Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 32 - 33)

Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước. Năm 1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium

latum tìm thấy ở người Nam Bộ (Việt Nam). Sau đó 10 năm mới xuất hiện các công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán dây gây bệnh cho người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số động vật nuôi và một số động vật hoang dã.

Năm 1925, Houdemer tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng ở thú nuôi và thú hoang Bắc Bộ cũng phát hiện thấy ấu trùng Cysticercus tenuicollis và loài sán Dipylidium caninum, đồng thời tác giả đã bổ sung thêm các loài trong đó

có loài Taenia hydatigena và Taenia pisiformis.

Năm 1967 hai nhà ký sinh trùng học người Ba Lan là Drozdz và Malczewski đã công bố các loài sán dây ở động vật nhai lại tại 8 tỉnh miền Bắc, trong đó có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ca loài Taenia hydatigena.

Theo Nguyễn Thị Lê (1996) [13], ấu trùng Cysticercus tenuicollis là

những dạng hình túi có cổ mỏng, kích thước 8 – 80 x 8 – 100 mm, chứa dịch bên trong. Thành bên trong túi có một đầu sán dây có cổ.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [6] cho biết, ấu trùng Cysticercus

tenuicollis là một bọc có kích thước to nhỏ khác nhau, có thể bằng hạt đậu, quả cam hoặc quả bưởi, trong bọc có nhiều nước. Có một đầu sán bám vào màng trong của bọc, đầu sán có 4 giác bám, có 29 – 44 móc.

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3] cho biết: căn bệnh là ấu trùng

Cysticercus tenuicollis ký sinh ở gan, màng mỡ chài, màng treo ruột, lách của lợn, dê, cừu, bò, hươu, đôi khi thấy ở ngựa, người. Kích thước ấu trùng khác nhau, có khi bằng hạt đậu, quả cam, hoặc to hơn, có hình bọc, bên ngoài là mô liên kết, bên trong chứa thể dịch trong và một đầu sán trưởng thành, lộn ra phía ngoài. Ở những vùng nuôi nhiều chó tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis ở trâu, bò, dê, lợn càng nhiều. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng tăng dần theo tuổi, điều này được các tác giả lý giải do thời gian tiếp xúc với căn bệnh tăng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 32 - 33)