nô lệ mà cái họa diệt chủng đã bức sau lưng ta buộc chúng ta phải nghĩ đến một thứ triết học chuyên về tồn chủng” [6, 193]. Mặc dù tiếp thu tư tưởng của học thuyết tiến hóa xã hội của Đác uyn song Phan Bội Châu không hoàn toàn tiếp nhận học thuyết đó như một thứ lý thuyết thất bại định mệnh. Tức là không chấp nhận lập luận cho rằng người Pháp sinh ra vốn là ưu tú về mặt nhân chủng còn người Việt Nam sinh ra vốn hèn kém, do đó người Việt Nam bị người Pháp thuộc địa hóa như một định mệnh tất yếu. Phan Bội Châu cũng nói đến sự cạnh tranh nhưng “không phải là nhằm đào thải kẻ yếu cùng một chủng tộc như tiến hóa luận, thực chứng nêu lên, mà đoàn kết người cùng chủng, cùng tộc để cạnh tranh với người ngoại tộc, ngoại chủng để đào thải kẻ thù của Tổ quốc” [26, 171]

Phan Bội Châu chỉ ra đặc điểm của “Cuộc cạnh tranh của thế giới hiện nay, tri thức với kinh tế chiếm một phần rất lớn, còn dũng lực chỉ là một bộ phận mà thôi” [5, 468], tức là chiến thắng tất yếu sẽ thuộc về những dân tộc nào có tri thức cao hơn. Thực lực, sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc nằm ở dân trí, dân khí và nhân tài. Cho nên, dân tộc Việt Nam muốn thoát khỏi họa diệt chủng thì phải không ngừng vươn lên bằng tài năng trí tuệ của chính mình “Gương tri thức ta nếu không mài cho trong còn ai là người mài hộ; đèn tri thức ta nếu ta không khêu cho rạng; còn ai là kẻ khêu giùm?... Dùng sức đầu óc mình thề đua đuổi với bạn văn minh, dùng cái sức tự động của mình, mà mở mang lấy tri thức mình” [6, 94]. Tuyệt đối không được ảo tưởng, trông chờ vào chính sách “khai hóa văn minh” của người Pháp, bởi “Nó mở trường học Pháp Việt, nhưng cái gọi là trường Pháp Việt này, nó cũng chỉ dạy cho biết sơ sơ chữ Pháp, dịch được qua loa tiếng Pháp, đã coi là đủ rồi. Còn như là điện học, hóa học, binh học, thương học người Pháp có đặt ra một khoa học nào đâu. Giẫm đạp cả cố cung, cày bừa cả cấm địa, để làm trường canh nông, trường bách nghệ, người Pháp chỉ khoái trá về chỗ nó làm mất chí khí người

nước ta mà thôi. Còn nói nông học có nghiên cứu gì, công nghệ có bày vẽ gì thì đối với sự tinh vi của Dương học kia, người Pháp cứ để mặc cho người nước ta đui điếc mà thôi. Cách làm cho ta ngu, ta yếu nó chỉ sợ ta không càng ngày càng ngu hơn, càng ngày càng yếu hơn mà thôi” [4, 192]

“Pháp kia nó tính đã sành

Cái điều diệt chủng thôi đành chẳng sai” Cho nên

“Nay còn lúc giống người chưa hết Chữ tự cường nên biết khuyên nhau” [61, 391]

Bằng sự tổng kết lịch sử và hoạt động thực tiễn của mình, Phan Bội Châu kết luận “Nhìn ra khắp bốn bể, năm châu, xưa nay chưa có nước nào yếu mà không mất, cũng chưa nước nào mà không diệt. Nước ta ngày nay phải nói rằng dựa vào nước khác là không được rồi, ta muốn cho khỏi mất phải lo tự tồn, ta muốn khỏi diệt phải lo mà nối lại. ta không tự tồn thì ai cũng có thể làm mất được ta; ta không tự nối lại thì ai cũng có thể diệt ta” [5, 590]. Tức là muốn tồn tại thì phải tự thân vận động để tự khẳng định mình, bồi dưỡng thực lực của chính mình, khi đó yếu sẽ dần dần thành mạnh. Còn nếu chỉ biết thụ động ngồi chờ, ỷ lại sức mạnh bên ngoài thì mạnh sẽ dần thành yếu. Ông ví “những kẻ có tính ỷ lại”, “những kẻ bạc nhược không có tính tự cường” là “dã man”. Phan Bội Châu kêu gọi dân tộc Việt Nam hãy biết phát huy tinh thần tự cường dân tộc, bởi “Rõ ràng ỷ lại vào người ngoài thì không bằng tự cường lấy ta…Tự cường thì khí thế mình mạnh, khí thế mạnh thì chuyển yếu thành mạnh.Ỷ lại người ngoài thì khí thế yếu, khí thế yếu thì hóa mạnh thành yếu. Nếu như nước ta trong 50 năm về trước bỏ được hẳn tư tưởng “thờ nước lớn”, biết bồi dưỡng cơ sở độc lập, biết phát triển cái căm uất thành sức mạnh, cùng người khác tranh thắng thì đâu đến nỗi như ngày hôm nay” [4, 142]. Tình hình nước ta hiện nay “của cải chưa phải đã cạn kiệt, lực

lượng chưa phải đã kiệt quệ”, “nếu phấn phát mưu đồ tái sinh” thì có thể làm cho mình mạnh lên.

Phan Bội Châu đã sớm ý thức được rằng: sức mạnh của dân tộc sẽ được phát huy và nhân lên gấp bội trên cơ sở dân trí được mở mang, nhân tài được vun đắp, phát huy đầy đủ và đây là một trong những nhiệm vụ cần kíp của sự nghiệp cứu quốc. Một nước không biết tự cường thì không xứng đáng được hưởng độc lập tự do, mà muốn tự cường được thì dân tộc đó không còn con đường nào khác là phải mở mang, nâng cao trình độ dân trí. Nhân tài là một trong những thực lực quan trọng đảm bảo sự thắng lợi lâu dài và phát triển bền vững của đất nước. Thấy rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nhân tài, Phan Bội Châu đã thiết tha kêu gọi toàn dân góp tiền của để chọn người cử đi du học và khuyến khích du học tự túc. Và chính ông là người đã khởi xướng Phong trào Đông Du (1905 - 1908) nhằm đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước có tư tưởng tiến bộ sang Nhật để học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật để quay về phục vụ sự nghiệp khôi phục nền độc lập của non sông đất nước. Ngay trong khoảng thời gian từ năm 1925 trở về trước, Phan Bội Châu đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để viết các bài hát, các bức thư kêu gọi mọi người du học để gây dựng nhân tài giúp ích cho đất nước như Khuyến quốc dân tự trợ du học văn, Đề tỉnh hồn quốc dân. Và trong suốt 15 năm cuối đời ở Huế, hầu hết các tác phẩm của ông đều bàn về vấn đề bồi dưỡng nhân tài. Trong tác phẩm Khổng học đăng, ông viết “Thời bao nhiêu sự nghiệp to lớn thảy ở tay bình dân làm nên; mà bình dân sở dĩ làm được sự nghiệp lớn tất trước phải có giáo dục” [12, 173]. Như vậy, với Phan Bội Châu sự tồn vong và hưng thịnh cuả đất nước phụ thuộc vào sự nghiệp nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Tư tưởng đó đến nay vẫn còn mang ý nghĩa thời sự sâu sắc.

2.2.2 Phương pháp đấu tranh giải phóng dân tộc

Từ thực tiễn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đầu thế kỷ XX ở Việt Nam cho thấy đã hình thành hai khuynh hướng cơ bản: khuynh hướng bạo động và cải lương. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, dù đi theo khuynh hướng quân chủ, quân chủ lập hiến hay dân chủ tư sản thì đường lối đấu tranh thiên về vũ trang bạo động là tư tưởng xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu (Nhà nghiên cứu Chương Thâu coi đây là hạt nhân tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu). Sở dĩ Phan Bội Châu lựa chọn con đường vũ trang bạo động xuất phát từ ảnh hưởng của thuyết tiến hóa xã hội của Đác uyn, dựa trên lý luận “Dị tộc bất tương dung”, suy ra trong thế giới cạnh tranh “Việt Pháp bất tương dung” [5,127]. PGS Lê Sĩ Thắng đã viết “Phan Bội Châu thì tập trung vào nhiệm vụ phản đế, do vậy mà say mê thuyết cạnh tranh sinh tồn…Xuất phát từ thuyết cạnh tranh sinh tồn, Phan Bội Châu xác định phải dùng bạo lực để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân”[52, 30]. Mặt khác, xuất phát từ đường lối chính trị phản động, đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam “Nói tóm lại, chính sách của chính phủ Pháp dùng để cai trị người Việt Nam thật là độc ác, có nhiều điều, bút không thể tả xiết, giấy cũng không chép hết được. Chỉ có thể nói gọn một câu: họ không cai trị người Việt bằng nhân đạo mà bằng quỷ đạo, thú đạo” [7, 303] . Cho nên, dân tộc Việt Nam quyết không chịu cúi đầu quỳ gối trước nền chính trị bạo ngược vô nhân đạo của thực dân Pháp mà phải vùng dậy đấu tranh đến cùng với kẻ thù để giành lại độc lập tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Không bao giờ ảo tưởng, trông chờ vào con đường hòa bình để đấu tranh giành độc lập dân tộc mà phải kiên quyết sử dụng bạo lực “để diệt trừ bọn quỷ dữ” mặc dù “vẫn biết bạo động với tự sát đều là việc làm của những kẻ kiến thức hẹp hòi, không biết lo xa, nhưng nếu sự thể buộc tự sát, thà rằng xoay ra bạo động mà chết còn hơn. …. Huống hồ tôi cũng đã suy đi tính lại, lúc này bỏ sự bạo động ra không còn việc gì đáng làm hơn nữa” [8, 48]

Tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu cũng trải qua một quá trình chuyển biến phức tạp. Do “chưa từng trải nhiều”, nhận thức ban đầu về bạo động còn mang dáng dấp của đám anh hùng hảo hán “lục lâm giang hồ” và những người trong đảng Cần Vương: “Cứ bạo động, may ra còn trông được có chỗ thành công” [8, 48] nên đã tiến hành hàng loạt các vụ “ám sát cá nhân” nhằm “gây tiếng vang kinh thiên động địa”. Tuy nhiên, “phải qua nhiều lần gẫy tay rồi mới hay thuốc” [13, 12]. Phan Bội Châu mới nhận ra rằng : vũ lực không thể một sớm một chiều mà thành công được, muốn thành công thì “vây cánh đồ đảng phải đông”, “phải có sức mạnh của nhiều người hợp thành” và “việc làm cho nước nhà độc lập, vững mạnh…không phải một tay, một chân làm nên, mà phải do tâm huyết của nghìn vạn người anh hùng vô danh” [14,

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu trước năm 1925 (Trang 54 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)